Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ LỆ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC

Thời gian gần đây, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (17/02/1979 – 17/02/2019), lợi dụng sự kiện này, ngày 16/02/2019, trên trang www.danluan.org Mạnh Kim đã có bài viết “40 năm sau cuộc chiến, VN đang trở thành gì của Trung Quốc”. Trong bài viết này, Mạnh Kim đã cố tình xuyên tạc tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng nước ta khi cho rằng “Biển  Đông đang bị gặm nhấm lấn mòn. Chủ quyền biên cương đang bị đe dọa. Cả “chủ quyền” kinh tế cũng bị thao túng”. Từ đó Y đã đưa ra luận điệu mang tính chất nhảm nhí, mù quáng, công kích, phản động khi xác định “Việt Nam đang lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc”.
Có thể thấy, những lời lẽ, giọng điệu trên của Mạnh Kim thực chất là nhằm gây phức tạp tình hình, “đánh lận con đen”; hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, làm cho nhân dân dần mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kích động tâm lý chống Đảng, Nhà nước.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thực hiện sứ mệnh lịch sử lãnh đạo toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chứng minh Việt Nam không bao giờ lệ thuộc vào Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào. Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn về mọi mặt và cần có sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc,  ngày 5/6/1964, trước câu hỏi của nữ nhà báo Pháp Danielle với Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Cơ quan Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Pháp: “Có một vài ý kiến cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và nói một cách chính trị, khó có thể tránh khỏi thành một thứ vệ tinh của Trung Quốc. Ông có thể nói gì về việc này?”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời một từ chắc nịch “Không bao giờ”- Câu trả lời của Người đã thể hiện bản lĩnh, ý chí của Đảng, Nhà nước, nhân dân và dân tộc ta.
Trải qua 40 năm sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, chúng ta chưa bao giờ có sự phụ thuộc nào vào Trung Quốc. Xét dưới khía cạnh kinh tế, quan hệ giữa Việt Nam Trung Quốc, hay với các quốc gia khác đều bình đẳng, thể hiện vị thế một nước độc lập, chủ quyền, không lệ thuộc. Dưới góc độ chủ quyền biên cương, chúng ta không bao giờ nhượng bộ dù chỉ là “một tấc đất”. Theo đó, đến nay vấn đề biên giới trên bộ cơ bản đã cắm xong các cột mốc, không chỉ với Trung Quốc mà cả Lào, Campuchia. Ranh giới biên cương đã được phân chia rõ ràng. Trên Biển Đông giữa nước ta và Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề tranh chấp, đặc biệt nóng nhất từ tháng 5/2014 Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 xâm phạm vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Trước hành động trên của Trung Quốc, Đảng ta đã nhất quán chủ trương và phương châm hành động theo quan điểm “kiên quyết, kiên trì” đấu tranh để giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Từ những vấn đề trên khẳng định, Việt Nam không bao giờ lệ thuộc vào Trung Quốc. Nội dung bài viết này cho thấy, Mạnh Kim đã thể hiện mình là người thiển cận, ấu trĩ, cực đoan, không yêu nước, không vì sự phát triển và phồn vinh của đất nước. Hành động trên của Mạnh Kim là hành động của kẻ phản động, âm mưu kích động, phá hoại sự ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Do đó, chúng ta cần hết sức cảnh giác, đề cao trách nhiệm đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai trái, phản động của Y./.

Nguồn: nhanvanviet.com

Không thể lừa bịp bằng những chiêu trò cũ rích

Trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch ở ngoài nước và những phần tử phản động trong nước ra sức hô hào, kích động người dân hưởng ứng cái gọi là “Con đường đấu tranh”. Chúng dùng các thủ đoạn kích động đã cũ rích như: “Chống Tàu để bảo vệ chủ quyền biển đảo”; bảo vệ môi trường biển; xúi dục biểu tình, phản đối các Dự án Luật về Đặc khu kinh tế, Luật An ninh mạng… Những thủ đoạn trên có điểm chung nhằm lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, âm mưu chống phá chính quyền theo mô hình “cách mạng đường phố”, “Cách mạng màu”, từ biểu tình gây rối an ninh chính trị đến bạo loạn lật đổ.
Tuy nhiên, âm mưu của chúng luôn bị thất bại, có chăng chỉ lừa bịp được một số ít người nhận thức chưa đủ, chưa đúng, nghe theo sự xúi dục mà xuống đường biểu tình, chống phá. Tuyệt đại quần chúng nhân dân đều nhận thức đúng đắn và không ai đi biểu tình gây rối khi cuộc sống đang bình yên, quyền lợi và nghĩa vụ của họ được đảm bảo, mọi người được sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Sự hô hào, kích động của những kẻ cơ hội, thù địch chống lại chế độ chỉ là những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt nên mọi người đã nhận rõ âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch hòng phá vỡ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, gây mất ổn định chính trị đất nước.
Thực tế minh chứng, sự ổn định về chính trị và kinh tế phát triển của Việt Nam đã được thế giới nhìn nhận đánh giá một cách khách quan. Điển hình là sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã lựa chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 vào ngày 27 – 28/2/2019. Không phải là ngẫu nhiên mà có sự lựa chọn đó, theo CNBC nhận định “Lãnh đạo Triều Tiên nghiêng về mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam vì nhận thấy đất nước Đông Nam Á, cũng là một quốc gia có diện tích nhỏ, đã hội nhập quốc tế thành công mà vẫn duy trì được sự ổn định của hệ thống chính trị và không lệ thuộc vào sự hậu thuẫn của nước ngoài. Còn cây bút Kavi Chongkittavorn của tờ Bangkok Post, cho rằng: Sự lựa chọn đó là do “Giờ đây Việt Nam là một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất của khu vực Đông Nam Á. Đương nhiên, Trump muốn chứng minh sự tiến bộ và hiện đại hóa của Việt Nam là một mô hình mà Triều Tiên có thể bắt chước”.
Do vậy, cần nói với những kẻ tự xưng là “dân chủ”, “yêu nước” hãy gỡ bỏ mặt nạ với những chiêu trò xảo trá, bỉ ổi bởi không lừa bịp được ai bằng âm mưu thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, kích động cũ rích thì sớm hay muộn cũng sẽ bị lật tẩy. Nhân dân Việt Nam là những người rất bình dị nhưng yêu nước và sáng suốt, họ sẵn sàng hy sinh tất cả khi Tổ quốc cần và sẵn sàng loại bỏ những kẻ xúc phạm đến lòng tin của họ vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Và điều đó đã được chứng minh trên thực tế bằng cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do hạnh phúc của nhân dân./.
Nguồn: nhanvanviet.com


Bác bỏ lời xuyên tạc vô căn cứ của Trần Văn

Gần đây trên trang mạng “baotiengdan”, Trần Văn đã đăng bài: “Báo cách mạng thỏ thẻ vụ Vườn Rau Lộc Hưng”. Trần Văn cho rằng: UBND phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, cưỡng chế, thu hồi đất khu vực Vườn rau Lộc Hưng là trái pháp luật. Y cho rằng, “Trước khi cưỡng chế, hệ thống công quyền của UBND phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, không thông báo Kế hoạch cưỡng chế, không ban hành Quyết định cưỡng chế” và “Không nhà báo cách mạng nào thắc mắc tại sao không khảo sát thực tế, xác định giá trị tài sản cần phải phá bỏ mà chỉ điềm nhiên giúp hệ thống công quyền, khẳng định không bồi thường và công bố hứa hẹn sẽ xem xét hỗ trợ khi tài sản trên đất đã trở thành gạch vụn, không còn cơ sở để định đoạt mức bồi thường”. Đây thực sự chỉ là những lời xuyên tạc vô căn cứ nhằm nói xấu báo chí cách mạng Việt Nam và chủ trương của UBND phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, bởi:
Thứ nhất, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, đây là khu đất do Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý sử dụng làm đài phát thanh. Sau năm 1975, Nhà nước quản lý và giao Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm đài phát tín. Năm 1991, khu đất này được giao cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Ngày 25/4/2008, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành quyết định thu hồi khu đất giao UBND quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và quận Tân Bình. UBND Thành phố và quận Tân Bình quyết định điều chỉnh quy hoạch khu đất với chức năng giáo dục, công viên cây xanh và công trình công cộng.
Cụ thể, xây dựng Trường mầm non Sơn Ca (diện tích 6.300m2, quy mô 20 phòng học, 1 trệt, 3 lầu, 700 học sinh); Trường tiểu học Hùng Vương (diện tích 9.400m2, quy mô 30 phòng học, hơn 1.000 học sinh); Trường Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi (12.200m2, 45 phòng học, trên 2.000 học sinh). Ngoài ra, còn dự án xây dựng hạ tầng giao thông khu vực cụm trường học đạt chuẩn quốc gia (đường và công viên cây xanh), tổng mức đầu tư 117,096 tỷ đồng.
Thứ hai, tháng 4/2017, quận Tân Bình áp dụng đơn giá đất nông nghiệp 7 triệu đồng/m2 và đã mời các hộ gia đình sử dụng đất vườn rau Lộc Hưng, thống nhất mức đền bù, giải phóng mặt bằng. Kết quả, cơ bản các hộ gia đình đều nhất trí ký vào biên bản đồng ý với chủ trương dự án, khung chính sách hỗ trợ, chỉ còn một nhóm gồm 5 hộ gia đình chưa đồng thuận, cho rằng mức đền bù 7 triệu đồng/m2 là chưa thỏa đáng. Mặc dù UBND phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần gặp gỡ, giải thích, nhưng 5 hộ gia đình vẫn không chấp thuận, phản đối quyết liệt. Để đảm bảo tiến độ thi công công trình, tháng 12 năm 2017, UBND phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã thông báo kế hoạch cưỡng chế, nhưng một số người dân luôn tìm cách “vượt rào xây dựng nhà trái phép”. Họ xây dựng bất kể lúc nào. Quy định cấm xe tải hay các phương tiện chuyên chở vật liệu vào thì họ lấy xe máy chở từng bao cát, viên gạch và ngụy trang che đậy để tránh bị phát hiện. Lực lượng chức năng túc trực, ngăn cản, xử lý nhưng các hộ dân này chống đối quyết liệt. Họ tạt phân, nước tiểu, ném đá, thậm chí bắt nhốt cả cán bộ”.
Thứ ba, mọi việc đã rõ ràng, báo chí cách mạng, cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân đã đăng tải nhiều bài viết khẳng định: UBND phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã làm đúng chức trách, 120 căn nhà đã bị phá bỏ đều thuộc loại xây dựng trái pháp luật trên diện tích 4,8 ha thuộc vườn rau Lộc Hưng. Thử hỏi? báo chí cách mạng còn phải phản ánh như thế nào hả Trần Văn.
Như vậy, luận điệu của Trần Văn trong bài: “Báo chí cách mạng thỏ thẻ vụ Vườn Rau Lộc Hưng”, chỉ là sự xuyên tạc vô căn cứ, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh, vạch trần và bác bỏ./.

Nguồn: nhanvanviet.com


SỰ NGU MUỘI CỦA NHỮNG KẺ VONG NÔ

Trong mấy ngày gần đây, cả thế giới và Việt Nam hồi hộp theo dõi và trông chờ vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tất cả chờ đợi một cuộc gặp với kết quả khả quan về một thế giới an toàn và ổn định hơn. Và Việt Nam chúng ta vinh dự được lựa chọn là nơi diễn ra Hội nghị quan trọng đó. Việt Nam có quan hệ thân thiết với Triều Tiên từ lâu. Với Mỹ, sau rất nhiều cố gắng cũng đã có quan hệ tốt lên từng ngày. Chúng ta không mời, mà Tổng thống Donal Trum đề nghị.Chúng ta vinh dự được thế giới, Mỹ và Triều Tiên tin tưởng. Đây không phải lần đầu tiên. Việt Nam là nước duy nhất mà ở đây, Tổng thống Mỹ từng thoải mái đi ăn ở quán phở bình dân, Thủ tướng Pháp thả bộ bên Hồ Gươm...
Ngược lại, một số kẻ vong nô, một số con chiên hư đạo và những thành phần coi việc cào bàn phím chống phá Nhà nước là nghề kiếm cơm lại coi đây là cơ hội để kêu gọi phá hoại, lật đổ đất nước bình yên, hạnh phúc, mến khách và an toàn mà cả thế giới đã công nhận này. Chúng bày ra đủ thứ trò, từ việc nhỏ nhất là soi mói cách đeo súng của lực lượng vũ trang đến kêu gọi biểu tình, bạo động. Một số kẻ dân trí thấp còn mạnh dạn tuyên bố nếu được 1 triệu view, 100 nghìn người đăng ký theo dõi thì sẽ đến khu vực cấm bảo vệ Hội nghị xem công an có dám bắn không. Chúng thờ Mỹ, coi Tổng thống Mỹ như đấng cứu thế sẽ vì chúng mà "tiêu diệt" Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngây thơ đến mức tội nghiệp mà quên rằng cũng mới đây thôi Tổng thống Trum đã trục xuất một loạt Việt Kiều ra khỏi nước Mỹ. Tổng thống Mỹ cũng đang rất muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam để tống khứ những thứ rác rưởi, tàn dư của chế độ cũ Việt Nam cộng hòa mà Mỹ từng nuôi nấng. 
Chúng thấy rõ mình bơ vơ, lạc lõng trong thế giới này và chỉ còn cách hiện thực hóa ảo vọng qua những con chữ lay lắt trên mạng xã hội. Và ước mơ một ngày nào đó, tàu ngầm chạy trên đường nhựa phố Bolsa sẽ được hành quân trên đường phố Hà Nội.

TXV

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA THÀNH ĐỖ

Mỗi khi đất nước có sự kiện hay những vấn đề xã hội thì trên một số trang mạng như danlambao xuất hiện những bài viết xuyên tạc sự thật, làm trắng đen lẫn lộn, đánh lạc hướng dư luận, nhằm tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Không ngoài mục đích trên, mới đây, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai dự kiến tổ chức vào ngày 27 và 28/2 tại Hà Nội. Trên trang mạng Danlambao, Thành Đỗ có bài viết: “Bạn nghĩ gì, mong chờ gì về thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn tại Hà Nội – Việt Nam”. Nội dung bài viết Y đã xuyên tạc, phủ nhận vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, với mục đích cản trở, gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thành Đỗ cho rằng: “Cuộc hẹn này tại Hà Nội có lẽ chỉ thêm một lần nữa nung nấu lòng thèm khát thoát Tàu, thoát Cộng của người dân mà thôi”. Rõ ràng, đây là âm mưu xuyên tạc của Thành Đỗ nhằm chia rẽ mối quan hệ đoàn kết quốc tế và hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam. Sự thật, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là, tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán với nhiều nước trong và ngoài khu vực, ký kết nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng như: Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc…Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, chính sách “ba không” của quốc phòng Việt Nam đã khẳng định rõ: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Thành Đỗ cho rằng: “Các bên trực tiếp và gián tiếp trong cuộc gặp gỡ này họ không màng đến người Việt nghĩ gì, chờ đợi gì, không phải việc của họ, họ đến, họ gặp nhau bàn thảo, đấu tranh với nhau vì quyền lợi và họ sẽ ra đi”. Đây là luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò quan trọng của nước đăng cai hội nghị. Bởi là chủ nhà cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai, Việt Nam có trách nhiệm rất lớn vào thành công của Hội nghị. Bên cạnh đó cũng là cơ hội quý báu để Việt Nam quảng bá tới bạn bè quốc tế hình ảnh và những thành tựu phát triển đất nước; là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, du lịch, thúc đẩy thương mại và chứng tỏ môi trường đầu tư Việt Nam là tốt, mô hình phát triển Việt Nam là đúng hướng, con người Việt Nam thân thiện và đặc biệt an ninh, an toàn ở Việt Nam được bảo đảm tốt. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: đây là sự kiện quốc tế quan trọng, được thế giới đặc biệt quan tâm. Việc Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần hai tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.
Như vậy, có thể khẳng định những luận điệu trong bài viết của Thành Đỗ đã bộc lộ bản chất phản động, cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật, với mục đích kích động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác, lên án, vạch trần và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu thâm độc này của các thế lực thù địch./.

TXV

“Đảng chỉ mưu cầu lợi ích của riêng mình” - luận điệu xuyên tạc nguy hiểm

Chia tay năm Mậu Tuất, chúng ta bước vào năm Kỷ hợi với những thành tựu ấn tượng của năm 2018 và chào đón 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng, trái ngược với niềm vui của dân tộc, các thế lực thù địch lại tiếp tục tung ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng ta. Một trong những luận điệu nguy hiểm đó là: “Đảng chỉ mưu cầu lợi ích của riêng mình”(!).
Họ cho rằng, ngay từ đầu, vì quyền lợi của mình, Đảng Cộng sản đã tìm cách chiếm quyền lãnh đạo và áp đặt con đường xã hội chủ nghĩa đối với đất nước; Đảng thao túng, bao che cho cán bộ, đảng viên, các “nhóm lợi ích”, tham nhũng lộng hành, đục khoét nguồn lực đất nước, làm cho nước ta nghèo nàn, đời sống nhân dân cơ cực, v.v.
Cần khẳng định đây là sự bịa đặt trắng trợn, với ý đồ chính trị thâm hiểm, nhằm hạ thấp uy tín của Đảng. Lịch sử đã chứng minh rằng, việc dân tộc ta lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không phải là sự “áp đặt” của bất cứ đảng phái nào, mà đó là yêu cầu của thời đại; là tổng hợp của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, cả kinh tế và chính trị, cả trong nước và quốc tế và là khát vọng của nhân dân Việt Nam 89 năm về trước. Chúng ta đều biết, vào thời điểm năm 1930 và trước đó, dân tộc Việt Nam đang rên xiết dưới ách đô hộ của thực dân, đế quốc; giai cấp tư sản Việt Nam tuy đã hình thành, nhưng do nhỏ bé về kinh tế, non yếu về chính trị, lại thiếu kinh nghiệm, nên không đảm đương được vai trò lãnh đạo đối với dân tộc.
Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã nhận trọng trách của lịch sử: nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng và đặt nền móng cho con đường phát triển tất yếu của đất nước. Để làm tròn sứ mệnh, Đảng phải đương đầu với sự đàn áp khốc liệt của thực dân, đế quốc; nhiều đảng viên đã anh dũng hy sinh vì tương lai của dân tộc. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Ðảng trở thành đảng cầm quyền. Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam hoàn thành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mùa Xuân 1975, quân và dân ta đánh thắng giặc Mỹ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1986, Ðảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, tạo bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn 30 năm thực hiện đổi mới, đất nước đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho đất nước, v.v. Các sự kiện đó là những cột mốc lịch sử của sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, tạo thành sợi dây lô-gíc - lịch sử khẳng định: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của dân tộc, chứ không phải là sự áp đặt của Đảng Cộng sản. Lịch sử cũng khẳng định rằng, con đường tư bản chủ nghĩa, với đầy rẫy khuyết tật và bất công, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ ra qua trải nghiệm của mình trong quá trình tìm đường cứu nước. Lúc này, dân tộc Việt Nam đã và đang phải chịu đựng dưới chế độ thực dân - phong kiến, với vô vàn áp bức, bất công, nên nhân dân ta không thể lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa. Ðảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng Mác – Lê-nin chân chính, có bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, được trải nghiệm qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, luôn phấn đấu cho lợi ích của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, hoàn toàn có khả năng lãnh đạo nhân dân ta đi tới tương lai tươi sáng.
Là Đảng Cộng sản do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo, Đảng ta luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong, gương mẫu. Mục tiêu chiến đấu của Đảng là vì đất nước độc lập, dân tộc tự do, nhân dân hạnh phúc. Lợi ích của Đảng là lợi ích của dân, của nước, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “…trước sau như một, ngoài lợi ích của nhân dân Đảng không có lợi ích nào khác”1. Người nhấn mạnh: “Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân”2. Bởi vậy, ngay sau khi đất nước thống nhất, Đảng tập trung lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, khắc phục hậu quả 30 năm chiến tranh, phá thế bao vây, cấm vận của kẻ thù, từng bước xây dựng cơ sở vật chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển văn hóa - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.
Nhận thức rõ lối tư duy cũ và những khuyết tật của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp là lực cản dân tộc đi tới hạnh phúc, ấm no, tại Đại hội VI (12-1986), Đảng ta đã xác định đường lối đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với những mục tiêu, mô hình, phương pháp đúng đắn, phù hợp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của nhân dân ta hơn ba thập kỷ qua đã giành được những thành tựu to lớn và toàn diện. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ, GDP năm 1985 chỉ là 14 tỉ USD, thì đến 2018 là 244 tỉ USD; đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 tính theo sức mua tương đương quốc tế. Với việc giảm mạnh tỷ lệ nghèo từ trên 60% (năm 1986) xuống còn khoảng 6% (cuối năm 2018), chúng ta đã chuyển từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người từ 230 USD (năm 1985) tăng lên 2.540 USD (năm 2018). Đặc biệt, năm 2018, kinh tế nước ta có bước phát triển ấn tượng, với tăng trưởng GDP đạt 7,08%, mô hình tăng trưởng có sự chuyển dịch tiến bộ. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường hội nhập quốc tế, coi trọng thu hút đầu tư, trên khắp cả nước, nhiều thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, đường giao thông, khu du lịch giải trí,… được đầu tư xây dựng, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, cả trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư cũng như diện mạo đất nước. Đồng thời, Đảng còn có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực để nâng cao đời sống của nhân dân, như: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; Chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, và gần đây là Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương,… đã làm cho thu nhập của mọi tầng lớp nhân dân tăng lên không ngừng, bộ mặt các khu dân cư, từ thành thị đến nông thôn thay đổi mạnh mẽ. Kết quả đó cùng với các thành tựu đạt được trong xóa đói giảm nghèo, y tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh đã tạo nên hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, ngày một giàu mạnh, dân chủ và nhân văn.
Những kẻ chống phá luôn cáo buộc Đảng ta độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ. Thế nhưng, thực tiễn chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị - xã hội không chỉ là cơ sở để nâng cao đời sống của nhân dân, mà còn là tiền đề để Đảng và Nhà nước thực hành và phát huy dân chủTrong lĩnh vực kinh tế, Đảng chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành Hiến pháp và nhiều đạo luật, tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của nền kinh tế và cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Phá sản, v.v. Theo đó, mọi người dân có quyền tự do kinh doanh, quyền làm chủ trong lao động sản xuất, quyền sở hữu tài sản; trực tiếp tham gia các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và giám sát các hoạt động kinh tế của bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, v.v.
Cùng với đó, dân chủ trong chính trị, trước hết là dân chủ trong Đảng có bước tiến nổi bật. Đảng ta đã và đang tiến hành đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; thực hiện bầu cử có số dư, ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng. Sự tham gia của các tổ chức đảng và đảng viên vào hoạch định, triển khai đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ngày càng có hiệu quả. Sinh hoạt dân chủ trong nội bộ Đảng có bước tiến rõ rệt. Đặc biệt, việc lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và việc Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) giới thiệu Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 năm, là một bước mới về dân chủ trong Đảng, có tác động tích cực đến việc phát huy dân chủ trong toàn xã hội. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, dân chủ thể hiện rõ nhất ở việc Nhà nước bảo đảm các quyền con người, như: quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do sáng tạo; quyền đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, v.v. Để tạo hành lang pháp lý cho phát huy dân chủ trong lĩnh vực này, Nhà nước đã ban hành các luật, như: Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bảo hiểm xã hội, Pháp lệnh Ưu đãi người có công, v.v. Nhờ đó, đã phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong sinh hoạt văn hóa - tinh thần, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho họ được hưởng thụ những thành quả của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ý thức rất rõ nguy cơ tha hóa quyền lực, nhất là tình trạng cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền để tham nhũng, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân - căn bệnh mà Bác Hồ từng cảnh báo đó là thứ “giặc nội xâm”. Bởi vậy, ngay sau khi giành chính quyền cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xử lý nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm. Hiện nay, trước tình trạng một số cán bộ, đảng viên tham nhũng, móc ngoặc, “cánh hẩu” với nhau, tạo thành “lợi ích nhóm” để chiếm đoạt nguồn lực của đất nước và của nhân dân, Đảng đã có nhiều chủ trương, biện pháp xử lý kiên quyết, hiệu quả. Với phương châm, bất cứ ai, ở cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật, tham nhũng đều phải xử lý nghiêm; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ năm 2014 - 2018, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức đảng và 58.120 đảng viên, trong đó có gần 2.720 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Các cơ quan chức năng đã khởi tố 971 vụ án với 2.010 bị can; truy tố 1.060 vụ án với 2.444 bị can; xét xử sơ thẩm 968 vụ với 2.297 bị cáo về tội tham nhũng. Riêng các vụ án, vụ việc tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ với 440 bị cáo với các mức án nghiêm khắc; trong đó, có 11 án tử hình cho 10 bị cáo, 20 án chung thân cho 19 bị cáo, 7 bị cáo với mức án tù 30 năm3, v.v.
Thử hỏi, với kết quả đó, có phải Đảng “chỉ mưu cầu lợi ích cho chính mình” như ai đó đã hồ đồ phán xét! Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm của quá trình phát triển, Đảng đã hoạch định đường lối, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, hướng mọi hoạt động nhằm nâng cao vị thế của đất nước và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Bởi vậy, Đảng luôn được quảng đại quần chúng nhân dân tin yêu, coi đó là đảng của mình. Đồng thời, đó cũng là minh chứng bác bỏ mọi luận điệu bịa đặt, xuyên tạc nhằm hạ thấp vai trò của Đảng trong đời sống xã hội.
Nguồn: tapchiqptd.vn_____________
1 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 13, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 221.
2 - Sđd, Tập 12, tr. 402.

3 - Báo Nhân dân, ngày 26-6-2018.

“Can thiệp nhân đạo” – dạng thức can thiệp mới của Mỹ và phương Tây

Những năm qua, thế giới chứng kiến Mỹ và đồng minh núp bóng chiêu bài “can thiệp nhân đạo” để can thiệp thô bạo vào các quốc gia có chủ quyền, nhằm thực hiện cái gọi là bảo vệ “dân chủ, nhân quyền”, “an ninh thế giới”. Đây là chiêu bài hết sức nguy hiểm, cần nhận thức đúng và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.
Quan điểm của cộng đồng quốc tế về “can thiệp nhân đạo”
Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII ở châu Âu, khái niệm “can thiệp nhân đạo” ra đời dưới dạng học thuyết, được gắn với luật tự nhiên và chủ nghĩa tự do, với những nội dung gây ra nhiều tranh cãi giữa các trường phái lý luận khác nhau. Theo quan điểm của H. Grotius1 (đại diện tiêu biểu cho các nhà lý luận tự do kinh điển châu Âu được đa số học giả ủng hộ), các quan hệ nảy sinh trong đời sống quốc tế cần được điều chỉnh trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia. Ông đã đưa ra thuật ngữ “chiến tranh chính nghĩa” và nhấn mạnh rằng chiến tranh chỉ có thể được phép nếu có lý do chính nghĩa, rõ ràng. Quan điểm của Grotius về “can thiệp nhân đạo” đã được sự ủng hộ của đa số luật gia phương Tây hiện đại và các chính khách Mỹ. Đến thế kỷ XX, học thuyết “Can thiệp nhân đạo” dần mất cơ sở thực tế trong quan hệ giữa các nước và cũng không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Theo quan điểm của các luật gia quốc tế và cố Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, “can thiệp nhân đạo” là quyền của cộng đồng quốc tế tiến hành hành động can thiệp vào một quốc gia, mà không có sự chấp thuận của quốc gia đó và của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền hàng loạt tại đó và được thực hiện dưới hình thức vũ lực hoặc không vũ lực.
 Trên thực tế, dẫu dưới bất kể hình thức nào, đặc biệt là bằng vũ lực, thì “can thiệp nhân đạo” đều vi phạm hai nguyên tắc pháp lý cơ bản của luật pháp quốc tế: quyền tự vệ của quốc gia can thiệp và quyền độc lập của quốc gia là đối tượng của hành vi can thiệp. Hiến chương Liên hợp quốc, tại Khoản 4, Điều 2 đã ghi rõ: “Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc”2. Tại khóa họp lần thứ 20 (năm 1965) của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố về việc cấm một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác với bất cứ lý do gì. Trong đó, điều khoản đầu tiên khẳng định: “Không một quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các hành vi can thiệp vũ trang và tất cả các hành vi can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án”. Như vậy, “can thiệp nhân đạo” không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Dù vậy, những năm qua, đặc biệt là từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới vẫn chứng kiến sự tồn tại của cái gọi là “can thiệp nhân đạo” và Liên hợp quốc cũng chưa có cơ chế để giám sát, hạn chế hành vi này. Vì vậy, “can thiệp nhân đạo” đã bị Mỹ và đồng minh lợi dụng để phục vụ ý đồ riêng của họ. 
“Can thiệp nhân đạo” trong chính sách đối ngoại của Mỹ và các nước phương Tây
Mặc dù luật pháp quốc tế đặt ra nguyên tắc không can thiệp vào chủ quyền quốc gia, nhưng theo Điều 39, Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cưỡng chế đối với quốc gia có hành động đe dọa hòa bình; phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược. Tuy nhiên, bản chất của sự can thiệp có tính chất tập thể và có điều kiện, chứ không phải là sự can thiệp tùy tiện của một hoặc một nhóm quốc gia, không bao hàm yếu tố nhân quyền. Tuy nhiên, với lập luận “nhằm giải quyết mối nguy cơ diệt chủng”, “lợi ích quốc gia bị đe dọa”, “bảo vệ vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thế giới tự do3, họ tự biến mình thành “sen đầm quốc tế”, lôi kéo các đồng minh sử dụng “can thiệp nhân đạo” để can thiệp thô bạo vào các quốc gia có chủ quyền, điển hình là tại Nam Tư. Theo đó, với chiêu bài bảo vệ “người Anbani bị người Serbia thanh lọc sắc tộc ở Kosovo”, năm 1999, Mỹ và NATO đã mở cuộc chiến tranh với quy mô lớn vào quốc gia này. Khi bị cộng đồng quốc tế lên án, Mỹ lập luận rằng, “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, cho nên, việc vi phạm chủ quyền quốc gia của ai đó với mục đích nhân đạo hoặc “ngăn chặn tệ nạn diệt chủng” là có thể biện minh được. Sau cuộc chiến tranh này, “can thiệp nhân đạo” được chính thức đưa vào nội dung chiến lược mới của NATO và được thông qua tại dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức này. Năm 2001, sau sự kiện ngày 11-9, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh “toàn cầu chống khủng bố”, nhằm vào Apganistan, một quốc gia bị Mỹ và NATO cho là nơi chứa chấp những tên khủng bố đã gây ra sự kiện 11-9. 
Tuy nhiên, “bàn tay không che được bầu trời”, mưu đồ của Mỹ đã bị dư luận quốc tế chỉ rõ. Nhìn vào bản đồ thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy các quốc gia bị Mỹ áp dụng học thuyết “can thiệp nhân đạo” đều nằm trong khu vực có vị trí quan trọng về địa chính trị, kinh tế và quân sự. Nổi bật, như: Afganistan là bàn đạp để chi phối toàn bộ vùng Trung Á; Serbia là trọng tâm trong vành đai “động đất địa - chính trị” kéo từ Balkan qua Kavkaz đến Pakistan, Ấn Độ, v.v. Để biện minh cho hoạt động can thiệp, Mỹ và đồng minh cho rằng, trong trường hợp một quốc gia bị rơi vào nội chiến hoặc khi chính quyền sở tại áp bức người dân của chính nước họ thì các quốc gia khác không thể coi các nguyên tắc cơ bản của pháp lý quốc tế về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp là bất khả xâm phạm. Với việc pháp điển hóa nhân quyền trong luật quốc tế, Mỹ đã đẩy khái niệm chủ quyền quốc gia xuống hàng thứ yếu. Theo họ, cần thiết phải giới hạn, thậm chí xâm phạm chủ quyền để đảm bảo nhân quyền.
Sự phát triển mới về “can thiệp nhân đạo”
Tháng 7-2009, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra cuộc thảo luận toàn thể về Báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc dưới nhan đề: “Thực hiện trách nhiệm bảo vệ”, nhằm nỗ lực thể chế hóa khái niệm “can thiệp nhân đạo” trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Tuy nhiên, những nỗ lực đó không được sự hưởng ứng của đa số các quốc gia thành viên, nhất là các nước đang phát triển. Các nước này cho rằng, khái niệm “can thiệp nhân đạo” không có cơ sở trong luật pháp quốc tế hiện đại và việc áp dụng nó sẽ xâm phạm chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho các nước lớn áp đặt các tiêu chuẩn và giá trị của họ đối với các nước yếu hơn. Đối thoại với Đại hội đồng Liên hợp quốc về Báo cáo “Thực hiện trách nhiệm bảo vệ”, cựu Ngoại trưởng Australia Gareth Evans, một trong những người khởi xướng khái niệm này, khẳng định “can thiệp nhân đạo” đã bị chôn vùi, “trách nhiệm bảo vệ” là khái niệm hoàn toàn mới, được phát triển trên cơ sở quan điểm “can thiệp nhân đạo” và có chung mục tiêu là nhằm ứng phó với những vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo và nhân quyền quốc tế. Theo đó, “trách nhiệm bảo vệ” được xác định là hành động tập thể thông qua Liên hợp quốc, với phạm vi, điều kiện tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế. Nhưng, dù được che đậy dưới bất kỳ tên gọi nào, thì bản chất của sự can thiệp vào chủ quyền, độc lập của một quốc gia khác vì mục đích chính trị trong “can thiệp nhân đạo” là không hề thay đổi. Như thế, nó không thể biện minh cho việc phớt lờ luật pháp quốc tế, những hành động mà động cơ chính là nhằm áp đặt một trật tự thế giới có lợi cho Mỹ và phương Tây, chứ không phải là để bảo vệ nhân quyền, an ninh và hòa bình trên thế giới.
Quan điểm của Việt Nam
Là đất nước yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn khẳng định chính sách nhất quán muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, thành viên có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, hợp tác cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nhà nước Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở; chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhà nước Việt Nam kiên quyết lên án bất kỳ quốc gia, dân tộc nào can thiệp vào chủ quyền, công việc nội bộ của quốc gia khác dưới bất kỳ hình thức nào. 
Một số giải pháp phòng ngừa
Trong những năm tới, Mỹ và các nước phương Tây sẽ tiếp tục lợi dụng “can thiệp nhân đạo” để can thiệp vào chủ quyền, độc lập của quốc gia khác, nhằm áp đặt một trật tự thế giới theo ý đồ của họ, trong đó có Việt Nam. Vì thế, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với dạng thức “can thiệp nhân đạo”, cần thực hiện tốt các nội dung trọng tâm sau: 
Một là, tiếp tục chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tại các địa bàn trọng yếu dễ xảy ra biểu tình hoặc tồn tại các vụ việc khiếu kiện phức tạp, vượt cấp kéo dài chậm được giải quyết. Bởi, đây là vấn đề dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng với những hình thức, biện pháp khác nhau để chống phá nước ta. Do đó, cần kịp thời phát hiện, phối hợp giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, khiếu kiện, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, lây lan, vượt cấp. Đồng thời, nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, bức xúc trong nhân dân để tham mưu, đề xuất với các cơ quan chức năng giải quyết triệt để, thỏa đáng vấn đề đặt ra trên cơ sở pháp luật.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu về đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng tạo cớ để can thiệp.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo,… kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của người dân trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Cùng với đó, cần tiếp tục hoàn thành tốt vai trò là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết; đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các quốc gia trên cơ sở cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
Nguồn: www.tapchiqptd.vn__________ 
1 - H. Grotius (1583-1645): Nhà triết học Hà Lan thế kỷ XVI - XVII.
2 - Hiến chương Liên hợp quốc, được ký kết ngày 26-6-1945 bởi 50 nước thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24-10-1945; Nguồn WikiSource.

3 - Theo: “The Bush years: W’.s world”, New york times Magazine, 14-01-2001.

Thành tựu nhân quyền của Việt Nam là to lớn, vững chắc - không ai có thể phủ nhận được

Ngày 22-1-2019, tại trụ sở Liên hợp Quốc (Geneva, Thụy Sĩ), Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu đã tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc. Cùng đi và tham dự phiên đối thoại có các cơ quan: Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Tại buổi đối thoại này, có 122 đại diện các quốc gia tham gia. Trước đó, đầu tháng 12 năm 2018, Việt Nam đã chính thức nộp Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Báo cáo phổ quát là cơ chế rà soát định kỳ (còn được gọi là Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR), do Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc quy định từ năm 2008. Đây là cơ chế rà soát định kỳ, 4-5 năm một lần về tình hình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại tất cả các nước thành viên Liên hợp Quốc trên tinh thần bình đẳng, đối thoại xây dựng. Việt Nam đã tham gia các chu kỳ UPR và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các khuyến nghị từ các buổi báo cáo trước đó. Báo cáo phổ quát định kỳ lần này của Việt Nam là lần thứ Ba (lần thứ Nhất, 2009; lần thứ Hai, 2014) thể hiện rõ quan điểm về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Trong Báo cáo lần thứ Ba, trước hết, Việt Nam làm rõ việc thực hiện các khuyến nghị, từ báo cáo lần thứ Hai. Tính đến tháng 10-2018, Việt Nam đã thực hiện được 175 trong số 182 khuyến nghị (chiếm 96,2%); 7 khuyến nghị còn lại đang được xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp.
Báo cáo UPR của Việt Nam lần này đã trình bày khá đầy đủ về thành tựu của Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người. Khác với Báo cáo lần thứ 2, những nội dung của Báo cáo được đặt trong bối cảnh cuộc Cách mạng khoa học Công nghệ lần thứ Tư - Cuộc cách mạng dựa trên internet, mạng điện tử nói chung, mạng xã hội nói riêng; đồng thời, Báo cáo cũng được xây dựng dựa trên quan điểm Đại hội Đảng XII của Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp 2013 cùng nhiều bộ luật liên quan đến quyền con người.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng ta xác định: “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết…; Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân…”. Kế thừa thành tựu đã đạt được trong nhiều năm qua, thực hiện quan điểm của Đại hội XII, Nhà nước ta đã đạt được những thành quả to lớn về quyền con người.
Trên lĩnh vực bảo đảm quyền dân sự, chính trị, trước hết, đó là những thành tựu về xây dựng pháp luật. Tính đến cuối năm 2018, Quốc hội ta đã sửa đổi và ban hành mới hơn 90 văn bản luật, trong đó có những bộ luật như: Luật Báo chí, 2016 (có hiệu lực từ 01-01-2017); Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, 2016 (có hiệu lực từ 01-01-2018); Luật Tiếp cận thông tin, 2016 (có hiệu lực từ 01-7-2018); Nghị định 72/2013 về “Quản lý sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng” (có hiệu lực từ 01-9-2013); Luật An ninh mạng, 2018 (có hiệu lực từ 01-01-2019), v.v. Tất cả những bộ luật và Nghị định nói trên đều tuân thủ nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đúng Hiến pháp 2013. Trong đó, có 2 nguyên tắc cơ bản sau: (1) “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, … (Điều 3); (2) “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”( Điều 4).
Đáng chú ý, trong nội dung sửa đổi và trong những bộ luật mới đã thể hiện những nhận thức, quan điểm mới của Nhà nước ta trên lĩnh vực quyền con người. Chẳng hạn, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) không chỉ đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các hoạt động thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo, mà còn bảo đảm quyền cho tất cả người có đạo - cho dù họ là công dân Việt Nam hay người nước ngoài, cho dù họ là người tự do hay đang thi hành án. Mục 5 (Điều 5) quy định: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, … bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”. Điều 8, quy định: “ Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, v. v. Hiện nay, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta diễn ra bình thường, nếu không nói là sôi động.
Nghị định của Chính phủ về “Quản lý, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, xác định chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nhân dân ở các vùng khó khăn có thể sử dụng dịch vụ này. Điều 4 quy định: “Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế,…; Phát triển hạ tầng Internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập internet công cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổ cập dịch vụ internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”
Trong bối cảnh internet, mạng điện tử phát triển mạnh mẽ, bảo vệ chủ quyền Quốc gia trên không gian mạng là một nhiệm vụ quan trọng, tất yếu. Tuy nhiên, Luật An ninh mạng vẫn xác định nguyên tắc pháp quyền của Nhà nước ta, đồng thời tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Đó là những nguyên tắc sau: “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; …; Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với … bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng” (Điều 4).
Đối với các trang mạng đang hoạt động tại Việt Nam, Luật An ninh mạng quy định: “Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ; Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam” (Điều 26). Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng theo Luật An ninh mạng này dựa trên thông lệ quốc tế và không cản trở hoạt động của các doanh nghiệp mạng đang triển khai dịch vụ ở Việt Nam, trong đó có tập đoàn Google, Facebook.
Cho đến nay, Nhà nước ta đã ký kết, gia nhập hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người. Đó là “Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc” (1981); “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (1981); “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”, (1982); “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị” (1982); “Công ước về quyền trẻ em” (1990); “Công ước chống tra tấn (CAT) và “Công ước về quyền của người khuyết tật” (2014), v.v. Những công ước nói trên đều đã được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia đối thoại về quyền con người với nhiều quốc gia, như: Mỹ, Australia, Thụy Sỹ và EU. Những cuộc đối thoại này nhằm trao đổi quan điểm và học hỏi lẫn nhau để nâng cao hơn sự hưởng thụ quyền của người dân ở mỗi quốc gia.
Quyền làm chủ của người dân Việt Nam được thể hiện rõ ở quyền bầu cử và ứng cử. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) đã cho thấy điều này. Theo số liệu thống kê được công bố chính thức, cả nước có 67.485.482 cử tri, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu Đại biểu trúng cử thể hiện quyền lựa chọn đại biểu của nhân dân, kết quả cụ thể như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); Đại biểu nữ: 133 người (đạt 26,80%); Đại biểu là người ngoài Đảng: 21 người (đạt 4,20%); Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 71 người (đạt 14,30%). Mặc dù cơ cấu này chưa đạt yêu cầu của Hội đồng bầu cử đề ra, nhưng so với các cuộc bầu cử trước đây đã có những tiến bộ nhất định.
Quyền tham gia quản lý Nhà nước của người dân được thể hiện ở tiếng nói của những đại biểu đại diện của mình tại Quốc hội. Những ai theo dõi thông tin trên mạng đều thấy rõ, các kỳ họp Quốc hội trong những nhiệm kỳ gần đây đều được truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi; những phiên họp chất vấn được nhân dân đặc biệt quan tâm; những vấn đề nóng như về sách giáo khoa, về các chốt thu phí BOT,... đã được nêu ra và trao đổi thẳng tại hội trường giữa đại biểu với các lãnh đạo bộ liên quan.
Về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do sử dụng internet, mạng xã hội của người dân đã được bảo đảm không chỉ về tư tưởng, chính trị, mà cả về cơ sở kỹ thuật (do Nhà nước đầu tư). Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của khoa học, công nghệ, đặc biệt là internet, mạng điện tử nói chung, mạng xã hội nói riêng, nên việc kết nối dịch vụ này được tiến hành khá sớm. Năm 1997, Việt Nam kết nối với xa lộ thông tin của thế giới, đặt nền móng cho internet Việt Nam. Từ đây, người Việt Nam đã có thể tiếp cận với các nguồn thông tin dựa trên internet, mạng xã hội.
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu về internet - WAS (We Are Social - một công ty có trụ sở ở Anh), Việt Nam hiện nay với dân số xấp xỉ 93.6 triệu người, tính đến tháng 01-2017 có tới 50.050 triệu người dùng internet, chiếm 53% dân số, và có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số. Với tỷ lệ này, Việt Nam là một trong những nước đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á về sử dụng internet, mạng xã hội.
Nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Nhà nước ta đã thành lập Ủy ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Chính phủ điện tử”; Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến để cán bộ, cơ quan, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, nâng cao hiệu quả tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Trên lĩnh vực bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, kết quả nổi bật trong năm 2018 là, tăng trưởng GDP đạt 6,98%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%); bình quân tăng trưởng 3 năm 2016 - 2018 tăng 6,57% (chỉ tiêu kế hoạch  5 năm là 6,5 - 7%); dự trữ ngoại hối nhà nước đạt trên 60 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng (đầu năm 2018) đạt trên 352 tỷ USD, cả năm ước đạt 475 tỷ USD, tăng 11,7%; trong đó, xuất khẩu 238 tỷ USD, tăng 11,2% (mục tiêu 7 - 8%). Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Thực hiện chủ trương giảm phiền hà cho người dân, các cơ quan chức năng đã cắt giảm (ước tính) 50% thủ tục hành chính; trong đó, cắt giảm, đơn giản hóa 61% thủ tục, điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Cả năm có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, theo Nghị quyết của Quốc hội, Nhà nước đã huy động nguồn lực xã hội vào các hoạt động giảm nghèo, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp điều kiện khó khăn. Theo đó, tốc độ giảm nghèo năm 2018 khá nhanh so với thời kỳ trước; tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2018 còn 5,2 - 5,7%, giảm 1 - 1,5% (riêng các huyện nghèo giảm trên 4%); tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cả nước ước đạt 86,9%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%). Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, trong đó thu nhập của hộ nghèo tăng từ 15 đến 20%; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,88% năm 2015 xuống 7,69% năm 2017. 38% số người dân tộc ít người dịch chuyển lên nhóm có điều kiện kinh tế cao hơn (mức chung cả nước là 28%). Có thể nói hiếm có một quốc gia nào lại có nhiều chính sách xã hội như Nhà nước ta. Chẳng hạn như sự hỗ trợ về tài chính cho người nghèo, hộ nghèo thông qua “Ngân hàng chính sách xã hội”; hoặc chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo ở nông thôn (theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg)… 
Trên lĩnh vực giáo dục, cho đến nay đã có 63 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học. Bình đẳng giới là một trong những chỉ số về quyền con người quan trọng. Cho đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016 – 2021), tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội đạt 26,71%, cao hơn mức trung bình thế giới là 22,3%; phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh đạt hơn 27,8%. Trên lĩnh vực văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới về công nhận các danh hiệu văn hóa. Cho đến năm 2018, Việt Nam có thêm 11 di tích và 29 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xếp hạng.
Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế về quyền con người, Nhà nước ta đã thể hiện nhất quán là một thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng Quốc tế, trong đó có Hội đồng nhân quyền. Việt Nam từng được bầu là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (Nhiệm kỳ 2014-2016).  
Đáng tiếc trong thời gian qua, trên internet, mạng xã hội đã có những tiếng nói không công bằng và nhận thức sai lầm về quyền con người ở Việt Nam. Chẳng hạn, họ cho rằng những blogger lợi dụng internet, mạng xã hội, tán phát thông tin xuyên tạc, chính sách, pháp luật Việt Nam, hoặc họ cho rằng bị các cơ quan chức năng xử lý, bắt, đưa ra xét xử tại tòa là “vi phạm quyền con người”. Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người là một lĩnh vực pháp luật, trong đó quyền bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ và phải chịu những hạn chế nhất định. Trong tính hiện thực của nó, quyền con người là một quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia; việc bảo đảm quyền con người phải gắn liền với bảo đảm quyền của cộng đồng, của xã hội và của Nhà nước.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1982) quy định: "Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá…” (Điều 1). Quy định này có nghĩa, các Nhà nước có quyền đưa ra các quy định pháp luật dựa trên truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa hoặc chế độ chính trị, trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
Quyền tự do ngôn luận, báo chí, Công ước trên quy định: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp; Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, …; Việc thực hiện những quyền này … kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt, để: “Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội” ( Điều 19).
Như vậy có thể nói, thành tựu nhân quyền Việt Nam là to lớn, vững chắc, dựa trên chế độ xã hội ưu việt, thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cùng với một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn thiện, không có ai, không lực lượng chính trị, trong và ngoài nước có thể phủ nhận được.

Nguồn: www.tapchiqptd.vn

Thanh niên Quân đội với việc phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch

Phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, thanh niên Quân đội vừa là đối tượng chịu tác động, vừa là lực lượng xung kích đi đầu trong hoạt động này.
Nhóm chống phá về tư tưởng chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch luôn “đầu tư” mạnh cho hoạt động tuyên truyền, cổ súy những nhận thức, quan điểm trái ngược với lập trường, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Chúng đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm đối lập với nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên tạc tình hình mọi mặt của đất nước (nhất là vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền) nhằm gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, chán nản, dẫn đến mất phương hướng chính trị, giảm sút lòng tin vào Đảng, vào chế độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo nguy cơ “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, chúng triệt để lợi dụng không gian mạng, “tấn công” mạnh hơn, nhanh hơn, sâu hơn tới mọi tầng lớp nhân dân; trong đó, mục tiêu chiến lược của chúng hướng vào chuyển hóa tư tưởng của thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai, đó là thanh niên. Hiểu rõ đặc điểm của thanh niên là nhanh nhạy trong tiếp cận công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật, luôn thích khám phá cái mới, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, song kiến thức, trình độ nhận thức và trải nghiệm thực tiễn, vốn sống còn ít, các thế lực thù địch đã triệt để khai thác yếu tố này, đưa nhiều nội dung thật - giả lẫn lộn trên không gian mạng, làm nhiễu loạn thông tin, khiến thanh niên khó phân biệt được đúng sai, phải trái. Điều đó đã tác động không nhỏ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của thanh niên nói chung, thanh niên Quân đội nói riêng.
Thanh niên Quân đội là lực lượng đông đảo, hoạt động trong lĩnh vực đặc thù và là bộ phận quan trọng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Thông qua truyền bá quan điểm sai trái, các thế lực thù địch hòng làm giảm sút ý chí quyết tâm, bản lĩnh chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và ý thức tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của thanh niên Quân đội. Đó là một trong những cách thức để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội.
Nhận thức rõ những tác động đó, thời gian qua, quán triệt và thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và tổ chức Đoàn các cấp trong toàn quân luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, nâng cao sức đề kháng và nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong tham gia đấu tranh với luận điệu sai trái, thù địch. Cán bộ, sĩ quan trẻ, đoàn viên thanh niên đã phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tích cực, chủ động viết hàng nghìn tin, bài, bình luận, chia sẻ thông tin và sử dụng các hình thức, biện pháp khác để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, góp phần định hướng dư luận, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội.
Trong giai đoạn tới, việc “tung ra” các luận điệu sai trái, xuyên tạc sẽ vẫn là phương thức chủ yếu được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị sử dụng nhằm chống phá nước ta với mức độ tinh vi hơn, phức tạp hơn và ngày càng quyết liệt hơn. Vì vậy, nâng cao khả năng tự miễn dịch; đồng thời, phát huy vai trò nòng cốt trong đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch của thanh niên Quân đội vừa là yêu cầu khách quan, vừa là yếu tố căn cốt để tôi luyện bản lĩnh, phẩm chất, năng lực của thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Để đạt được điều đó, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một làbảo đảm cho thanh niên đủ sức “miễn dịch” và có môi trường thuận lợi để đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch. Đây là yếu tố nền tảng để thanh niên Quân đội có thể đứng vững và phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch. Theo đó, các cơ quan, đơn vị, nhất là các học viện, nhà trường Quân đội cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, v.v. Cấp ủy, chỉ huy và tổ chức Đoàn các cấp cần chú trọng kết hợp giữa bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị với trách nhiệm và năng lực, trình độ, kỹ năng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận cho thanh niên, thường xuyên giáo dục, quán triệt để thanh niên nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; phân biệt được những trang thông tin xấu độc trên mạng. Qua đó, củng cố, nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; giá trị truyền thống dân tộc, truyền thống Quân đội, lý tưởng chiến đấu cho thanh niên. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên Quân đội đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tập hợp thanh niên, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đấu tranh nghiêm túc, chặt chẽ, theo phương châm: thanh niên ở đâu thì tổ chức Đoàn phải ở đó, luôn đồng hành, tương tác và là chỗ dựa vững chắc cho thanh niên. Các cơ quan, đơn vị cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, đầu tư phương tiện kỹ thuật cho hoạt động đấu tranh; duy trì chặt chẽ, nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền (thông báo chính trị - thời sự; đọc báo, nghe đài, xem thời sự, v.v.). Cùng với đó, cần có cơ chế cung cấp, sử dụng thông tin đảm bảo nhanh, nhạy, kịp thời, nhất là trước các vấn đề nhạy cảm, sự kiện nóng để thanh niên hiểu, nhận thức đúng bản chất sự việc, không mơ hồ, dao động, làm cơ sở vững chắc để đấu tranh, phản bác hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch.
Hai làphát huy vai trò xung kích, đi đầu của thanh niên Quân đội trong đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch. Thanh niên Quân đội là đối tượng “ưu tiên” của các thế lực thù địch nhằm chuyển hóa tư tưởng, nhận thức và hành động. Vì vậy, họ phải là lực lượng xung kích, đi đầu trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa những thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, nhất là sự chống phá trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Để làm được điều này, thanh niên Quân đội cần phát huy sự nhanh nhạy, nhiệt huyết, sức trẻ và khả năng nắm bắt công nghệ, kết nối rộng; tích cực, chủ động nhận diện và thực hiện các biện pháp đấu tranh, tạo thành làn sóng mạnh mẽ, lấn át và nhấn chìm những thông tin xuyên tạc, kích động, không cho chúng lan truyền và tiếp cận tới nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, cần đặc biệt quan tâm đấu tranh, loại bỏ ngay từ đầu những thông tin xuyên tạc các sự kiện lớn của đất nước, các hoạt động tôn giáo,... nhằm lôi kéo, kích động tụ tập đông người, gây mất trật tự, an ninh xã hội và bất ổn về chính trị của các thế lực thù địch.
Để đấu tranh có hiệu quả, cần sử dụng linh hoạt hình thức, biện pháp. Đối với quan điểm thù địch, phải đấu tranh, phê phán mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, không mơ hồ, không thỏa hiệp. Với cán bộ, đảng viên có ý kiến trái chiều, cần đấu tranh, làm rõ đúng sai, phê phán các quan điểm sai trái; không phê phán, xúc phạm, đả kích cá nhân để họ giác ngộ ra vấn đề, không “đẩy” họ về phía bên kia. Hiện nay, các quan điểm sai trái, thù địch được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội. Vì vậy, thanh niên Quân đội cần tập trung đấu tranh bằng những bài viết, bình luận có tính khoa học, chứng cứ rõ ràng, lập luận sắc bén; qua đó, chỉ rõ đúng - sai, thật - giả; tránh kiểu đấu tranh thiếu văn hóa, không có tính thuyết phục. Đồng thời, tích cực gửi thông tin phản hồi để nhà cung cấp dịch vụ mạng gỡ bỏ, ngăn chặn kịp thời, tránh phát tán rộng rãi những nội dung xuyên tạc trên mạng xã hội.
Ba làtích cực tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. “Cái xấu sẽ hoành hành nếu người tốt không lên tiếng”. Vì vậy, thanh niên Quân đội phải biết “gạn đục, khơi trong”, lên tiếng bảo vệ cho cái tốt, để cái tốt được lan tỏa. Trong lực lượng thanh niên, ở góc độ nào đó, thanh niên Quân đội sẽ có “uy tín” hơn, bởi được giáo dục, rèn luyện trong môi trường quân sự - “trường học lớn”, nên những thông tin mà thanh niên Quân đội chia sẻ sẽ có “sức nặng” hơn. Phát huy lợi thế đó, họ cần chủ động, tích cực tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những cái tốt, cái thiện, thành tựu của đất nước, truyền thống tốt đẹp của của dân tộc, Quân đội, v.v. Không chỉ đợi đến khi “có tình huống” mới “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, mà việc tuyên truyền cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, làm cho cái đẹp lan tỏa, củng cố niềm tin vững chắc cho nhân dân; để khi cái xấu xuất hiện sẽ bị cái đẹp lấn át, loại bỏ. Đó cũng là cách đấu tranh chủ động, từ sớm, từ xa với những quan điểm sai trái, thù địch. Việc tuyên truyền cần được thực hiện chủ yếu thông qua việc chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video trên internet, mạng xã hội. Thực tế cho thấy, với tác động của hiệu ứng “đám đông”, nhiều người dù chưa nắm chắc vấn đề, mới chỉ “thấy trên mạng” đã vội quy kết, chụp mũ,... và mặc dù biết sai, nhưng họ vẫn ngại bày tỏ thái độ, ngại chia sẻ thông tin, ngại tranh luận, vì... “đối phương” quá đông. Do vậy, trong giao tiếp, thanh niên Quân đội cần mạnh dạn bày tỏ thái độ, giải thích, tuyên truyền để mọi người nhận rõ cái đúng.
Bốn làthanh niên Quân đội cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội. Đây là biện pháp ngăn ngừa từ xa đối với các hoạt động lợi dụng để chống phá Quân đội của các thế lực thù địch. Mỗi thanh niên Quân đội cần nhận thức rõ: mọi hành động sai trái của mình (dù cố tình hay vô ý) đều có thể trở thành “ngòi nổ”, tạo cớ để các đối tượng xấu triệt để lợi dụng nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, làm ảnh hưởng tới bản chất, truyền thống của Quân đội, hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, gây chia rẽ và làm giảm lòng tin của nhân dân với Quân đội. Do vậy, thanh niên Quân đội cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật, nhất là kỷ luật quan hệ quân dân, kỷ luật phát ngôn, lễ tiết tác phong; luôn nêu cao cảnh giác, có ý thức phòng gian, bảo mật, không để lộ, lọt thông tin khi sử dụng internet; không chia sẻ vị trí, chụp ảnh, đăng các thông tin, hoạt động của cá nhân và đơn vị lên mạng xã hội, v.v. Cùng với đó, phải không ngừng tự học tập để trau dồi kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh chính trị; biết nhận diện, đề phòng và tránh xa những cám dỗ vật chất, văn hóa xấu độc; tăng sức đề kháng trước sự tấn công của kẻ thù, từ những mặt trái của quá trình hội nhập, quá trình tham gia mạng xã hội toàn cầu, v.v. Trong mọi trường hợp, thanh niên Quân đội phải luôn giữ vững và nêu cao phẩm chất, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, đó chính là biểu tượng và là sức mạnh to lớn để đập tan mọi âm mưu, hành động xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch là cuộc chiến hết sức khó khăn, phức tạp, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó, thanh niên Quân đội là một trong những lực lượng quan trọng. Phát huy những kết quả đã đạt được, thanh niên Quân đội cần tiếp tục xung kích, đi đầu trên mặt trận này, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích của quốc gia - dân tộc.

Nguồn: tapchiqptd.vn