Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Không thể xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam hiện nay

Ngay từ đầu năm 2019, vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” lại được những “nhà dân chủ mới” tìm mọi cách “làm nóng lên” nhằm phục vụ mưu đồ chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Điển hình là bài viết “Thành tích vi phạm nhân quyền năm 2018 của Việt Nam”, đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW). Nội dung bài viết đã xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc này.
1. Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền con người
Với mưu đồ chống phá, mở đầu bài viết “nhà dân chủ” này “lớn tiếng”: Tại Việt Nam nhân quyền là một ân huệ do nhà cầm quyền ban phát cho người dân… đảng và nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã có một định nghĩa về nhân quyền trái ngược với định nghĩa về nhân quyền phổ quát ở các nước tự do dân chủ trên thế giới. Tuy nhiên, những lời lẽ xuyên tạc ngông cuồng đó của Y không thể “che lấp” được sự thật, không thể phủ nhận được bản chất nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.
Đối với Việt Nam, nhân quyền được đặt ra xuất phát từ mục tiêu và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời bao quát rộng rãi trên các lĩnh vực. Để xác lập cơ sở cho việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, Đảng ta đã xác định những tư tưởng và đường lối về nhân quyền. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về nhân quyền được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng (Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết, Chỉ thị,…) và văn kiện của các cơ quan Nhà nước (Báo cáo của Chính phủ, Sách trắng của Bộ Ngoại giao,…).  Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hiến định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn ủng hộ việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Việt Nam cũng cho rằng, không nước nào có quyền sử dụng vấn đề nhân quyền làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, gây đối đầu, gây sức ép chính trị, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc làm điều kiện trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại,… với các nước khác. Với Việt Nam, quan điểm của Đảng, Nhà nước về nhân quyền là đúng đắn, khoa học, hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc, nội dung cơ bản và xu thế phát triển theo hướng tiến bộ của luật pháp quốc tế nói chung và trong lĩnh vực nhân quyền nói riêng.
2. Thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam năm 2018 là không thể phủ nhận.
“Dựa hơi” vào tài liệu phi lý của HRW, bằng lối suy diễn tự biện, vô căn cứ người viết đã xuyên tạc: năm 2018 là một năm tồi tệ nhất về “thành tích” vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Để “minh chứng” cho những lời lẽ của mình, HRW đã dẫn ra nhiều ví dụ điển hình như: hàng loạt các thành viên của Hội Anh em Dân chủ, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, và Phạm Văn Trội với mức án tổng cộng lên đến 66 năm tù giam, 17 năm quản chế… Không cần bàn luận thêm về những lời lẽ đặt điều trắng trợn. Bởi thực tế, Việt Nam trong vấn đề thực hiện nhân quyền thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Riêng năm năm 2018, kỷ niệm 70 năm ngày nhân quyền thế giới và cũng là năm Việt Nam xây dựng Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 3 (UPR), Bộ Lao động Thương binh và xã hội phối với các Bộ, Ngành liên quan đã tích cực xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật đảm bảo quyền con người, như: trình Chính phủ, Bộ ban hành một số Nghị định, thông tư về lao động, tiền lương, việc làm, trẻ em, bình đẳng giới… Đồng thời, Việt Nam tích cực thúc đẩy nghiên cứu, trình phê chuẩn các Công ước cơ bản số 87, 89, 105 của ILO; thành lập Tổ công tác về các Hiệp định Thương mại tự do (Tổ công tác FTA); tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế (UNICEF, Bộ Lao động Hoa Kỳ, ILO, EU) xây dựng và thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án về quyền con người về lao động, việc làm, an sinh xã hội… Bên cạnh đó, các quyền cơ bản như: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp… luôn được Hiến pháp, pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Cả nước hiện có 857 cơ quan báo chí với 1.119 ấn phẩm; hơn 50 triệu người dùng internet (chiếm 54% dân số với 58 triệu tài khoản Facebook). Từ năm 2015 đến nay có 5 cơ sở đào tạo tôn giáo được thành lập mới, mọi người được tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào… Trong năm 2018, đã có nhiều thành viên của Hội Anh em Dân chủ bị xét xử và chịu hình phạt tù bởi đã vi phạm pháp luật Việt Nam, có hành vi lật đổ chính quyền, nhà nước, tụ tập, lôi kéo gây mất an ninh trật tự, chống người thi thành công vụ… Xử phạt những kẻ đó là thích đáng, không thể “đánh đồng” với việc vi phạm nhân quyền.
Những lời lẽ xuyên tạc của bài viết trên là âm mưu, thủ đoạn muốn lợi dụng vấn đề “nhân quyền” để chống phá sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội./.

http://nhanvanviet.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét