Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ TUNG HÔ NHẢM NHÍ VỀ NHÂN SỰ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI ĐẢNG

Thời gian này, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, là mối nguy hại ảnh hưởng đến các mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thay vì chung tay phòng, chống dịch bệnh, nhiều tài khoản ở các trang mạng xã hội, một số website của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đăng tải, chia sẻ dưới nhiều hình thức những thông tin xấu độc, bịa đặt về công tác nhân sự (CTNS) đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XIII của Đảng.
Những phần tử này đã dựng chuyện về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các tỉnh, thành phố, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XIII, "bố trí, quy hoạch" cán bộ vào những chức danh lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ... Họ bịa đặt trắng trợn, tung hỏa mù, gây rối không khí và tâm trạng xã hội, kích động tâm lý tiêu cực, gây hoang mang trong dư luận, nhằm làm tổn hại đến niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ XHCN, làm suy giảm uy tín của một số cán bộ lãnh đạo cấp cao, tác động đến vai trò giám sát của quần chúng đối với CTNS đại hội đảng.
Phải khẳng định, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Việt Nam không lạ gì những chiêu trò chống phá trước thềm đại hội đảng của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Dù thủ đoạn có tinh vi, xảo quyệt tới đâu, ngụy trang kiểu gì cũng không đủ để tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Bởi mỗi người dân Việt Nam luôn mang trong mình truyền thống yêu nước, một lòng kiên trung theo Đảng, theo cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào công tác lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy các cấp.
Nhân dân tin Đảng, tin cán bộ của Đảng, bởi quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách trong chiến tranh cũng như thời bình, Đảng luôn tiếp thu nghiêm túc, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cách mạng Việt Nam, một lòng một dạ gắn bó máu thịt với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh. Nhiều cán bộ, đảng viên đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930/3-2-2020): “Thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân”.
Qua khảo sát, tìm hiểu về công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng cấp cơ sở ở các địa phương: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Dương, Điện Biên, Cao Bằng, Hậu Giang, Đồng Nai... cho thấy: Đa số người dân vững tin rằng, CTNS đại hội đảng bộ cơ sở đúng với ý chí, nguyện vọng của dân, nên rất phấn khởi, tự hào. Qua chuyến khảo sát đó, chúng tôi còn được biết thêm những hành động, việc làm tuy không lớn, nhưng hết sức ý nghĩa của quần chúng nhân dân dành cho Đảng và cán bộ của Đảng. Ở đó, nhiều nông dân dù chưa một ngày được đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng nhớ rất rõ tên, tuổi, những cống hiến của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; nhiều người còn chép lại những sự kiện lịch sử trong 90 năm Đảng lãnh đạo đất nước để làm tài liệu tuyên truyền. Như trường hợp ông Phạm Quốc Đạt, 73 tuổi, ở tổ 3, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang rất cẩn thận ghi danh sách các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương qua 12 nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và thành tựu của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới vào cuốn sổ rất dày. Ông Đạt cập nhật liên tục những kết quả nổi bật của đất nước về chính trị, kinh tế-xã hội theo từng tháng để phổ biến cho các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, đã có thời điểm, một bộ phận nhân dân bị giảm sút niềm tin với Đảng, vì rằng ở một số cấp ủy, việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo vẫn chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân xảy ra ở một số nơi. Biết được những suy tư, trăn trở của dân, lắng nghe dân, để giữ vững niềm tin của dân, Đảng ta đã kịp thời ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng Đảng, qua đó siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, xử lý nghiêm khắc các đảng viên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật theo tinh thần "không có vùng cấm". Chính vì thế, có một số cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng đã phải chịu hình phạt thích đáng. Cùng với đó, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cấp ủy đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. 
Liên quan đến các vấn đề thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội đang ráo riết rêu rao, kích động, tung hô nhảm nhí về CTNS đại hội đảng các cấp và nhân sự Đại hội XIII của Đảng, nhiều người dân ở mọi miền Tổ quốc đã phản hồi về Báo Quân đội nhân dân đề nghị quý báo cần có những bài viết vạch mặt; kiến nghị với Đảng, Nhà nước có những hình thức xử lý thích đáng những kẻ nói xấu, bôi nhọ uy tín của cán bộ lãnh đạo, cơ cấu nhân sự của Đảng một cách bịa đặt, tùy tiện, vô căn cứ. Ông Đỗ Thế Trà, 80 tuổi, ở phường Đội Cấn, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang bức xúc: “Tôi đề nghị Đảng, Nhà nước cần có những giải pháp mạnh về công nghệ thông tin để cho những trang mạng tuyên truyền nhảm nhí về nhân sự đại hội đảng dừng hoạt động”. Cựu chiến binh Đặng Văn Lệch, ở xã Tứ Xuyên (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho rằng: “Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chẳng thể làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng, vì thực tiễn đã chứng minh, dù khó khăn, gian khổ, dù các thế lực thù địch, phản động chống phá quyết liệt, Đảng ta vẫn tổ chức thành công 12 kỳ đại hội, sáng suốt lựa chọn được một bộ tham mưu chiến lược tài, trí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam”. Ông Trần Sỹ Phong, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, đề xuất: “Các cơ quan báo chí cần tuyên truyền nhiều về những tấm gương cán bộ của Đảng luôn vì dân, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, để những trang mạng phản động có thủ đoạn nham hiểm, thích nhảy vào bàn công việc của người khác tự tiêu tan”.
Với quan điểm đấu tranh kiên quyết, mềm dẻo, linh hoạt, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội đang ngày đêm bịa đặt về CTNS đại hội đảng các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Công tác đấu tranh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Cán bộ, đảng viên, đặc biệt đối với những cán bộ tạo nguồn cấp ủy, cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt phải thực hiện tốt Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của BCH Trung ương quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, để cán bộ của Đảng thực sự là tấm gương tiêu biểu về “dĩ công vi thượng”, tự miễn dịch với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, được quần chúng nhân dân tin tưởng, yêu mến.
Thời điểm này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tập trung chống lại đại dịch Covid-19 nhưng vẫn không lơ là công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Nhiều đảng bộ (chi bộ) đã tổ chức đại hội thành công, đạt kết quả tốt, các đồng chí trúng cử BCH đảng bộ (chi bộ) đạt số phiếu tín nhiệm cao, tiêu biểu về phẩm chất và năng lực. Các đảng bộ trực thuộc Trung ương đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, làm tốt CTNS cấp ủy khóa mới bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển với quyết tâm xây dựng cấp ủy có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Đặc biệt, CTNS Đại hội XIII của Đảng đã được BCH Trung ương Đảng khóa XII chuẩn bị chu đáo, công phu, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy định.
Đáp lại niềm tin, kỳ vọng của nhân dân với Đảng, tin tưởng rằng các cấp bộ đảng sẽ lựa chọn được đội ngũ cán bộ, cấp ủy “vừa hồng”, “vừa chuyên”, có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang… Những âm mưu, ý đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc về công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XIII của Đảng sẽ không thể làm lung lay được ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên bước đường phát triển, xây dựng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, xây dựng nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN.
Nguồn: https://www.qdnd.vn/

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng đó, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây dựng và hoạt động của Đảng ta. Nghiên cứu, quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề cơ bản và cấp thiết đối với công tác xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới.
Một là, tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Vấn đề mấu chốt nhất của xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng là phải không ngừng củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đó là sự trung thành và vận dụng đúng đắn di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi Đảng phải “Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào. Kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc”.
Đảng Cộng sản Việt Nam phải không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng không chỉ mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân mà đại biểu cho lợi ích của toàn dân tộc. Đảng kết hợp nhuần nhuyễn hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân với khí phách, tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra đường lối và chủ trương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; khắc phục một số mặt lạc hậu, yếu kém của công tác nghiên cứu lý luận. Tạo môi trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong nghiên cứu lý luận. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, cổ vũ, động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng. Không ngừng củng cố, tăng cường nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; khắc phục và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội.
Hai là, tăng cường giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các cấp ủy, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống. Cán bộ cấp trên phải có trách nhiệm nêu gương trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân.
Cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng và nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Các tổ chức đảng tạo điều kiện để đảng viên công tác, lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Định kỳ lấy ý kiến nhận xét của nhân dân về tư cách, đạo đức của cán bộ, đảng viên. Xử lý nghiêm mọi cán bộ, đảng viên vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, lối sống./.
Nguồn: https://nhanvanviet.com

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước

Tư tưởng chủ yếu của đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nâng cao vị thế đất nước, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ tổng kết thực tiễn hoạt động đối ngoại trong 30 năm đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở dự báo bối cảnh thế giới và hội nhập quốc tế trên thế giới đến năm 2030, Đại hội XII của Đảng quyết định đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế trong thời kỳ phát triển mới của đất nước - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tư tưởng chủ yếu của đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nâng cao vị thế đất nước, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đường lối đúng đắn là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng; do đó thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế sẽ góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Do vị trí tầm quan trọng của đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, cho nên các thế lực thù địch, đối tượng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta coi chống phá, xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế là nội dung trọng điểm trong chiến lược diễn biến hòa bình của họ. Cho nên đấu tranh phản bác các quan điểm phản động, sai trái, chống phá, xuyên tạc đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là trọng trách hàng đầu của công tác tư tưởng, để làm tròn trọng trách của mình trong cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế này.
Thứ nhất: Chủ thể công tác tư tưởng là các cấp ủy đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên, các cấp bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân cần quán triệt sâu sắc, thống nhất nhận thức về bản chất, mục tiêu, quan điểm, định hướng chủ yếu trong đường lối hội nhập quốc tế của Đảng ta.
Hội nhập quốc tế là tiến trình một quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác, chủ động hợp tác, liên kết sâu rộng với các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh…) dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tuân thủ, tham gia xây dựng các luật chơi chung, chuẩn mực chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan của bối cảnh thế giới ngày nay. Các quốc gia cũng như các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng sử dụng hội nhập quốc tế như một công cụ để tối ưu hóa lợi ích của mình. Chính vì thế, về bản chất của hội nhập không chỉ là quá trình hợp tác và đấu tranh mà còn là một quá trình đánh đổi vì hội nhập càng sâu đòi hỏi cải cách bên trong càng lớn. Cần thống nhất nhận thức hội nhập là công cụ nhằm thực hiện mục tiêu chung về an ninh, phát triển và ảnh hưởng. Hội nhập kinh tế là công cụ thúc đẩy phát triển trong nước, giúp nâng cao sức mạnh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hội nhập chính trị, an ninh quốc phòng nhằm củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế. Hội nhập văn hóa xã hội nhằm phát huy và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Quá trình thực hiện hội nhập sâu rộng trên các cấp độ từ hội nhập kinh tế, hội nhập chính trị, hội nhập văn hóa xã hội, hội nhập quốc phòng an ninh… cần giữ vững đường lối đối ngoại, độc lập tự chủ vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì hòa bình hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; cần quán triệt và vận dụng sáng tạo 5 bài học kinh nghiệm lớn của Đảng ta trình bày trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011): Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; không ngừng củng cố tăng cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở kiên định đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế và vận dụng sáng tạo 5 bài học kinh nghiệm trên cần tập trung quán triệt sâu sắc 6 quan điểm chỉ đao để thực hiện tích cực và chủ động hội nhập quốc tế đó là:
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thế chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng miền, khu vực trong nước.
- Hội nhập kinh tế tiếp tục là trọng tâm của quá trình hội nhập toàn diện. Hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thế với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, kiên định lợi ích quốc gia dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu không tham gia vào các tập hợp lực lượng các liên minh của bên này chống bên kia.
- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đi đôi với chủ động tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng, khu vực và quốc tế, chủ động đề xuất sáng kiến cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi, củng cố và nâng cao vai trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Thứ hai: Công tác tư tưởng cần nhận dạng và chỉ rõ các chủ thể tiến hành các âm mưu hoạt động chống phá, xuyên tạc đường lối chung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Các chủ thể này là các thế lực thù địch của các nước đế quốc tư bản và các nước theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, bành trướng, bá quyền.
Thứ ba: Để kịp thời nhận diện các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá, xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế, công tác tư tưởng cần bám sát thực tiễn hoạt động hội nhập của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh mới có thể phát hiện các luận điệu, quan điểm sai trái xuyên tạc, vu khống kích động, chống phá đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của ta.
Căn cứ vào mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và các định hướng chỉ đạo hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh...,  chúng ta sẽ nhận diện các luận điệu và những quan điểm phản động, sai trái chống phá xuyên tạc các hoạt động thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường thông tin sai lệch, xuyên tạc chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ hợp tác Việt Nam với các đối tác quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương. Nguy hiểm và phản động nhất là một số luận điệu sau: Vu cáo lãnh đạo Việt Nam hèn kém, thỏa hiệp nhượng bộ vô nguyên tắc, bán đất, bán biển cho một nước lớn, kích động để Việt Nam đối đầu với nước lớn này hay nước lớn khác, cổ súy lôi kéo Việt Nam liên minh với nước lớn này để chống nước lớn kia. Trên lĩnh vực hội nhập kinh tế, các thế lực thù địch ráo riết tiến hành các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo tác động hướng lái các chủ trương chính sách hợp tác, hội nhập kinh tế của Việt Nam đi chệch mục tiêu, nhất là trong quá trình đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, triển khai các Dự án kinh tế thông qua hợp tác đầu tư, nhất là hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn vào các ngành kinh tế mũi nhọn, vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán để lũng đoạn hoặc hướng lái các ngành, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm đi chệch mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước tác động chi phối, kìm hãm nền kinh tế Việt Nam; nghiêm trọng hơn có thế lực thù địch thông qua ngoại giao và quân sự để ép một số doanh nghiệp lớn của nước ngoài khác không được hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của ta…
Trên lĩnh vực hội nhập văn hóa xã hội, các thế lực thù địch rất coi trọng lợi dụng hợp tác giao lưu văn hóa. Chúng đẩy mạnh cuộc “xâm lăng văn hóa”, “đế quốc thông tin”, đáng chú ý là thông qua hoạt động đầu tư hợp tác để lũng đoạn thị trường văn hóa, giải trí, thị trường thông tin mạng để truyền bá các sản phẩm văn hóa xấu, độc, các thông tin phản động, sai trái... để thúc đẩy quá trình suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống...
Cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống phá, xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế là một bộ phận không thể tách rời cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" và đấu tranh phòng chống "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" hiện nay. Cho nên phương hướng, nhiệm vụ, lực lượng, giải pháp chống diễn biến hòa bình cần được vận dụng có hiệu quả trong cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái chống phá, xuyên tạc đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế. Xin nhấn mạnh một số nhiệm vụ giải pháp sau:
- Trước hết, cần tập trung quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế cho các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp; nhất là các lực lượng trực tiếp tham gia hội nhập về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đảm bảo những lực lượng trực tiếp tham gia quá trình hội nhập quốc tế phải thực sự thống nhất cao, nắm vững mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, định hướng chủ yếu trong hội nhập quốc tế. Nắm vững chiến lược hội nhập quốc tế của quốc gia, xây dựng chương trình hội nhập quốc tế của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, doanh nghiệp. Xây dựng quyết tâm chính trị cao thực hiện thắng lợi đường lối chủ động tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
- Hội đồng Lý luận Trung ương nghiên cứu xây dựng các luận cứ có cơ sở khoa học và thực tiễn để phản bác có sức thuyết phục các quan điểm sai trái, cung cấp các luận cứ này cho đội ngũ phóng viên báo chí, đội ngũ báo cáo viên để hình thành các bài báo, các chuyên đề tuyên truyền phản bác trên báo chí và trong tuyên truyền miệng trực tiếp đối với từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp.
- Đội ngũ chuyên gia tư tưởng kịp thời phản bác các quan điểm sai trái trên mạng bằng các bình luận sắc sảo, kịp thời.
- Tuyên truyền sâu rộng những thành tựu, những điển hình, nhân tố mới trong hội nhập quốc tế là sự bác bỏ hiệu quả nhất các luận điệu, quan điểm sai trái, chống phá xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng ta./.
 Theo: dangcongsan.vn

Phơi bày bản chất của luận điệu sai trái cho rằng: "Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, lạc hậu...”

Hiện nay, trên những trang mạng xã hội và các website không chính thống, các thế lực thù địch đang tập trung, ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam bằng những luận điệu sai trái, thù địch. Một trong những nội dung xuyên tạc, chống phá là cho rằng “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đã và đang cáo chung”.
Đây là một dạng quan điểm thù địch do bản thân nó đã chứa đựng nội dung sai lầm về thực tiễn và khoa học, đồng thời đó là quan điểm mang tính chất đối lập về lợi ích và lập trường giai cấp mà chủ thể của nó thường là những kẻ đối lập về lập trường tư tưởng; đối lập về lợi ích giai cấp, quốc gia, dân tộc.
Để đạt được mục tiêu “tối thượng” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, các thế lực thù địch, phản động tập trung phản kích, phủ định những giá trị trường tồn Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong cuốn sách "1999 - chiến thắng không cần chiến tranh", Tổng thống Mỹ Richard Milhous Nixon đã xác định "Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất, toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng".
Để đánh phá vào Chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng ta và của xã hội ta, tạo ra một "khoảng trống tư tưởng" trong cán bộ, đảng viên, nhân dân ta, từ đó tạo điều kiện thuận lợi du nhập hệ tư tưởng tư sản vào quần chúng, vào nội bộ ta, các thế lực thù địch, phản động tập trung mọi cố gắng để chứng minh sự "lỗi thời" của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng còn vu cáo Đảng ta đã "đem Chủ nghĩa Mác - Lênin áp dụng máy móc, gượng ép vào Việt Nam", đồng thời quảng cáo cho mô hình "xã hội dân chủ". 
Chúng nuôi dưỡng, kích động các khuynh hướng cơ hội, hữu khuynh, dao động... trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng để nhằm tạo ra sự phân hóa, phân liệt, đối lập, xung đột trong đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm, tâm lý của xã hội. Các thế lực thù địch cho rằng “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lạc hậu, lỗi thời, đã và đang bị cáo chung”.
Trên thực tế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá một cách khách quan, chính xác, đầy đủ và sâu sắc vai trò của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình cách mạng Việt Nam. Theo Người, Chủ nghĩa Mác - Lênin không những là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nghiên cứu lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ con đường Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và Người đã nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin một cách cơ bản, hệ thống, hoàn toàn không rập khuôn, máy móc. Ngày 12-7-1946, trả lời trong cuộc họp báo tại biệt thự Roa-yan Mông-xô, Hồ Chí Minh đã nói: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa.
Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác”. Hồ Chí Minh không bao giờ “tách mình” ra khỏi Các Mác, Ăngghen và Lênin để đưa ra các quan điểm riêng mà như Người nói là “cố gắng vận dụng” tư tưởng của các nhà kinh điển đó, “nhưng vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.
Thực tế đã và đang khẳng định rằng, Chủ nghĩa Mác - Lênin từ khi ra đời đến nay đã thể hiện rõ bản chất khoa học và cách mạng, giá trị và sức sống bền vững của nó. Nhiều chính khách, nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước có những bài nói, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học khẳng định Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn giữ nguyên ý nghĩa và tầm quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Một số học giả tư sản đã thừa nhận, tinh thần của Các Mác vẫn tỏa sáng và dù muốn hay không người ta vẫn phải dựa vào Các Mác mới có thể phân tích đúng chủ nghĩa tư bản đương đại. Đời sống xã hội đương đại mặc dù rất phức tạp, trải qua biết bao biến cố thăng trầm, quanh co, khúc khuỷu, vẫn không đi ngoài những quy luật phổ biến đã được Các Mác tổng kết.
Thực tiễn đổi mới thành công ở Việt Nam, Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua; sự vững vàng của cách mạng Cuba trước sự bao vây, cấm vận, chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, cũng như sự trỗi dậy của phong trào cánh tả theo xu hướng xã hội chủ nghĩa ở các nước châu Mỹ Latinh trong những năm gần đây đã khẳng định sức sống mãnh liệt và sự lan tỏa của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chúng ta khẳng định rằng, Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách lý luận và phương pháp nhận thức thế giới, cải tạo thế giới vẫn giữ nguyên giá trị. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, Học thuyết giá trị thặng dư và lý luận về chủ nghĩa xã hội, trong đó Học thuyết giá trị thặng dư được các nhà khoa học coi đó là “hòn đá tảng” của Chủ nghĩa Mác. 
Và cho đến nay, các học thuyết đó vẫn là cơ sở rất quan trọng để xem xét, phân tích sự phát triển của thời đại. Điều đó giải thích vì sao giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008 - 2009, một số nhà tư bản ở Ý, Anh, Đức... lại đổ xô đi mua bộ “Tư bản” của Mác để nghiên cứu với hi vọng tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng.
Giáo sư người Anh Francis Wheen - một trong những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Mác đã viết: "Các Mác chưa bị chôn cất dưới đống đổ nát của bức tường Béc-lin. Thực tế, có lẽ chính lúc này, Các Mác càng cho thấy tầm giá trị lớn của ông. Các Mác đã tỏ ra là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XXI". 
Từ ngày 18 đến 21-6-2013, tại Gwangju Nam (Hàn Quốc) Ủy ban Tư vấn quốc tế (IAC) và trang mạng UNESCO “Memory of the World” đã đưa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và tập đầu tiên trong Bộ Tư bản của Các Mác (xuất bản năm 1867) vào danh sách Trí nhớ của nhân loại (Memory of the World) của UNESCO. UNESCO giải thích sự lựa chọn rằng, cả hai văn bản này đều có ảnh hưởng to lớn đến tất cả “phong trào xã hội”... 
Chính vì thế, bảo vệ học thuyết Mác-xít trước sự xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch, những người thiếu thiện chí, không chỉ là bảo vệ lý tưởng xã hội, mà còn là bảo vệ quyền lợi thiết thực của dân tộc trong thời kỳ mới./.
Đ.T

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Dập tắt ngay những tin đồn ác ý!

QĐND - Những người “đứng mũi chịu sào” của TP Hà Nội luôn thấu hiểu rằng, phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô là góp phần bảo vệ “đầu não” Trung ương, bảo vệ “trái tim” của cả nước. Vì vậy, Hà Nội phải luôn chủ động thực hiện mọi biện pháp quyết liệt, hữu hiệu để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại từ đại dịch nguy hiểm này.

Tối 19-3, cư dân mạng xôn xao bàn tán, thậm chí có người tỏ ra hoang mang lo lắng khi trên mạng xã hội (MXH) xuất hiện tin đồn TP Hà Nội sẽ thực hiện phong tỏa từ 24 giờ 19-3. Một trong những lý do xuất phát từ tin đồn này là có đối tượng lợi dụng ý kiến của lãnh đạo TP Hà Nội đưa ra khuyến nghị người dân trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát nên hạn chế ra đường khi không cần thiết, không tụ tập đông người ở nhà hàng, vũ trường, quán cà phê… nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, gia đình và cộng đồng.
Trước tin đồn thất thiệt đó, sáng qua (20-3), trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chính thức bác bỏ thông tin trên; đồng thời khẳng định Hà Nội đang kiểm soát tốt các diễn biến của dịch Covid-19. Những thông tin có liên quan đến dịch bệnh đều được Ban chỉ đạo của thành phố cập nhật và thông tin thường xuyên, liên tục, công khai, minh bạch để mọi người dân được biết và chung tay góp sức cùng với các cấp chính quyền chủ động phòng, chống dịch. Thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp tối ưu để bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng của người dân; giảm đến mức tối đa sự lan truyền của dịch trên địa bàn; bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hóa cho người dân Thủ đô trong mọi tình huống.
Việc người đứng đầu chính quyền Thủ đô kịp thời lên tiếng bác bỏ tin đồn phong tỏa Hà Nội là rất kịp thời, đúng lúc, được dư luận hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ. Động thái này thêm một lần khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan, lực lượng chức năng của Hà Nội đã, đang và sẽ làm hết sức mình vì sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Hơn ai hết, những người “đứng mũi chịu sào” của thành phố luôn thấu hiểu rằng, phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô là góp phần bảo vệ “đầu não” Trung ương, bảo vệ “trái tim” của cả nước. Vì vậy, Hà Nội phải luôn chủ động thực hiện mọi biện pháp quyết liệt, hữu hiệu để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại từ đại dịch nguy hiểm này.
Những ngày qua, công luận đã nhiều lần lên tiếng, bóc mẽ những đối tượng đưa tin giả, tin sai sự thật, tung tin thất thiệt về dịch Covid-19 trên MXH khiến nhiều người dân hoang mang, gây bất ổn tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tính đến ngày 14-3, cơ quan chức năng trong cả nước đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật, xử phạt hành chính hơn 146 đối tượng. Trong số đó, Công an TP Hà Nội đã lập hồ sơ xử lý 44 đối tượng có hành vi đăng tin, bài sai sự thật về dịch Covid-19 trên MXH, xử phạt hành chính gần 200 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ đối tượng trên địa bàn Hà Nội tung tin thất thiệt bị xử phạt chiếm gần 30% số đối tượng vi phạm trong cả nước. Con số này phần nào cho thấy Hà Nội là “mảnh đất màu mỡ” cho nhiều đối tượng bất chấp lương tâm, đạo lý, pháp luật để phao tin đồn nhảm về dịch bệnh, làm vẩn đục môi trường thông tin, gây bất an lòng người và phân tâm dư luận xã hội.
Có thể nhiều đối tượng tung tin giả, tin sai sự thật trên MXH chỉ nhằm câu like, câu view, thích được nhiều người biết đến để được nổi tiếng theo kiểu “đốt đền”; cũng có kẻ cố ý phao tin thất thiệt nhằm lôi kéo, kích động “tâm lý đám đông” khiến nhiều người phải đổ xô đi mua sắm, tích trữ hàng hóa rồi tranh thủ trục lợi. Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, việc hàng nghìn người dân sáng 7-3 kéo nhau ùn ùn đến các chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, gây ra cảnh náo loạn chưa từng thấy ở nhiều địa điểm kinh doanh là có “bàn tay vô hình” của những kẻ đầu cơ, trục lợi. Thậm chí có cả đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn lợi dụng thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành để tung tin thất thiệt nhằm chống phá sự lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan chức năng TP Hà Nội.
Dù có động cơ, mục đích, lý do gì, việc tung tin giả, sai sự thật trong thời điểm dịch bệnh hiện nay đều phải phê phán kịch liệt và xử lý kiên quyết, triệt để những đối tượng vi phạm. Như nhiều người từng nhận định, virus gây ra dịch Covid-19 rất nguy hại, nhưng cũng không nguy hại bằng những virus tin giả trên MXH do tốc độ lây lan của nó khủng khiếp gấp bội lần virus SARS-CoV-2.
Trong hoàn cảnh đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh, trách nhiệm của mỗi chúng ta không dừng lại ở việc đồng lòng đấu tranh, lên án, tẩy chay những virus tin giả đang hằng giờ, hằng ngày xuất hiện tràn lan trên MXH mà cần phải đề cao ý thức, bổn phận, nghĩa vụ công dân trong việc tiếp nhận, sàng lọc, thu nạp những thông tin trung thực, tích cực, lành mạnh, nhân văn trên không gian mạng. Mặt khác, để góp phần thắng lợi trong “cuộc chiến” đẩy lùi dịch Covid-19, mọi người, trước hết là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải trở thành những “chiến sĩ thông tin” làm tốt vai trò chia sẻ, nhân rộng, lan truyền những tin tức chính thống, tin cậy, chính xác từ Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm, góp phần làm cho những thông tin tốt, thông tin tích cực có khả năng chi phối, lấn át những thông tin xấu, thông tin tiêu cực.   
 “Cuộc chiến” phòng, chống đại dịch Covid-19 ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng đang vào thời điểm cam go, quyết liệt. Từ những kết quả bước đầu đã đạt được, cùng với những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, sáng tạo, sát tình hình thực tế, chúng ta đã, đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và có đủ khả năng, nguồn lực, kinh nghiệm để chiến đấu với “giặc Covid-19”. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở, sự đồng lòng, chung tay góp sức của mỗi người dân chính là tạo nên sức mạnh tổng hợp để biến thành “vũ khí” sắc bén nhằm sớm loại trừ dịch bệnh này ra khỏi đời sống xã hội.
Theo QĐND.VN

Cảnh giác với chiêu trò tung hô nhảm nhí về nhân sự trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII


QĐND - Thời gian này, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, là mối nguy hại ảnh hưởng đến các mặt đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thay vì chung tay phòng, chống dịch bệnh, nhiều tài khoản ở các trang mạng xã hội, một số website của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đăng tải, chia sẻ dưới nhiều hình thức những thông tin xấu độc, bịa đặt về công tác nhân sự (CTNS) đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XIII của Đảng.
Những phần tử này đã dựng chuyện về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các tỉnh, thành phố, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XIII, "bố trí, quy hoạch" cán bộ vào những chức danh lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ... Họ bịa đặt trắng trợn, tung hỏa mù, gây rối không khí và tâm trạng xã hội, kích động tâm lý tiêu cực, gây hoang mang trong dư luận, nhằm làm tổn hại đến niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ XHCN, làm suy giảm uy tín của một số cán bộ lãnh đạo cấp cao, tác động đến vai trò giám sát của quần chúng đối với CTNS đại hội đảng.
Phải khẳng định, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Việt Nam không lạ gì những chiêu trò chống phá trước thềm đại hội đảng của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Dù thủ đoạn có tinh vi, xảo quyệt tới đâu, ngụy trang kiểu gì cũng không đủ để tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Bởi mỗi người dân Việt Nam luôn mang trong mình truyền thống yêu nước, một lòng kiên trung theo Đảng, theo cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào công tác lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy các cấp.
Nhân dân tin Đảng, tin cán bộ của Đảng, bởi quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách trong chiến tranh cũng như thời bình, Đảng luôn tiếp thu nghiêm túc, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cách mạng Việt Nam, một lòng một dạ gắn bó máu thịt với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh. Nhiều cán bộ, đảng viên đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930/3-2-2020): “Thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân”.
Qua khảo sát, tìm hiểu về công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng cấp cơ sở ở các địa phương: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Dương, Điện Biên, Cao Bằng, Hậu Giang, Đồng Nai... cho thấy: Đa số người dân vững tin rằng, CTNS đại hội đảng bộ cơ sở đúng với ý chí, nguyện vọng của dân, nên rất phấn khởi, tự hào. Qua chuyến khảo sát đó, chúng tôi còn được biết thêm những hành động, việc làm tuy không lớn, nhưng hết sức ý nghĩa của quần chúng nhân dân dành cho Đảng và cán bộ của Đảng. Ở đó, nhiều nông dân dù chưa một ngày được đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng nhớ rất rõ tên, tuổi, những cống hiến của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; nhiều người còn chép lại những sự kiện lịch sử trong 90 năm Đảng lãnh đạo đất nước để làm tài liệu tuyên truyền. Như trường hợp ông Phạm Quốc Đạt, 73 tuổi, ở tổ 3, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang rất cẩn thận ghi danh sách các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương qua 12 nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và thành tựu của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới vào cuốn sổ rất dày. Ông Đạt cập nhật liên tục những kết quả nổi bật của đất nước về chính trị, kinh tế-xã hội theo từng tháng để phổ biến cho các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, đã có thời điểm, một bộ phận nhân dân bị giảm sút niềm tin với Đảng, vì rằng ở một số cấp ủy, việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo vẫn chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân xảy ra ở một số nơi. Biết được những suy tư, trăn trở của dân, lắng nghe dân, để giữ vững niềm tin của dân, Đảng ta đã kịp thời ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng Đảng, qua đó siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, xử lý nghiêm khắc các đảng viên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật theo tinh thần "không có vùng cấm". Chính vì thế, có một số cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng đã phải chịu hình phạt thích đáng. Cùng với đó, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cấp ủy đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. 
Liên quan đến các vấn đề thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội đang ráo riết rêu rao, kích động, tung hô nhảm nhí về CTNS đại hội đảng các cấp và nhân sự Đại hội XIII của Đảng, nhiều người dân ở mọi miền Tổ quốc đã phản hồi về Báo Quân đội nhân dân đề nghị quý báo cần có những bài viết vạch mặt; kiến nghị với Đảng, Nhà nước có những hình thức xử lý thích đáng những kẻ nói xấu, bôi nhọ uy tín của cán bộ lãnh đạo, cơ cấu nhân sự của Đảng một cách bịa đặt, tùy tiện, vô căn cứ. Ông Đỗ Thế Trà, 80 tuổi, ở phường Đội Cấn, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang bức xúc: “Tôi đề nghị Đảng, Nhà nước cần có những giải pháp mạnh về công nghệ thông tin để cho những trang mạng tuyên truyền nhảm nhí về nhân sự đại hội đảng dừng hoạt động”. Cựu chiến binh Đặng Văn Lệch, ở xã Tứ Xuyên (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho rằng: “Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chẳng thể làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng, vì thực tiễn đã chứng minh, dù khó khăn, gian khổ, dù các thế lực thù địch, phản động chống phá quyết liệt, Đảng ta vẫn tổ chức thành công 12 kỳ đại hội, sáng suốt lựa chọn được một bộ tham mưu chiến lược tài, trí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam”. Ông Trần Sỹ Phong, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, đề xuất: “Các cơ quan báo chí cần tuyên truyền nhiều về những tấm gương cán bộ của Đảng luôn vì dân, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, để những trang mạng phản động có thủ đoạn nham hiểm, thích nhảy vào bàn công việc của người khác tự tiêu tan”.
Với quan điểm đấu tranh kiên quyết, mềm dẻo, linh hoạt, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội đang ngày đêm bịa đặt về CTNS đại hội đảng các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Công tác đấu tranh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Cán bộ, đảng viên, đặc biệt đối với những cán bộ tạo nguồn cấp ủy, cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt phải thực hiện tốt Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của BCH Trung ương quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, để cán bộ của Đảng thực sự là tấm gương tiêu biểu về “dĩ công vi thượng”, tự miễn dịch với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, được quần chúng nhân dân tin tưởng, yêu mến.
Thời điểm này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tập trung chống lại đại dịch Covid-19 nhưng vẫn không lơ là công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Nhiều đảng bộ (chi bộ) đã tổ chức đại hội thành công, đạt kết quả tốt, các đồng chí trúng cử BCH đảng bộ (chi bộ) đạt số phiếu tín nhiệm cao, tiêu biểu về phẩm chất và năng lực. Các đảng bộ trực thuộc Trung ương đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, làm tốt CTNS cấp ủy khóa mới bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển với quyết tâm xây dựng cấp ủy có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Đặc biệt, CTNS Đại hội XIII của Đảng đã được BCH Trung ương Đảng khóa XII chuẩn bị chu đáo, công phu, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy định.
Đáp lại niềm tin, kỳ vọng của nhân dân với Đảng, tin tưởng rằng các cấp bộ đảng sẽ lựa chọn được đội ngũ cán bộ, cấp ủy “vừa hồng”, “vừa chuyên”, có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang… Những âm mưu, ý đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc về công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XIII của Đảng sẽ không thể làm lung lay được ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên bước đường phát triển, xây dựng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, xây dựng nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN.
Theo QĐND.VN

Hồ Chí Minh: Người theo chủ nghĩa dân tộc hay chiến sĩ cộng sản?


QĐND - Hiện nay, trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và bạn bè quốc tế đang tổ chức các hoạt động trọng thể kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các thế lực phản động, cơ hội chính trị lại tăng cường các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, nhằm phủ định tư tưởng và “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh. Một trong số đó là cáo buộc vô căn cứ khi cho rằng: Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc theo ý nghĩa tiêu cực.

Chủ nghĩa dân tộc là gì?
Theo Chủ nghĩa cộng sản khoa học-Từ điển quan niệm: Chủ nghĩa dân tộc-tâm lý, hệ tư tưởng, thế giới quan và chính sách thích những dân tộc này hơn những dân tộc khác, tán dương dân tộc mình, gây căm thù dân tộc và thù hằn chủng tộc” (1). Theo đó, chủ nghĩa dân tộc có nhiều thứ, từ chủ nghĩa sôvanh phát xít trắng trợn cho đến chủ nghĩa dân tộc tinh tế được che đậy bằng những lời lẽ Marxist sáo rỗng. Nó là chủ nghĩa sôvanh nước lớn của một dân tộc đi áp bức và khinh miệt các dân tộc khác, lại cũng là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của dân tộc bị áp bức, biểu hiện trong khuynh hướng khép kín và không tin vào các dân tộc khác. Mặt trái của chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa thế giới của bọn đế quốc, tuyên truyền cho việc hòa tan các dân tộc và các sắc tộc vào trong các dân tộc “kiểu mẫu” (các dân tộc thống trị).
Về nguồn gốc và bản chất của chủ nghĩa dân tộc. Các quan hệ tư hữu và bóc lột đẻ ra chủ nghĩa dân tộc. Những đại diện của nó là giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Chủ nghĩa dân tộc xa lạ với bản chất của giai cấp vô sản là giai cấp đại diện cho chủ nghĩa quốc tế. Về bản chất, chủ nghĩa dân tộc là thù địch với chủ nghĩa xã hội (CNXH), với thế giới quan Marxist-Leninist, nó mâu thuẫn với quá trình khách quan của sự phát triển và sự xích lại gần nhau của các dân tộc xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Về thái độ của người cộng sản chân chính đối với chủ nghĩa dân tộc. Đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc cũng là một tất yếu khách quan của cách mạng XHCN, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là sự bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức. Đúng như Lênin đã chỉ rõ, cuộc đấu tranh chống những thành kiến dân tộc chủ nghĩa “càng có ý nghĩa trọng đại khi vấn đề chuyển nền chuyên chính vô sản từ phạm vi quốc gia (tức là mới tồn tại ở trong một nước và không có khả năng quyết định được chính trị thế giới) thành chuyên chính vô sản trên quy mô quốc tế (tức là chuyên chính vô sản ít nhất cũng ở một số nước tiên tiến và có khả năng tác động quyết định đến toàn bộ chính trị thế giới), ngày càng trở nên bức thiết” (2).
Tìm đáp án câu hỏi “Chủ nghĩa dân tộc là gì?” ở trên và đối chiếu với trả lời nhà báo quốc tế vào tháng 12-1965 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nói rằng lúc còn thanh niên, tôi theo “chủ nghĩa dân tộc”, có lẽ không đúng. Vì hồi đó tôi chỉ biết thương đồng bào tôi, chứ chưa biết “chủ nghĩa” gì cả. Khi đi sang châu Phi, tôi thấy nhân dân thuộc địa ở đây cũng cực khổ, cũng bị áp bức, bóc lột như nhân dân Đông Dương. Khi sang các nước châu Âu, tôi thấy ở đó cũng có một số người rất giàu, “ngồi mát ăn bát vàng”, và lớp người nhân dân lao động rất nghèo khổ. Tôi suy nghĩ nhiều lắm. Trong lúc đó thì Cách mạng Tháng Mười vĩ đại thành công ở Nga. Lênin tổ chức Quốc tế Cộng sản. Rồi Lênin phát biểu Luận cương cách mạng thuộc địa. Những việc đó làm cho tôi thấy rằng: Nhân dân lao động Đông Dương, nhân dân các thuộc địa và nhân dân lao động muốn tự giải phóng thì phải đoàn kết lại và làm cách mạng. Vì vậy, tôi trở nên người theo Chủ nghĩa Mác-Lênin” (3) là luận cứ khoa học quan trọng nhằm bác bỏ luận điệu sai trái: Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc khi họ đồng nhất “chủ nghĩa dân tộc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc sôvanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, mang bản chất của giai cấp tư sản. Về vấn đề này, không ai khác và hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc tư sản; vì vậy, tán thành bản Tuyên bố của Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân các nước XHCN, họp ở Moscow từ ngày 14 đến 16-11-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Bản Tuyên bố nhắc nhở chúng ta cần phải tăng cường giáo dục theo tinh thần Chủ nghĩa Mác-Lênin và đấu tranh chống những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại, đặc biệt là chủ nghĩa xét lại” (4).
Hồ Chí Minh có phải người theo chủ nghĩa dân tộc không?
Câu trả lời dứt khoát là “CÓ”-nhưng đó là chủ nghĩa dân tộc vô sản-tức là không như các thế lực phản động, các phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa, bất mãn ở trong, ngoài nước vẫn xuyên tạc và cáo buộc. Cùng quan điểm này, tác giả Dương Quốc Dũng đã kết luận thực chất đó trong bài viết cùng tên Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản đăng trên Tạp chí Cộng sản, ngày 19-5-2011; đồng thời khẳng định sự sai lầm về nhận thức, tính phản động về tư tưởng và sự nguy hại của luận điệu trên: “Kết luận trên cũng có nghĩa là luận điểm “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc” là một cách hiểu và diễn đạt không chính xác, không đầy đủ và xuyên tạc tư tưởng của Người. Luận điểm sai trái ấy đi ngược lại lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH-tư tưởng chỉ đạo chiến lược lớn xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. Rõ ràng luận điểm ấy muốn Việt Nam từ bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, từ bỏ con đường mà dân tộc ta đã lựa chọn và quyết hy sinh phấn đấu trong hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” (5). Theo đó, cũng rút ra kết luận Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiến sĩ cộng sản chân chính.
Đâu là sự thật? Chỉ có một sự thật là: Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản. Chính vì vậy, từ rất sớm, năm 1924, trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, tại mục "D. Chủ nghĩa dân tộc", Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đề cập và khẳng định vai trò của chủ nghĩa dân tộc chân chính: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người cu li biết phản đối; nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917…” (6).
Về mặt thực tiễn, chính chủ nghĩa dân tộc chân chính đã làm nên sức mạnh Việt Nam Độc lập Đồng minh (tên chính thức trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương), còn gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, hay gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19-5-1941 với mục đích công khai là “Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”-một tổ chức có mục tiêu lý tưởng cao cả. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tán thành và dẫn lại lời Giáo sư Giugơlát khi cho rằng: “Pháp không thể tẩy được Việt Minh một lẽ là vì chính trị Pháp lu mờ. Lực lượng của Việt Minh trước hết là một lực lượng tinh thần, họ là xương thịt của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Một lực lượng nữa của Việt Minh là những lãnh tụ của nó chẳng những hy sinh tất cả cho lý tưởng của họ mà lại có tài chỉ huy, thạo cách điều khiển chính quyền, và cực kỳ liêm khiết” (7). Đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, lý tưởng cao đẹp nhất mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trong bài viết Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lênin đăng trên Báo Nhân Dân, số 2226, ngày 22-4-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định một sự thật không thể xuyên tạc được, đó là: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản” (8).
Đây không chỉ khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn kiên trì theo chủ nghĩa dân tộc vô sản và bản thân Người được nhân loại tiến bộ thừa nhận là chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; mà còn là bằng chứng đanh thép, là cơ sở khoa học để bác bỏ luận điệu cho rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc. Do vậy, khi cho rằng "tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc" là một cách diễn đạt thiếu chính xác, không đầy đủ, là sai lầm về mặt lý luận, phản động về mặt thực tiễn và đã bị thực tiễn bác bỏ.
Theo QĐND.VN

Bịa đặt thông tin hòng làm méo mó các vụ án


QĐND - Những ngày gần đây, trên internet xuất hiện khá nhiều trang báo mạng với đủ các thể loại (viết, hình, nói) đề cập đến một số vụ án hình sự vừa được các cấp tòa của Việt Nam xét xử. Chưa bàn đến tính chất, nội dung của các bản án, bởi để có được một bản án công minh, đúng người, đúng tội thì phải có một quá trình thực hiện tố tụng, xét xử chặt chẽ, khoa học, theo đúng luật định.

Nhưng cái cách tiếp cận vụ án của một số trang mạng xã hội rõ ràng là “có vấn đề”, bởi dường như họ muốn dẫn dắt dư luận theo cách nghĩ của họ, khiến dư luận nhìn nhận các vụ án một cách méo mó, đầy nghi ngờ. Mục tiêu cuối cùng của nhiều trang mạng là hướng tới xuyên tạc, phủ nhận nền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam.
Hiểu cho đúng về một nền tư pháp dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (trước đây là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) hình thành sau khi nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại chính quyền, thiết lập một nhà nước Việt Nam tự do, độc lập. Năm 1946, thể theo nguyện vọng của toàn dân, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Đây là văn bản luật đầu tiên của nước Việt Nam mới, thể hiện đầy đủ quyền tự do, dân chủ mà người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng và được Nhà nước bảo hộ. Cũng từ văn bản luật gốc này, từ thực tiễn cuộc sống, nhu cầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH), các văn bản luật khác dần được hình thành, ra đời.
Quá trình xây dựng các văn bản pháp luật (gọi chung là các luật) được tiến hành chặt chẽ, khoa học, được lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và được tiếp thu, chỉnh sửa một cách hợp lý theo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua. Điều đó thể hiện tính dân chủ rất cao trong quy trình xây dựng các luật. Trong số 230 bộ luật, luật đang có hiệu lực thi hành và sắp có hiệu lực thi hành thì có hai bộ luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc khởi tố, xét xử các vụ án hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, đó là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. Các điều, khoản trong hai bộ luật nêu trên vừa khái quát đầy đủ các lĩnh vực, vừa cụ thể hóa rõ ràng các hành vi, dấu hiệu vi phạm hình sự của mọi cá nhân, tổ chức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc áp dụng các điều, khoản trong quá trình tố tụng và xét xử được các cơ quan tư pháp tiến hành độc lập, theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, do đó về mặt nguyên tắc là rất chặt chẽ, không có chuyện vi phạm dân chủ như một số trang mạng cố tình đoán mò rồi dẫn lái dư luận. Trong điều kiện hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ nên thông tin được truyền đi nhanh chóng và rộng rãi. Trong lĩnh vực điều tra, xét xử các vụ án cũng có quy trình rất minh bạch, công khai, thông tin đầy đủ, điều đó không cho phép các cá nhân tham gia vào quy trình xử lý các vụ án có thể cố tình làm sai lệch kết quả điều tra, xét xử.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, có những vụ án rất phức tạp, nhiều tình tiết, chứng cứ khó có thể làm rõ trong một thời hạn nhất định, chính vì thế mới xảy ra các lỗi trong quá trình điều tra, xét xử dẫn đến hiện tượng lọt người, sót tội ở một vài vụ án trong số hàng nghìn vụ án mà các cấp tòa phải xét xử hằng năm. Thế nên có thể khẳng định, việc sai sót trong điều tra các tình tiết cụ thể, có thể xảy ra, nhưng đó là do sai sót của từng khâu, thuộc về từng cá nhân tham gia vào quy trình điều tra, xét xử. Còn về mặt nguyên tắc tổng thể của quá trình điều tra, xét xử các vụ án hình sự là hoàn toàn chặt chẽ, minh bạch, thể hiện rõ sự nghiêm minh, ưu việt của pháp luật XHCN. Thế nên, không thể lấy một vài sai sót từ một số vụ án để quy chụp và xuyên tạc cả nền tư pháp của Việt Nam. Đó là tư duy và cách hiểu của những người cố tình phủ nhận sạch trơn hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhằm vào những mưu đồ và lợi ích cá nhân.
Lấy mạng xã hội làm tấm bình phong
Công nghệ viễn thông phát triển là cơ hội để truyền thông lan tỏa, đó là một trong những điều kiện để mở rộng dân chủ. Thế nhưng hiện nay, một số cá nhân đã lợi dụng vấn đề này để tung tin thất thiệt, bịa đặt các tình tiết về các vụ án hòng "câu view", "câu like", hướng lái dư luận và mục đích cụ thể, thực dụng hơn cả là kiếm tiền từ trên mạng. Chẳng hạn khi mở trang Youtube, gõ từ khóa “vụ án Hồ Duy Hải”, người dùng sẽ thấy xuất hiện hàng trăm clip liên quan đến vụ án. Trong số ấy có nhiều video clip với những thông tin kiểu dựng chuyện, bịa chuyện, trộn lẫn thật với giả khiến cho người xem như lạc vào mê cung, không thể phân biệt được đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Cũng có những video clip lợi dụng các tình tiết của vụ án để bôi nhọ, nói xấu người này, chĩa mũi dùi vào người khác. Nghe các câu, từ bình luận trong clip, những người ít thông tin cứ ngỡ tác giả của video clip là những “nhà điều tra” tội phạm thực thụ, hoặc chí ít họ cũng có những “nguồn thông tin đáng tin cậy” như họ nói. Nhưng thực ra những người làm ra các video clip này hầu hết chỉ là những kẻ lừa bịp về truyền thông trên mạng xã hội. Tất cả thông tin mà họ đăng tải đều là do cóp nhặt trên mạng, kết hợp với sự bình luận bạt mạng, vô căn cứ, hoàn toàn theo ý chủ quan của bản thân người làm ra sản phẩm video clip. Hình ảnh trong các video clip này hầu hết là hình ảnh tĩnh mà họ nhặt nhạnh từ đâu đó, rồi gán ghép bằng những lời bình luận vô lối. Những trang mạng mang màu sắc phản động và có sự thù địch với Việt Nam, như: Việt Tân, BBC, RFA... thì có thêm các đoạn “phỏng vấn” truyền thanh một vài nhân vật đang có thiên hướng, hoặc đã từng thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, hòng làm ra vẻ sản phẩm của mình là “vô tư”, là “minh bạch”. Nhưng xâu chuỗi các video clip của họ lại thì thấy rõ, họ luôn hướng lái người nghe/xem đến mục tiêu chính trị, đó là xuyên tạc tính ưu việt của chế độ XHCN, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội Việt Nam. Hầu hết nhân vật trong các video clip của các trang mạng nói trên đều cố “bày trò”, ra vẻ “vì sự dân chủ, công bằng”, nhưng cuối các đoạn phỏng vấn, bao giờ họ cũng lòi “cái đuôi cáo” về chính trị của mình ra.
Cũng trong môi trường mạng, hiện nay còn tồn tại một dạng thông tin thất thiệt, biến không thành có, dựng đứng nhiều chuyện. Thậm chí trong một số vụ án hình sự, họ còn sẵn sàng bịa thêm các chi tiết, nhân vật, hòng làm cho vụ án thêm ly kỳ, mục đích cuối cùng là để trang của mình có nhiều người quan tâm, theo dõi. Điều tai hại là sự bịa đặt này được phát đi phát lại, kiểu “mưa dầm thấm lâu”, khiến cho người nghe/xem chuyển từ phân vân đến nghi ngờ, rồi tin tưởng vào những điều không có thật. Đối với các vụ án quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn, được dư luận quan tâm thì những thông tin giả này có thể sẽ làm cho xã hội nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn sai lệch về quy trình điều tra, xét xử, khiến cho các tầng lớp nhân dân hiểu không đúng về bản chất vụ án, từ đó biểu hiện thái độ thiếu tin tưởng vào sự công minh của nền tư pháp XHCN. Đó là điều mà thế lực thù địch và những kẻ giả mạo thông tin mong muốn, bởi họ sẽ đạt được hai mục đích, tức là vừa thực hiện được âm mưu xuyên tạc nền tư pháp XHCN, đồng thời lại đạt được một yếu tố có tính cốt lõi, đó là lấy được tiền của nhà mạng nhờ vào những trang, những sản phẩm có nhiều người theo dõi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều kẻ đã bất chấp đạo đức và luật pháp để bịa đặt thông tin hòng trục lợi, kiếm tiền từ sự tò mò, thiếu tỉnh táo của cộng đồng mạng.
Giải quyết nạn thông tin giả - cần sự quyết liệt
Sở dĩ thông tin bịa đặt, thông tin giả về các vụ án còn tồn tại trên không gian mạng và luôn phát triển với cấp số nhân là vì mấy vấn đề sau: Thứ nhất, còn nhiều người tin vào những sự “bịa như thật” trên mạng. Nói về vấn đề này, TS Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, từng nhận xét: Ở Việt Nam, tốc độ phát triển của internet khá nhanh và lượng người sử dụng rất cao (khoảng 64 triệu người), trong khi trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn có những hạn chế nên khó phân biệt được tin thật với tin giả lan truyền trên mạng. Vì vậy, việc nâng cao dân trí thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục... là rất cần thiết, đây chính là cái gốc sâu xa nhằm giải quyết vấn đề dư luận sẽ đi theo chiều cạnh nào khi tiếp nhận biển cả thông tin mênh mông. Đối với các vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến dư luận, tâm lý xã hội, nhất là các vụ án trọng điểm thì càng cần được định hướng, tuyên truyền sâu rộng để đông đảo các tầng lớp nhân dân được biết, được hiểu, từ đó tự xây dựng nhận thức đúng đắn khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Một quy luật tất yếu là nếu lúa tốt thì cỏ dại khó mọc và ngược lại.
Thứ hai, còn nhiều nhà mạng thiếu trách nhiệm với những thông tin mà mình cung cấp, điều nguy hại hơn là họ còn trả tiền cho cả những thông tin giả, thông tin bịa đặt. Với vai trò là cung cấp nền tảng hơn là vai trò của nhà xuất bản, các nhà mạng lớn trên thế giới hiện nay có vẻ không quan tâm đến độ chính xác của các thông tin, vì thế các thông tin thất thiệt hầu như không bị can thiệp, mặc sức hoành hành trên mạng. Thực tế hiện nay, mạng xã hội không khác gì "chợ truyền thông", trong đó lẫn lộn cả thông tin tốt lẫn thông tin xấu độc. Có lẽ đã đến lúc cần phải nghiên cứu xây dựng các đạo luật, hoặc các công ước có tính quốc tế nhằm quản lý tình trạng trên, không thể để tình trạng vì tiêu chí tự do ngôn luận mà xâm hại các quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thậm chí là quyền lợi chính đáng của một quốc gia. Mục tiêu của các nhà mạng là kiếm tiền từ thông tin thì dứt khoát phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin mà mình đóng vai trò hỗ trợ cung cấp. Trong một cái chợ thì ban quản lý chợ cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng trộm cắp, bất lương của cái chợ đó.
Thứ ba, việc cung cấp thông tin chính thống có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Về vấn đề này, có lần trao đổi với chúng tôi, nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương cho rằng: Cơ chế thông tin của Nhà nước ta là dân chủ và minh bạch, tuy nhiên đối với từng cơ quan cụ thể, có lúc chưa làm tốt vấn đề này, chính vì vậy mới tạo ra kẽ hở để một số tổ chức, cá nhân có dã tâm lợi dụng, hòng trục lợi và mưu đồ chống phá. Do đó, việc thông tin những vấn đề quan trọng có liên quan tới quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa... của các tầng lớp nhân dân cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện và sâu kỹ. Khi có thông tin đích thực, chính thống, có nghĩa là dư luận đã được định hướng, không còn sự ngả nghiêng, nghi ngờ giữa cái thật và không thật. Báo chí chính thống, cách mạng phải giữ vững vai trò chủ đạo trong thông tin chân thực, tuyệt đối không để lợi ích cục bộ che lấp bản chất cách mạng của các nhà báo, cơ quan báo chí.
Giải quyết được 3 vấn đề trên có nghĩa là chúng ta đã thực hiện được những yếu tố cơ bản, góp phần làm trong sạch môi trường truyền thông, tạo điều kiện tốt nhất để dư luận tiếp cận các thông tin đúng, chân thực, loại bỏ các thông tin xấu độc, giả mạo để người dân hiểu đúng bản chất sự việc, sự thật.
Theo QĐND.VN