Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Sự xuyên tạc của Trần Văn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam

 

Thời gian gần đây, khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư xuất hiện tại Việt Nam, tốc độ lây lan của dịch tăng nhanh và diễn biến phức tạp, trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đã chung sức đồng lòng, quyết tâm thực hiện các biện pháp để hướng đến mục tiêu ngăn chặn, khống chế và đảy lùi dịch bệnh. Công tác phòng, chống dịch được đánh giá là đúng hướng và đã đạt được những kết quả tích cực. bên cạnh những nhận xét đánh giá khách quan về công tác phòng, chống dịch và nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn dân, vẫn còn những tiếng nói lạc điệu, cố tình xuyên tạc tình hình, chỉ trích sự nỗ lực của các ngành chức năng khiến dư luận bất bình. Trong bài viết “Đại dịch và cuộc trưng cầu dân ý ngoài dự kiến”, Trần Văn đã cố tình xuyên tạc khi cho rằng, “chiến lược phòng, chống dịch chỉ xoay quanh truy vết, cách ly, cô lập”, “không thèm bận tâm về vắc xin” nhằm chống phá công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Thứ nhất, Việt Nam đã chủ động, linh hoạt trong chiến lược phòng, chống dịch Covid-19.

Ngay từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam đã đánh giá đúng sự nguy hiểm của dịch bệnh này, xem nó là một thứ giặc vô hình, sớm xác định tinh thần “chống dịch như chống giặc”, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cùng toàn dân tham gia. Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra chiến lược phòng, chống dịch với 5 nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch. Căn cứ vào tình hình cụ thể, thực hiện các nguyên tắc và các mục tiêu phù hợp, từ đó xác định các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả. Giai đoạn chưa xuất hiện trường hợp nhiễm dịch, mục tiêu là ngăn chặn sự xâm nhập của dịch, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ. Giai đoạn có xuất hiện trường hợp nhiễm dịch, mục tiêu là kiểm soát, khống chế ổ dịch, ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng. Giai đoạn phát hiện lây lan dịch bệnh trong cộng đồng thì mục tiêu là kiểm soát ổ dịch, triệt để không để lan rộng. Thực hiện 5K, kết hợp hài hòa giải pháp hành chính với chuyên môn y tế đồng bộ ở các cấp các ngành, từ Trung ương đến địa phương. Chiến lược đó của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về sự sáng tạo và hiệu quả.

Căn cứ vào tình hình cụ thể, chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Hiện nay, chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam là kiên trì 5 nguyên tắc trên và thực hiện  5K + vắc xin. Thực tế phòng, chống dịch thời gian qua cho thấy, Việt Nam luôn chủ động, linh hoạt, tích cực trong thực hiện chiến lược phòng, chống dịch Covid-19, chứ hoàn toàn không chỉ là “truy vết, cách ly, cô lập” như sự xuyên tạc, bịa đặt của Trần Văn.

Thứ hai, Việt Nam rất chủ động, tích cực đàm phán, tìm kiếm các nguồn vắc xin phòng Covid-19 trên thế giới và đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.

 Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, mục tiêu xuyên suốt là đặt sức khỏe và lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo được sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Trong cuộc chiến này, Chính phủ xác định mục tiêu quan trọng là hướng tới bao phủ vắc xin cho toàn dân, coi chiến lược vắc xin là chìa khóa để chiến thắng đại dịch, với phương châm 5K + vắc xin. Vì vậy, ngay khi có thông tin về triển vọng phát triển vắc xin Covid-19 từ các nước trên thế giới, Việt Nam đã chủ động xúc tiến tìm kiếm, xác minh và liên hệ với mong muốn tiếp cận nguồn vắc xin sớm nhất. Từ tháng 3/2020, Bộ Y tế đã chủ động đàm phán, chuẩn bị các điều kiện theo yêu cầu của COVAX. Tháng 9/2020, COVAX phê duyệt Việt Nam được tài trợ vắc xin trong năm 2021 cho 20% dân số. Tháng 10/2020 Bộ Y tế đàm phán với Tập đoàn AstraZeneca để mua 31 triệu liều vắc xin, khi còn đang thủ nghiệm lâm sàng…

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ) đã gửi thư, điện đàm với các tổ chức và quốc gia trên thế giới, đề nghị hỗ trợ tiếp cận và nhượng bán vắc xin cho Việt Nam. Chính phủ đã thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin Covid-19.

Cùng với tiếp cận nguồn vắc xin thế giới, Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước. Đến nay, Việt Nam có hai đơn vị đang nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, vắc xin Nanocovax đang thử nghiệm lâm sang giai đoạn 3; vắc xin Covivax bắt đầu thử nghiệm lâm sang giai đoạn 2. Mục tiêu đến cuối năm 2021 Việt Nam sẽ sản xuất được vắc xin phòng Covid-19. Đến ngày 22/8/2021 Việt Nam đã nhận được khoảng 24 triệu liều vắc xin và đã tiêm được khoảng 16 triệu liều trong đó tập trung ưu tiên cho các tỉnh, thành có diễn biến dịch phức tạp. Đó là minh chứng phủ nhận những luận điệu phản động, thù địch cho rằng Việt Nam “không thèm quan tâm đến vắc xin” của Trần Văn.

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 ở nước ta đang diễn biến rất phức tạp, vì vậy, mỗi người dân cần quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định và tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đáu tranh với các luận điệu sai trái của những phần tử phản động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nghiêm túc thực hiện vừa phòng, chống virus Covid-19, vừa đấu tranh tiêu diệt virus độc hại tin giả trên không gian mạng, đó là trách nhiệm của mọi người dân để chung tay chiến thắng đại dịch Covid-19.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét