Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Nguyễn Đình Cống – Kẻ “Vô ơn bạc nghĩa”

 

“Vô ơn bạc nghĩa” là câu tục ngữ ám chỉ những kẻ sống chỉ biết mình mà quên đi ân tình của những người đã giúp chúng vượt qua những lúc khó khăn nhất. Điển hình cho thói vô ơn có thể kể đến là nhưng kẻ cơ hội, phản động, xuyên tạc, nói xấu chế độ, phủ nhận những thành quả, giá trị của đất nước như Nguyễn Đình Cống.

Mới đây, trên “Baotiengdan” đăng tải bài viết “Ai và cái gì gây ra tệ nạn giáo dục?” của Nguyễn Đình Cống, Ông ta rêu rao, chê bai nền giáo dục Việt Nam: “Vô số tiêu cực, rác rưởi, cạm bẫy”, “một nền giáo dục độc ác”, rồi quy chụp rằng để xảy ra việc trên là do những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước.

Trong khi đó, đất nước, cha mẹ, thầy cô giáo những người đã nuôi nấng, bao bọc, dung dưỡng, dạy dỗ trở thành “ông nọ, bà kia”, có học hàm, học vị được xã hội nể trọng. Ấy vậy mà, đến độ tuổi xế chiều, cái tuổi “gần đất xa trời” – đáng lẽ ra là phải đủ độ chín chắn, mẫu mực trong lời nói hành động. Nhưng không, ông ta lại trở mặt, phủ nhận sạch trơn những giá trị, thành quả của một nền giáo dục. Đây là những lời nói hàm hồ, thiếu khách quan, phiến diện của một kẻ vô ơn, cần đấu tranh, bác bỏ.

Thực tế, từ khi nước nhà giành được độc lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi đây là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Mặc dù còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Với những thành tựu quan trọng đó, trong bảng xếp hạng các quốc gia về lĩnh vực giáo dục năm 2021, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Trong nhiều năm qua, các đoàn học sinh nước ta tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế luôn đạt thành tích cao, góp phần khẳng định vị thế của nền giáo dục Việt Nam trên thế giới. Đánh giá về kết quả này,

GS.TS Paul Glewwe – Trường Đại học Minesota – chuyên gia và nghiên cứu viên chính của dự án Nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam (RISE), cho rằng, “giáo dục Việt Nam đã có nhiều bước tiến, luôn thuộc nhóm những nước có kết quả tốt. Đặc biệt, trong điều kiện bị ảnh hưởng đại dịch Covid, việc duy trì học tập cho học sinh Việt Nam thực sự diễn ra và có kết quả”.

Cũng phải nhìn nhận rõ rằng, trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo của Việt Nam, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục. Song những kết quả tích cực trong ngành giáo dục và đào tạo là không thể phủ nhận, việc cố tình soi mói, thổi phồng một vài tiêu cực để bôi nhọ, phủ nhận tất cả những nỗ lực cố gắng của cả ngành giáo dục, thầy cô giáo, các em học sinh là không thể chấp nhận được.

Cần thấy rằng, với đường lối lãnh đạo, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự đồng lòng nhất trí, quyết tâm của nhân dân cả nước thì sự nghiệp giáo dục sẽ đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, quá trình đó vẫn có những kẻ đi ngược lại bản chất tốt đẹp của nền giáo dục Việt Nam như Nguyễn Đình Cống – một kẻ vô ơn bạc nghĩa, cần cảnh giác, lên án và đấu tranh loại bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét