Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

Phản bác luận điệu sai trái của Voatiengviet

 

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định, tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của nhân dân. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo;…. Đồng thời, quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;…; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi. Thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2012 – 2022, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo, như: Thành phố Hồ Chí Minh cấp 7.500 m2,  Đắk Lắk cấp 11.000 m2; Đà Nẵng cấp 9.000 m2…Năm 2022, Nhà nước đã công nhận 36 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 26,7 triệu tín đồ, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v. Nhiều lễ hội lớn của tôn giáo với hàng vạn tín đồ tham dự được chính quyền các cấp hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ,..để nhân dân được tự do hành lễ, thoả mãn nhu cầu đời sống tâm linh. Như vậy, tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo tốt hơn.

Thứ hai, Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định, quyền con người, quyền công dân  là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở Việt Nam, quyền con người được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng….Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền lực của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân do nhân dân quản lý và điều hành xã hội. Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm, thực thi theo Hiến pháp và pháp luật. Các quyền này gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền có nơi ở hợp pháp, quyền, tự do cư trú, tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, tự do nghiên cứu, sáng tác, tự do lựa chọn nghề nghiệp mưu sinh, tự do hôn nhân…Bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ công dân; được vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, Pháp luật; không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bất cứ ai vi phạm các quyền này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngày 11/10/2022, với 145 phiếu ủng hộ, Việt Nam là một trong 14 thành viên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này khẳng định quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân ở Việt Nam được bảo đảm tốt, điều này không thể xuyên tạc, phủ nhận. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để mắc mưu các thế lực thù địch, làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia – dân tộc và cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét