Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

“TỰ ỨNG CỬ” – CHIÊU BÀI CỦA CÁC PHẦN TỬ PHẢN ĐỘNG, THÙ ĐỊCH PHÁ HOẠI CUỘC BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XIV VÀ HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 – 2021

Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp Nhiệm kỳ 2016 - 2021 là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày Hội non sông. Nhân dân cả nước đang hết sức vui mừng, phấn khởi chờ đón ngày bỏ phiếu bầu ra những người đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của mình vào Quốc hội và HĐND các cấp. Song đây cũng là dịp để các phần tử phản động, thù địch tăng cường các hoạt động chống phá với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
Trong các hoạt động chống phá của chúng là đẩy mạnh sử dụng chiêu bài “tự ứng cử” nhằm gây rối, chống phá từ bên trong. Trên mạng xã hội Facebook, Youtobe, Zalo... các đối tượng lan truyền, kêu gọi “phong trào tự ứng cử ĐBQH”. Chúng cho đây là một đợt “sinh hoạt chính trị” nhằm “thúc đẩy giới trẻ hành động để thực thi dân quyền”. Đến nay đã có một số “zân chủ quốc nội” như Nguyễn Tường Thụy (Thụy say), Nguyễn Đình Hà, Lê Văn Luân, Đặng Phương Bích, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Công Vượng (Vượng râu), Nguyễn Trung Lĩnh, Võ An Đôn… nộp hồ sơ tự ứng cử ĐBQH. Trong số 47 người tự ứng cử ĐBQH tại Hà Nội, một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài, thậm chí còn được cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri. Chúng tán phát nhiều tài liệu như: “Tuyên bố số 9 về quyền tự ứng cử ĐBQH của công dân”, “Tự ứng cử trong chế độ toàn trị”, v.v. hòng kích động, cổ súy cho quyền tự ứng cử của một số phần tử cơ hội, bất mãn, tạo ra lực lượng đối trọng trong Quốc hội. Đồng thời, kêu gọi các nhà “dân chủ” mạng hãy “tự ứng cử” vào Quốc hội, “hãy tập hợp thành từng nhóm để giám sát quá trình bầu cử” và hô hào “ký tên” ảo tung hô, ủng hộ cho người này, người kia, v,v. 
Có thể thấy, chiêu trò “tự ứng cử” của các đối tượng trên đây nhằm gây rối cuộc Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp không có gì khác lạ so với những kỳ bầu cử trước. Nó vẫn chỉ là “bình cũ, rượu cũ” mà thôi. Nhưng cũng phải thấy rằng, độ “cay, độc” của nó được tăng thêm, phạm vi và tốc độ ảnh hưởng của nó cũng tăng nhanh hơn, do chúng đang tận dụng tối đa các ứng dụng của công nghệ thông tin.
Việc chúng cho rằng: Đảng “phân biệt đối xử với người tự ứng cử”; ngoài “vài” người được Đảng lựa chọn “ngầm”, hầu hết những người tự ứng cử bị loại bỏ một cách “không thương tiếc”. Đây quả là một sự xuyên tạc trắng trợn, họ cố tình phớt lờ những quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Từ Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta tại Điều 18 như sau: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”, và tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp năm 1959 (tại Điều 23), Hiến pháp năm 1980 (tại Điều 57), Hiến pháp năm 1992 (tại Điều 54), Hiến pháp năm 2013 (tại Điều 27). Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND”. Luật Bầu cử số 85/2015/QH13 ở Việt Nam. Điều 2: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Trên thực tế, các kỳ bầu cử, chúng ta đều chủ trương bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là nữ, người dân tộc thiểu số, người ngoài Đảng, đại biểu các tôn giáo, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Và qua các kỳ bầu cử Quốc hội ở nước ta đã chứng minh quyền ứng cử, tự ứng cử luôn được bảo đảm, tôn trọng. Kỳ bầu cử ĐBQH khóa XIII (năm 2011), có tới 82 người tự ứng cử ở 22 tỉnh, thành phố được lập danh sách ở vòng 2 và đã có 15 người vào danh sách bầu cử ĐBQH. Trước đó, tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa XII (năm 2007), có 30 người ứng cử vào đến vòng cuối cùng. Còn tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV lần này, dự kiến số người tự ứng cử sẽ tăng hơn so với các nhiệm kỳ trước.
Như vậy, Việt Nam không hề có hạn chế thành phần, đối tượng và quyền ứng cử tự do của công dân nếu họ xét thấy mình đủ đức, đủ tài ra gánh vác công việc chung của đất nước và được nhân dân tín nhiệm. Ấy vậy mà chúng lại cố tình hiểu sai hoặc lờ tịt vấn đề đó và có những hành động nhắm mắt nói liều, la lối, cho rằng “Việt Nam không cho tự ứng cử”.
Quy trình đề cử và ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp rất chặt chẽ và dân chủ. Tất cả các trường hợp, kể cả người tự ứng cử, đều phải đưa về tổ dân phố hay làng xóm nơi ứng cử viên sinh sống để nhân dân thảo luận và biểu quyết. Những ứng cử viên không được nhân dân nơi cư trú tín nhiệm, sẽ không được đưa vào danh sách ở Hội nghị hiệp thương. Nhiều ứng cử viên đã bị loại ngay từ vòng sơ bộ nơi mình sinh sống. Vì vậy, những đối tượng cơ hội, phản động, những kẻ như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Cù Huy Hà Vũ…bị nhân dân loại bỏ ngay từ tổ dân phố nơi chúng sinh sống là lẽ đương nhiên.
Vậy các phần tử này là ai? Điểm đi, nhìn lại cũng là những gương mặt già cội trong cái gọi là “zân chủ Việt”. Đó là Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Văn Bách… Người tham gia vì động cơ chính trị, kẻ vì đồng tiền lợi lọt mà làm tay sai, “cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí có kẻ ngu ngơ đến mức tham gia chẳng biết để làm gì. Phần đông, chúng là những đối tượng chuyên hành nghề “dân chủ, nhân quyền”, thường xuyên viết bài xuyên tạc, vu cáo tình hình mọi mặt của đất nước Việt Nam, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ Đảng và nhân dân. Hình ảnh của chúng thường thấy trên các diễn đàn phản loạn như viettan, danluan, RFA, RFI, VOA… Chúng tự phong mình là “nhân sỹ, trí thức, nhà đấu tranh cho dân chủ, nhà yêu nước, tù nhân lương tâm…”. Rõ ràng các phần tử này đang đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân. Chúng là những tên cơ hội, những kẻ “ăn cây táo, rào cây sung” – sinh ra từ dân tộc này, sống trên đất nước này mà “bợ đít” theo ngoại bang chống lại đất nước, chống lại nhân dân. Hỏi có xứng với cái mác “nhân sỹ, trí thức” nữa không?

Nếu còn chút tự trọng, hãy lặng lẽ sống nốt quãng đời còn lại!
                                                                                          Levietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét