Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

THÀNH TỰU 30 NĂM ĐỔI MỚI LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Đọc bài “Đổi mới tư duy cho đất nước tiến lên” của tác giả Đàn Chim Việt đăng tải trên Diễn đàn Dân sự, quả thật không hiểu tác giả này đang sống ở đâu, trên trời hay dưới đất mà cho rằng, đời sống nhân dân, nhất là công nhân, dân nghèo ngày càng chật vật. Giá cả mọi thứ nhu cầu thiết yếu của dân tăng, từ xăng dầu, điện, nước, học phí, viện phí, thuốc men, cho đến con cá, lá rau cũng tăng. Tiền lương cho công nhân viên chức, giáo viên không đủ để nuôi sống họ nên nhiều người phải xoay sở một cách bất chính. Nợ nước ngoài tăng, nợ cũ nợ mới chồng chất để gánh nặng cho cháu chắt phải trả.

Tác giả viết như vậy là nhằm mục đích gì, phải chăng là để tập viết hay tập làm khoa học. Nếu là để tập viết thì tôi không bàn đến, còn nếu là tập làm khoa học thì tôi khuyên tác giả, khi viết bất cứ nội dung kinh tế nào đều phải đề cập thêm tại sao như vậy? so với trước hoặc so với các nước xung quanh có gì phát triển. Sở dĩ tôi nói điều này, bởi lẽ tác giả viết về kinh tế nhưng không biết gì về kinh tế. Sự nghiệp phát triển kinh tế ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã đem lại đời sống nhân dân ngày càng cao. Từ chỗ thu nhập bình quân đầu người là 80 USD năm 1980 đến năm 2015 đạt 2.109 USD, con số này cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân của nước Cộng hòa dân chủ Congo là 411,9 USD. Vậy ở nước này, đời sống nhân dân không bị chật vật à, hoặc ở nước Mỹ, năm 2010 có 46,2 triệu người nghèo, chắc ở đó họ được sung sướng lắm sao. Trong nền kinh tế thị trường, việc tăng giá cả các mặt hàng thiết yếu nói trên là do chi phí các yếu tố đầu vào và do quan hệ cung cầu về hàng hóa đó trên thị trường chứ đâu có phải là ý muốn chủ quan. Nói đến nợ nước ngoài, trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, các nền kinh tế đều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau thì có nước nào là không nợ. Hơn nữa, nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2015 là 41,5% GDP tương đương 80,261 tỷ, con số này nhỏ hơn nhiều so với nợ nước ngoài của Mỹ là 7,5 nghìn tỷ USD tính đến tháng 1 năm 2016 và của Hy Lạp 243 tỷ EURO tương đương 271 tỷ USD thì ở những nước này bao nhiêu thế hệ cháu chắt mới trả được. Chẳng lẽ tác giả lại không biết so sánh số học à, nếu quả thật như vậy thì tác giả nên rứt tình với khoa học thì cuộc sống còn có ý nghĩa giá trị hiện thực hơn.
Ở Việt Nam, mọi người dân từ trẻ đến già đều cảm nhận và hưởng thụ những thành tựu về sự phát triển về mọi mặt của đất nước sau đổi mới như:
Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định và các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% vào năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao đạt bình quân 17,6%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân 5 năm (2011 – 2015) đạt trên 5,9%, năng suất lao động tăng 4,2% cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006 – 2010. GDP năm 2015 đạt 193, 4 tỷ USD, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành và phát triển. Năm năm (2010 – 2015) đã tạo được 7,8 triệu việc làm, lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng, riêng năm 2015 đạt 51,6 %, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2% từ 14,2% năm 2010 xuống dưới 4,5% năm 2015 và tuổi thọ bình quân đạt 73,3 tuổi. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Văn hóa xã hội từng bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân được nâng lên, tính đến năm 2015 có 1.566 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 17,6 % tổng số xã. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và mở rộng. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Đất nước hòa bình ổn định và toàn vẹn lãnh thổ, mọi thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam được nâng lên cao. Phải chăng tác tác giả đang sống ở dưới đất nên không hiểu được điều đó.

Vì vậy, khi xem xét đánh giá về sự phát triển kinh tế của một nước, thành thật khuyên tác giả cần xem xét một cách khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, đồng thời phải xem xét với tư cách là một quá trình vận động và phải cần đặt nó trong mối quan hệ với các nước khác kể cả nước đang phát triển và nước phát triển. Có như vậy thì bài viết của tác giả mới có sức thuyết phục, còn không bài viết đó cũng chỉ đáng bỏ sọt rác mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét