Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Đừng hão huyền về một cuộc cách mạng thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam

Gần đây, trên trang mạng Danlambao, Nguyễn Xuân Nghĩa đã tung lên bài viết với tựa đề “Sẽ xảy ra”. Nội dung bài viết, là những luận điệu xuyên tạc hết sức trắng trợn và phản động. Vậy, sự thực thì sao?
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị – xã hội. Thực tiễn sự phát triển “thần kỳ” về mọi mặt của đất nước trong những năm qua là minh chứng thuyết phục cho nhận định này. Trong khi, tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, các cuộc chiến tranh, ly khai, khủng bố, xung đột sắc tộc, các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị diễn ra ở nhiều nơi nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia hòa bình, ổn định và phát triển, các chính sách xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, thiên tai, địch họa, Việt Nam đã vươn mình thoát khỏi thân phận một nước nghèo, trở thành “con hổ mới” về kinh tế của châu Á với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%  trong 10 năm qua. Năm 2017 có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt gần 36 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2018, FDI rót vào Việt Nam đạt 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017. Thử hỏi, nếu không có sự ổn định về chính trị – xã hội liệu chúng ta có thể huy động được những nguồn lực quý báu cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Xuân Nghĩa, ông bị đui mù, hay thiểu năng trí tuệ mà không nhận thức được “mùa xuân” của dân tộc? Vểnh tai lên mà nghe Xuân Nghĩa nhé: Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao khi trả lời báo chí nhân dịp dự Diễn đàn Phát triển Châu Á lần thứ 5 đã đánh giá cao sự ổn định chính trị và ổn định về kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Ông cho rằng, đó là điều kiện, là cơ sở vững chắc để Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng trưởng đồng đều. Tiến sĩ kinh tế người Pháp Philippe Delalande thì khẳng định: Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Ông cũng cho rằng: Thành công của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị.
Thứ hai, không bao giờ có một cuộc cách mạng thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Chúng ta không phủ nhận những hạn chế, yếu kém vẫn còn tồn tại cả trong phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân; cả trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, tệ quan liêu, tham nhũng… dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội. Đó là vấn đề tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của một xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, điều quan trọng là Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đều đã nhận rõ những hạn chế, khuyết điểm đó trong đời sống xã hội và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục. Còn những kẻ mượn danh dân chủ, bất đồng chính kiến và mượn danh nhân quyền như Nguyễn Xuân Nghĩa thực chất chỉ là những kẻ cơ hội chính trị, là bè lũ phản động, tay sai của các thế lực thù địch đã và đang dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để chống Đảng, Nhà nước và chế độ. Những cuộc biểu tình của dân chúng về mặt bản chất, đã bị các thế lực thù địch kích động, xúi giục, lôi kéo, lừa bịp, mua chuộc… nhằm gây ra sự bất ổn về chính trị – xã hội. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật cần phải bị trừng trị nghiêm minh. Thực tế, các phiên tòa xét xử những đối tượng này đã diễn ra công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, luận điệu của Xuân Nghĩa cho rằng nhà cầm quyền “bắt bớ trong và ngoài luật pháp (bắt cóc), câu lưu, đánh đập, gây thương tích, cản trở đi lại… cho người bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền” là hoàn toàn xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn. Nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành, quản lý của Nhà nước; luôn có niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính sức mạnh “lòng dân” ấy là nền tảng giữ vững ổn định về chính trị – xã hội của đất nước. Cho nên, Việt Nam không bao giờ “là kho thuốc súng”, và càng không có “một cuộc cách mạng để thay đổi thể chế chính trị” ở Việt Nam như những gì mà Nguyễn Xuân Nghĩa đã rêu ra, xuyên tạc./.
Nguồn: https://nhanvanviet.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét