Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG CỦA HỌC THUYẾT C.MÁC TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, từ đó đặt chủ nghĩa Mác-Lênin trước sự thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Trong bối cảnh đó, các nhà chính trị và tư tưởng tư sản phản động hí hửng tung ra đủ thứ lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và rêu rao về sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, sự diệt vong của chủ nghĩa cộng sản, về “chiến thắng không cần chiến tranh” (Nichxơn), về “Sự tận cùng của lịch sử” (Phucuyama). Không những kẻ thù của chủ nghĩa Mác-Lênin mà cả một số người trước đây một thời được coi là người mác xít, thì giờ đây cũng ra sức xuyên tạc, bác bỏ, công kích chủ nghĩa Mác-Lênin, họ cho rằng học thuyết đó đã lỗi thờirồi.
Giá trị của học thuyết C.Mác không phải ở chỗ mọi câu nói của C.Mác đều là chân lý vĩnh cửu, những người cách mạng cứ thế mà áp dụng không cần xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. C.Mác từng tuyên bố: “Chúng ta không tỏ ra là những nhà lý luận suông tay cầm một mớ nguyên lý có sẵn: đây là chân lý, hãy phục tùng nó đi”. Ph.Ăngghen đã nhiều lần nhấn mạnh: “Học thuyết của chúng tôi không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động”.Nói về cái tinh tuý nhất trong học thuyết Mác, Hồ Chí Minh tóm gọn trong ba chữ: phép biện chứng- tức linh hồn sống của chủ nghĩa Mác.V.I.Lênin nói : “Học thuyết C.Mác là học thuyết vạn năng, vì nó là một học thuyết chính xác. Đó là một học thuyết cân đối và hoàn bị, nó cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thoả hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một hành vi phản động nào, một hành vi bảo vệ sự áp bức của tư sản…”.
HVP






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét