Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

CON BÀI DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN VÀ SỰ GIẢ TẠO CỦA CHÍNH PHỦ MỸ


Đối với Việt Nam, cái con bài dân chủ, nhân quyền của Mỹ đã không còn gì là lạ lẫm và mới mẻ, bởi lẽ đến hẹn lại lên cứ quý I hàng năm Bộ ngoại giao Mỹ lại ra cái gọi là “Báo cáo về tình hình nhân quyền trên thế giới”, và trong bức tranh đen tối mà họ vẽ ra đó thì Việt Nam luôn lọt vào top đầu, và cũng không lạ gì việc một loạt các báo, đài phương tây như BBC, VOA, RFI cùng với một số trang mạng của tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan như Việt Tân, Triều Đại Việt cover lại như một chiến tích lẫy lừng. Và năm nay, bản Báo cáo tình hình nhân quyền trên thế giới của Mỹ cũng không có gì khác, có chăng đó là khác về số năm và một vài cái tên trong báo cáo mà thôi
Trong bản báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ lớn giọng “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài được cai trị bởi một đảng duy nhất... Cuộc bầu cử dần đây nhất năm 2016 không có tự do và công bằng dù có sự cạnh tranh hạn chế của các ứng cử viên được Đảng lựa chọn”. Lạ thật! Việc một Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước ở Việt Nam thì liên quan gì đến Mỹ mà bảo người ta độc tài, trong khi ngay tại nước Mỹ, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, sự cạnh tranh giữa các ứng viên của đảng thông qua khối lượng tiền mua lá phiếu. Các đảng khác không có cơ hội ra tranh cử Tổng thống. Số lượng người dân đi bầu cử không quá 70%. Việc bầu tổng thống thông qua là phiếu đại cử tri. Vậy dân chủ ở đâu?
Một đất nước chuyên rêu rao về dân chủ nhưng lại luôn đi soi mói, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, luôn tạo cớ để tấn công vũ lực, cưỡng bức các quốc gia khác không theo mình; đào tạo, nuôi dưỡng các phần tử cực đoan để chống lại các quốc gia khác. Thử hỏi, các cuộc xung đột, chiến tranh trên thế giới hiện nay; các cuộc cách mạng màu lật đổ chế độ các quốc gia khác có bao nhiêu cuộc không có bàn tay của Mỹ? Câu trả lời sẽ là tất cả đều có sự nhúng tay của Mỹ. Và lẽ đương nhiên vẫn là chiêu bài dân chủ, nhân quyền.
Một đất nước nổi tiếng với mỹ từ “thiên đường tự do”, nhưng thực tế ra sao? Mọi người dân đều bị kiểm soát, theo dõi chặt chẽ của chính phủ từ thông tin cá nhân, bí mật đời tư đến các hoạt động sản xuất kinh doanh... thậm tệ hơn họ còn bí mật theo dõi cả lãnh đạo các quốc gia khác, những bí mật đó đã bị Edward Snowden - một nhân viên của CIA phơi bày.
Một đất nước mà mỗi năm cảnh sát bắn chết khoảng 1000 người dù họ chưa bị kết tội, theo Wasington post có 45% những nạn nhân này là nam giới da trắng, trong khi 23% là nam giới da đen, 96% nạn nhân có vũ khí, một nửa trong số này có súng và 25% trong tình trạng suy sụp tinh thần tại thời điểm bị bắn chết. Một đất nước nổi tiếng với những hình thức tra tấn tù nhân dã man tại các nhà tù của Mỹ như thời trung cổ.
Đặc biệt là nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ ngày càng trầm trọng, những người da đen và các dân tộc thiểu số luôn phải chịu thua thiệt trước người da trắng, Một cuộc điều tra năm 2018 của YouGov/Economist cho thấy 17% người Mỹ phản đối hôn nhân giữa các chủng tộc, với 19% thành viên của các nhóm dân tộc “khác”.
Một đất nước được coi là giàu nhất thế giới nhưng có tới 2,7 triệu người không có bảo hiểm y tế, số người vô gia cư liên tục tăng qua các năm, hàng năm có hơn 2000 người chết vì đói, tỉ lệ tội phạm trong tốp cao nhất thế giới, một năm có hàng trăm vụ thảm sát bằng súng đạn, lấy đi mạng sống của hàng trăm người. Theo số liệu tổng hợp của hãng tin AP, tờ USA Today cùng Đại học Northeastern, trong 41 vụ giết người hàng loạt, mỗi vụ có từ 4 nạn nhân thiệt mạng trở lên, không tính thủ phạm. Tổng số người chết trong những vụ giết người hàng loạt này lên tới 210 người trong năm 2019. Hàng chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông, tất cả mọi băng nhóm xã hội đen lớn nhất đều có mặt ở nước Mỹ. Nhân quyền ở đâu?
Nước Mỹ luôn tuyên truyền là thiên đường của tự do, dân chủ và nhân quyền, song khi dịch Covid - 19 tràn qua, đã làm hàng nghìn người Mỹ mặc bệnh, hơn 150 người tử vong, nhưng chính quyền Mỹ trong phòng chống dịch rất chậm chạp, không phải vì chính quyền không biết sự nguy hiểm của nó, song thay vì đưa ra các khuyến cáo và các biện pháp phòng chống cho người dân thì họ lại trấn an cho rằng dịch bệnh không nguy hiểm vì lo ngại sự hoảng loạn sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mỹ. Bên cạnh đó, việc đảm bảo các điều kiện tối thiểu nhất để người dân Mỹ được chữa bệnh cũng vô cùng hạn chế, thiếu giường bệnh, thiếu máy thở, thiếu kit thử, thiếu khu cách ly và điều trị bệnh, y bác sĩ thiếu đồ bảo hộ. Nhiều người bị từ chối khám bệnh và nhiều người có dấu hiệu bị nhiễm bệnh không dám đi khám vì không đủ tiền chữa bệnh. Trong khi người dân trên thế giới lo đi mua khẩu trang, nước rửa tay để phòng dịch thì ở Mỹ, người dân đổ xô đi mua súng, và các nhà kinh doanh súng có cơ hội kiếm lời.
Nhân quyền ở đâu khi chính quyền coi trọng túi tiền của tài phiệt hơn là sức khỏe và tính mạng của người dân?
Trong khi đó, ở Việt Nam, ngay sau khi có dịch Chính phủ đã chủ động công tác phòng, chống dịch một cách có hiệu quả, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tổ chức cuộc diễn tập quy mô lớn, các bệnh viện, trung tâm y tế được trang bị đầy đủ cả về con người và trang bị để kịp thời chữa bệnh, các doanh trại quân đội, công an được huy động để sẵn sàng công tác cách ly. Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức đón đồng bào ở những vùng có dịch trên thế giới về nước, lo ăn ở, chữa bệnh, và một điều vô cùng quan trọng là tất cả đều miễn phí. Một đất nước bé nhỏ, một nền kinh tế mới đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp nhưng sẵn sàng hi sinh lợi ích kinh tế để chống dịch, coi nhiệm vụ “chống dịch là chống giặc”. Như vậy là không có nhân quyền?
Trong khi cả thế giới đang loay hoay lo lắng thì Việt Nam đã có pháp đồ điều trị Covid - 19 hiệu quả, đã sản xuất được kit thử nhanh để đưa vào sử dụng đồng thời viện trợ cho Hàn Quốc. Trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới, số người bị nhiễm và người chết vì Covid - 19 tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm mỗi ngày thì ở Việt Nam số ca nhiễm là một con số và chưa có người nào chết, trong số đó phần lớn là những người đã đến những nước phát triển trở về. Trong khi nhiều nước ém nhẹm đi số ca nhiễm vì lo sợ thì Việt Nam cập nhật hàng ngày để nhân dân biết chính xác các thông tin về dịch bệnh. Như vậy có dân chủ, nhân quyền không?
Người ta có câu “Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nay mới biết bạn là ai”. Bộ mặt giả tạo của chính quyền Mỹ rồi cũng bị vạch ra, cái bánh vẽ dân chủ, nhân quyền, tự do mà chính quyền Mỹ tạo ra cũng chỉ đề lừa lọc, ma mị dân chúng và nó cũng chỉ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác, còn thực tế thì dân chủ, nhân quyền, tự do kiểu Mỹ chỉ có trong đống Dolla của bọn tài phiệt mà thôi.
Chỉ tầm ấy thôi cũng cho thấy chính quyền Mỹ không đủ tư cách để đi rao giảng dân chủ, nhân quyền, tự do trên thế giới và càng không đủ tư cách để bàn về dân chủ, nhân quyền, tự do của Việt Nam. Và Báo cáo tình hình nhân quyền trên thế giới 2019 của Bộ ngoại giao Mỹ cũng chỉ là bài văn hài hước, vụng về được viết ra bởi những kẻ ảo tưởng sức mạnh.
                                                                                                                                                       P.D

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

NHỮNG LUẬN ĐIỆU LỢI DỤNG DỊCH COVID-19 ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC QUA MẠNG XÃ HỘI


                                                                                              Sự thật
Dịch Covid-19 do một chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra, bắt đầu bùng phát từ tháng 12-2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Hiện dịch Covid-19 đã lan ra hơn 150 quốc gia trên thế giới.
Để đối phó với dịch bệnh, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước đã thể hiện tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bước đầu đạt nhiều thành quả, được WHO và nhiều nước đánh giá cao, góp phần cùng cộng đồng quốc tế ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra.
Trong khi chúng ta tiến hành “chống dịch như chống giặc”, thì các thế lực thù địch cũng triệt để lợi dụng cơ hội dịch Covid-19 lây lan sang nước ta để xuyên tạc, chống phá đất nước. Nhiều tổ chức phản động lưu vong, như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ… cùng một số phần tử phản động trong nước cấu kết, a dua, lợi dụng tính năng lan tỏa nhanh của internet, của truyền thông xã hội như các kênh: Google, Youtube, Facerbook... đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận.
Qua theo dõi trên mạng xã hội, căn cứ vào thống kê, đánh giá của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an, có thể chỉ ra những thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang lợi dụng dịch Covid-19 để xuyên tạc, chống phá đất nước ta trên truyền thông xã hội chủ yếu như sau:
Một là, ngụy tạo bức tranh đen tối về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Các thế lực thù địch đã đăng tải trên các kênh truyền thông, nhất là truyền thông xã hội hàng trăm bài viết chứa đựng những thông tin sai sự thật do chúng ngụy tạo về thực trạng đen tối của dịch Covid-19 đang hoành hành tại Việt Nam. Họ đã đưa lên truyền thông xã hội hàng trăm nghìn tin giả, như: "số người mắc bệnh, sự lây lan tốc độ nhanh ở nhiều địa bàn lớn gấp nhiều lần con số chính thức do Chính phủ Việt Nam công bố". Đặc biệt, họ còn dựng chuyện về số người tử vong do dịch Covid-19 lên tới hàng chục người và không ngừng gia tăng. Theo thông tin trong cuộc họp báo ngày 11-3-2020 của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an), chỉ trong hai ngày sau khi bệnh nhân số 17 dương tính với Covid-19 đã có tới 80.000 thông tin về dịch Covid-19, trong đó có rất nhiều thông tin sai sự thật. Qua đây cho thấy, việc ngụy tạo ra bức tranh đen tối về dịch Covid-19 đang hoành hành tại Việt Nam, là thủ đoạn tạo tâm lý hoang mang, sợ hãi cho cộng đồng, làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo sự hoài nghi, làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Thực chất thủ đoạn này là nhằm tạo “luận cứ giả” để thực hiện âm mưu đánh phá vào vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước trong xử lý dịch bệnh Covid-19 và đánh phá vào một số quan điểm, chính sách của Việt Nam.
Hai là, xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước ta trong xử lý dịch bệnh
Từ ngụy tạo “luận cứ giả” nêu trên, các thế lực thù địch đổ lỗi cho Nhà nước về nguyên nhân để xảy ra dịch bệnh là đã không ngăn chặn ngay từ đầu mà theo họ là “phải đóng cửa hoàn toàn với Trung Quốc”-nơi bùng phát dịch bệnh! Khi dịch bệnh lây lan sang Việt Nam, ngay lập tức họ tán phát nhiều tin giả để tạo sự hoài nghi là Nhà nước ta đã che giấu dịch bệnh, rằng “Chính phủ bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh” nên để tình hình dịch trầm trọng như bức tranh mà họ đã ngụy tạo. Với con số chính thức mắc bệnh và địa bàn xảy ra dịch bệnh do Nhà nước công bố và cập nhật từng giờ, thì họ trắng trợn xuyên tạc rằng, con số thực tế “lớn hơn rất nhiều!”. Chúng còn dựng chuyện về một số ca tử vong không phải do dịch bệnh Covid-19: “Rất có thể là do dịch, nhưng bị nhà cầm quyền che đậy bằng việc công bố âm tính với Covid-19!”, để gây nghi ngờ và vu cáo Đảng, Nhà nước ta “khuất tất, che giấu!”.
Với những thành công trong việc hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh như: Thực hiện cách ly số người Việt trở về Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; khoanh vùng dập dịch ở những địa bàn như xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc); phố Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội); khu vực ở TP Phan Thiết (Bình Thuận)…; đặc biệt là thành quả chúng ta đã chữa khỏi 16 ca nhiễm, chưa để xảy ra trường hợp tử vong nào, được WHO và nhiều nước đánh giá cao, thì họ đã trắng trợn xuyên tạc “Việt Nam tuyên bố chữa trị thành công cho 16 ca nhiễm Covid-19 chỉ là con số lừa mị để trấn an dư luận trong nước và quốc tế!”.
Ba là, lợi dụng tình hình dịch bệnh xuyên tạc một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
Lợi dụng ổ dịch bùng phát ở Trung Quốc, các thế lực thù địch đưa “yêu sách” đòi Nhà nước ta phải phong tỏa biên giới với Trung Quốc! Khi dịch lan rộng ra nhiều nước ngoài Trung Quốc, Chính phủ ta đưa ra những hạn chế về xuất nhập cảnh với một số nước đang có dịch diễn biến phức tạp, trong khi vẫn mở cửa giao thương hàng hóa với Trung Quốc, thì họ xuyên tạc rằng Nhà nước ta là “lệ thuộc”. Đây là hành vi lợi dụng dịch bệnh để chống phá đường lối, chính sách về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Cùng với đó, các thế lực thù địch lớn tiếng vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm các quyền tự do, dân chủ, khi các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành xác minh, xử lý những người tán phát thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên truyền thông xã hội. Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, vừa qua, khi cơ quan này phối hợp với công an các địa phương xác minh, đấu tranh yêu cầu gỡ bỏ hơn 600 tin sai sự thật, phạt hành chính hơn 130 đối tượng theo đúng Luật An ninh mạng, thì các thế lực thù địch ngay lập tức la lối, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, chà đạp quyền tự do ngôn luận “bịt miệng người dân, không cho dân nói sự thật”!
Từ sự phân tích trên có thể nhận định, thực chất thủ đoạn lợi dụng dịch Covid-19 chống phá đất nước, là những thủ đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Những thủ đoạn đó được kết hợp với các thủ đoạn khác mà họ đã và đang ráo riết tiến hành trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào làm làm suy yếu, dần vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đảm nhiệm trọng trách là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN.

VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU CỦA NHỮNG “SĂNG - TA CHÍNH TRỊ” XUYÊN TẠC, BÔI NHỌ QUÂN ĐỘI


Gần đây, Cơ quan điều tra (CQĐT) Bộ Quốc phòng tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam một số đối tượng nguyên cán bộ thuộc Binh đoàn 15 (Tổng công ty 15) để điều tra những vi phạm pháp luật trong quá trình công tác khi còn đương chức. Đây là việc xử lý cần thiết nhằm giữ gìn kỷ cương phép nước, kỷ luật quân đội. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng vụ việc trên để xuyên tạc, bôi nhọ quân đội. Hành vi đen tối đó chính là hành vi của những “săng-ta chính trị” như cách gọi của V.I.Lênin.
Vẫn luận điệu “chọc gậy bánh xe”, tạo dựng mâu thuẫn
Ngày 8-3, CQĐT của Bộ Quốc phòng tống đạt quyết định bắt tạm giam, khám xét nhà riêng Đại tá Đỗ Văn Sang, nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Binh đoàn 15 và Đại tá Phạm Văn Giang, nguyên Giám đốc Công ty 72 thuộc Binh đoàn 15 để điều tra về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Sự việc trên lập tức được một số trang mạng xã hội xuyên tạc, “chọc gậy bánh xe”, tạo dựng mâu thuẫn nội bộ với những luận điệu phản động, suy diễn. Từ những hiện tượng đơn lẻ, hành vi vi phạm của một số cá nhân..., các thế lực thù địch xuyên tạc thực tiễn, hướng lái sang luận điệu xưa cũ khi “khuyến cáo” Đảng và Nhà nước “xem lại” chủ trương quân đội làm kinh tế... Nghiêm trọng hơn, từ những hiện tượng nêu trên, một số trang thông tin điện tử, facebook bới móc, thêm thắt, dắt dây, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng.
Có thể thấy rằng, những luận điệu xuyên tạc, gây kích động lần này cũng chỉ là “bổn cũ soạn lại”, không khác nhiều so với những lần trước mỗi khi Đảng, Nhà nước, quân đội phát giác và thực hiện quy trình tố tụng với các cán bộ vi pháp pháp luật. Lần này, vẫn với chiêu thức cũ, chúng đã biến những sự việc cụ thể và sai phạm của các cá nhân, để xuyên tạc, phủ nhận chủ trương đúng đắn trong tham gia xây dựng kinh tế của doanh nghiệp quân đội và bôi nhọ lãnh đạo cấp cao. Từ đó, hạ thấp uy tín của quân đội, phá hoại sức mạnh, chỗ dựa của Đảng, Nhà nước và nhân dân, công phá vào “thành trì của niềm tin”. Luận điệu thâm độc ấy cần được vạch trần, làm rõ…
Xử lý nghiêm minh, chủ trương nhất quán
Trước hết, cần khẳng định, việc xử lý các cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao có sai phạm, vi phạm pháp luật là cần thiết để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, không ngừng làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong kháng chiến trước kia và hòa bình, xây dựng đất nước hiện nay.
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết chống tham ô, tiêu cực với tinh thần: Xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai. Năm 1950, thông tin Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu vi phạm pháp luật nghiêm trọng được gửi đến Trung ương. Bác Hồ giao Thiếu tướng Trần Tử Bình, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Phó tổng Thanh tra Quân đội yêu cầu điều tra làm rõ. Ít lâu sau, nhận báo cáo điều tra cụ thể, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”. Năm 1964, Bác Hồ tiếp tục nhận được ý kiến xin giảm tội cho một cán bộ tha hóa, biến chất là một thứ trưởng. Sau khi xem xét, cân nhắc, Người quyết định: "Thà chặt một cành sâu để cho cây xanh tốt".
Đó chỉ là hai ví dụ trong rất nhiều trường hợp cán bộ sai phạm bị Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết xử lý nghiêm khắc. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và XII), với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, nhiều vụ đại án với không ít cán bộ cấp cao, trong đó có tướng lĩnh quân đội, công an bị xử lý kỷ luật, pháp luật.
Phải xem xét, xử lý cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí cán bộ cấp cao là điều không ai mong muốn. Nhưng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” thì nhất định phải loại khỏi đội ngũ những phần tử thoái hóa, biến chất, “kỷ luật vài người để cứu muôn người” như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định. Vì thế, việc xử lý các sai phạm của một số cán bộ quân đội, trong đó có người nguyên là cán bộ của Binh đoàn 15 thời gian qua là bình thường. Nó không chỉ thể hiện sự nghiêm minh, thượng tôn pháp luật mà còn củng cố niềm tin của nhân dân, của cán bộ, chiến sĩ, chứ không phải “làm suy giảm năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia của một dân tộc” như sự xuyên tạc của một số đối tượng thù địch với cách mạng Việt Nam.
Việc xử lý nghiêm minh đó tiếp tục thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, trách nhiệm chính trị và thái độ không khoan nhượng của Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng với các sai phạm của cán bộ đương chức cũng như nguyên chức trong quân đội. Đó là sự cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng bộ Quân đội; đúng như chỉ đạo và mong muốn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng: Quân đội phải luôn gương mẫu đi đầu, ngăn chặn cho được những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phải vô tư trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; không ngừng rèn luyện, phấn đấu, giỏi kỹ chiến thuật; giữ gìn mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật… Vì lẽ đó, việc “quy chụp trách nhiệm”, xuyên tạc và bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng hòng hạ thấp uy tín quân đội, chia rẽ nội bộ, làm giảm sút niềm tin của nhân dân là thủ đoạn đầy ác ý, vô căn cứ, cần bị vạch trần và lên án.
Một quan điểm nhất quán nữa của Đảng mà những “săng-ta chính trị” xuyên tạc từ vụ án của một số cán bộ của Binh đoàn 15 vừa qua, đó là chủ trương quân đội làm kinh tế. Có thể thấy, quân đội tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế không phải là vấn đề mới mà nó gắn liền với quá trình ra đời, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Ở Việt Nam, tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế-xã hội là một chức năng cơ bản của QĐND Việt Nam, vừa thể hiện sâu sắc bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, vừa cho thấy ý thức, trách nhiệm chính trị của quân đội trong việc quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
Quan điểm quan trọng nêu trên cũng đã được hiến định. Điều 68 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013) ghi rõ: “... kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh...”. Việc kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là của toàn dân, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là ở nơi dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế của quân đội cũng chính hướng tới mục tiêu đó.
Một điều dễ nhận thấy trong thực tiễn, đó là, các đơn vị quân đội đã phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng các khu kinh tế-quốc phòng thực sự là nhân tố quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế, xã hội ở từng địa phương, vùng, miền gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước; tham gia có hiệu quả xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, vùng căn cứ cách mạng, đẩy lùi các hủ tục; xây dựng làng, bản văn hóa; cùng đồng bào các dân tộc xây dựng vành đai biên giới, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Như vậy, lao động sản xuất là một nhiệm vụ chính trị xuyên suốt của QĐND Việt Nam, một nhân tố làm nên nhân cách, phẩm giá Bộ đội Cụ Hồ. Vì thế, những luận điệu đòi “xem lại” chủ trương quân đội làm kinh tế vì cho rằng "sự phối kết giữa quốc phòng với làm kinh tế chỉ tạo ra “quái thai”, là cội nguồn của nhiều vấn nạn"… là không có cơ sở thực tiễn và không thể chấp nhận.
Những “săng-ta chính trị” và thái độ của chúng ta
Vào đêm trước của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, lãnh tụ V.I.Lênin đã viết bài “Một vụ săng-ta chính trị” trên Báo Người vô sản đăng số 10, ngày 6-9-1917 nhằm đấu tranh chống lại bọn săng-ta chính trị. Đó là bọn chuyên "vu khống, dối trá, ám chỉ, tố cáo và phao tin đồn nhảm". Mục đích của bọn phản động này là: Bịa đặt, dọa dẫm, vu khống Đảng và các lãnh đạo của Đảng. Trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, bảo vệ Đảng trong những thời khắc khó khăn khi mà các lực lượng đối lập, thù địch bôi nhọ Đảng, chia rẽ Đảng với quần chúng nhân dân, giai cấp công nhân với nông dân và trí thức, V.I.Lênin đã viết: “Chúng ta tin tưởng ở đảng, chúng ta thấy ở đó trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta”. Trước “phút giao thừa” của cuộc cách mạng, quyết tâm “bảo vệ năng lực công tác của đảng ta, bảo vệ các lãnh tụ của đảng”, V.I.Lênin đã kêu gọi toàn thể đảng viên nâng cao nhận thức, cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ nội bộ và hãy đoàn kết, siết chặt đội ngũ, tin tưởng vào tư cách của một đảng chân chính cách mạng và bảo vệ nền tảng Chủ nghĩa Mác, bảo vệ các lãnh tụ của Đảng. "Chúng ta hãy kiên quyết vạch mặt bọn săng-ta. Hãy kiên quyết đưa những mối nghi ngờ nhỏ nhất ra trước sự xét xử của những người công nhân giác ngộ, ra trước sự xét xử của đảng chúng ta", V.I.Lênin kêu gọi.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các thế lực cơ hội chính trị, thù địch, phản động với nhiều “mưu ma chước quỷ” thường xuyên gieo rắc thông tin xấu độc, xuyên tạc tình hình, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo. Trước các loại thông tin bịa đặt như thời gian qua, mỗi chúng ta cần hết sức tỉnh táo, biết phân tích để phân biệt đúng sai. Đồng thời có thái độ kiên quyết đấu tranh, phản bác bằng những thông tin chính thống, công khai, minh bạch. Đó là thái độ, ý thức và trách nhiệm chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên, công dân, quân nhân, góp phần đẩy lùi bóng tối thông tin, bảo vệ thanh danh của Đảng, uy tín của quân đội, nhất là khi chúng ta đang tiến hành đại hội đảng các cấp hướng tới Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và Đại hội XIII của Đảng.
Nguồn: Báo QĐND

Chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân - chiêu trò nguy hiểm của các luận điệu thù địch


Như đã thành thông lệ, sắp đến kỳ Đại hội Đảng, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực; trong đó, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là một trong những chiêu trò nguy hiểm nhất. Vì vậy, đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc của chúng, nhằm bảo vệ uy tín của Đảng, cũng như mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân là việc làm cấp thiết.
Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam 90 năm qua, đã chứng minh mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân Việt Nam là mối quan hệ gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất. Tính thống nhất đó, được thể hiện tập trung ở chỗ: Sự ra đời, tồn tại và mục tiêu hoạt động của Đảng là vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; nguồn sức mạnh bất tận và vô địch của Đảng là từ nhân dân, ở trong nhân dân. Đảng là của dân, vì dân, dân một lòng, một dạ theo Đảng. Đảng luôn quan tâm chăm lo cho lợi ích của nhân dân và nhân dân cũng luôn sẵn sàng chiến đấu, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng. Quá trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định sức mạnh dời non, lấp biển của sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân; đồng thời, thể hiện sức mạnh của sự thống nhất giữa lý tưởng của Đảng với khát vọng không có gì quý hơn độc lập, tự do của nhân dân. Sự thống nhất đó, là nhân tố cơ bản, sức mạnh chủ yếu tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng làm nên những thắng lợi vĩ đại, huy hoàng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Nhận thức rõ sức mạnh vô địch của Đảng Cộng sản Việt Nam là ở mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, các thế lực thù địch luôn tìm mọi chiêu trò phá hoại, công kích nhằm chia rẽ Đảng với dân; lôi kéo, kích động, tách nhân dân ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho dân xa Đảng, thậm chí đối lập với Đảng. Gần đây, người ta lại thấy những chiến dịch rầm rộ được các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài hợp sức tấn công vào công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Những luận điệu đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”; đưa ra những lập luận, như: “một đảng cầm quyền thì không có dân chủ”, với những yêu sách đòi “Đảng ta phải từ bỏ quyền lãnh đạo” và coi đó là vấn đề “căn cốt”, “then chốt” để hợp lòng dân, v.v. Không khó hiểu khi vấn đề đảm bảo dân chủ được các thế lực thù địch tung ra ngày càng nhiều, với những chiêu trò ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhằm làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Chúng ra sức xuyên tạc, công kích bằng những luận điệu: Đại hội XIII chẳng có gì mới, vẫn theo phương hướng “chính trị bảo thủ”; vẫn tiếp tục “tôn thờ một chủ thuyết đã bị phá sản” và “không thể trông chờ ” vào ban lãnh đạo mới để đưa đất nước đi theo trào lưu văn minh nhân loại(!). Lợi dụng một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống được đưa ra xét xử, chúng cố tình thổi phồng, gán ghép cho Đảng ta đủ các bệnh hoạn: nào là “dốt nát”, “võ biền”, “vi phạm dân chủ”, “chà đạp lên lợi ích của nhân dân”, “thất nhân tâm” làm hại dân, hại nước. Nhiều “cuốn sách”, “tờ báo”, “tờ rơi”, “tâm thư”,“thư ngỏ”, “tuyên cáo” xuyên tạc mục đích hoạt động của Đảng không phải vì lợi ích của nhân dân, mà là lợi ích của nhóm cán bộ, đảng viên có chức có quyền và người thân của họ. Và, Đảng Cộng sản Việt Nam hết “vai trò lãnh đạo”; “quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân không còn nữa”. Rồi, chúng kêu gọi như lời “hịch”: trách nhiệm của những người yêu nước phải “nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, đánh đổ ban lãnh đạo của Đảng, giải tán Đảng, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của đất nước”; “bỏ lỡ thời cơ này là có tội với dân tộc”, v.v.
Từ những lời lẽ, giọng điệu trên chúng ta thấy rõ, mục tiêu số một của các thế lực thù địch là nhằm chia rẽ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; làm cho nhân dân hoài nghi vai trò lãnh đạo của Đảng, xa Đảng, đối lập, chống lại Đảng, thủ tiêu nguồn sức mạnh vô địch và sức sống của Đảng, để đi đến thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Chúng ta không cần phải trình bày nhiều về các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa đã thiết lập nên vị thế lãnh đạo, vai trò dẫn dắt dân tộc, vị thế cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như tính chất mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân trong quá trình cách mạng nước ta. Đảng đã vì dân mà ra đời, lãnh đạo cách mạng, đưa nhân dân thoát khỏi đêm trường nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo, duy nhất cầm quyền ở nước ta. Và, nhân dân Việt Nam đã theo Đảng, đoàn kết dưới ngọn cờ của Đảng làm nên những kỳ tích vĩ đại của thế kỷ XX, ngày nay đang vững bước trên con đường đổi mới. Đó là bản chất và nội dung cốt lõi của mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân đã, đang và vẫn thể hiện sinh động trong thực tiễn và là nguồn sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam, không có thế lực nào, dù nham hiểm đến đâu cũng không thể xuyên tạc, chia rẽ được. Bởi, vai trò của Đảng đối với vận mệnh và tương lai của dân tộc, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là khách quan. Tính khách quan đó, không chỉ do chính lịch sử dân tộc và khát vọng của nhân dân Việt Nam quy định, mà còn do chính bản chất cách mạng, tính tiền phong, gương mẫu của Đảng. Vai trò và mối quan hệ đó đã được khẳng định trong thực tiễn lịch sử Việt Nam suốt 90 năm qua, không ai có thể bác bỏ.
Do đó, không thể vì sự hạn chế, khuyết điểm nào đó mà nói bừa rằng, Đảng ta đã “hết vai trò”, “không còn khả năng để lãnh đạo đất nước”, “không còn là đảng của nhân dân, vì nhân dân”, v.v. Và, cũng không thể phán xét một cách hồ đồ rằng, quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân không còn nữa, rồi kích động, hô hào nhân dân chống đối lại Đảng và chế độ.
Không chỉ trong lịch sử, mà thực tiễn ngày nay cho thấy, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã và đang được thụ hưởng thực sự trong cuộc sống hằng ngày, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và lạc quan tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Mọi người dân đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến cho các cơ quan công quyền. Các kênh đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng, phát huy hiệu quả. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát không chỉ trở thành quy chế, thiết chế dân chủ trong xã hội, mà còn là phương châm hành động trong xây dựng hệ thống chính trị và là yêu cầu ứng xử của cán bộ, đảng viên trong tiếp xúc, quan hệ với nhân dân. Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lợi và nghĩa vụ; quyền hạn và trách nhiệm; cống hiến và hưởng thụ. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Đảng đã thực sự gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình đúng với Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hiến định. Đó là thực tế, hiện thực sinh động không thể phủ nhận, đã bác bỏ mọi sự xuyên tạc chống phá, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
Những thành tựu có được ngày hôm nay là sự cố gắng to lớn, rất đáng tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận một số yếu kém, khuyết điểm trong quá trình xây dựng đất nước, nhất là công tác lãnh đạo, quản lý, vai trò nêu gương của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Theo đó, trong tình hình mới, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII). Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách hợp lòng dân, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”1. Thực hiện tốt những yêu cầu này, không chỉ củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, mà còn làm thất bại mọi sự xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với dân của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay.
_______________ 
1 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 51.    
                                                                                                        Nguồn: http://tapchiqptd.vn/

Càng lộ rõ mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam Chiêu trò kích động những người thiếu hiểu biết

Tôi đọc bài “Màn kịch vụng về trên sân khấu chính trị hải ngoại” trên mục “Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của Báo Quân đội nhân dân trên internet. Là người đã có hơn 30 năm sống và làm việc trên đất Mỹ, hiểu về nhân quyền ở đất nước này và một số nước đã có dịp tiếp cận, tôi đồng tình với cách đặt vấn đề và lập luận của báo...
Trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tôi có dịp trở về Mỹ Tho, Tiền Giang (Việt Nam)-quê hương tôi và đi thăm một vài địa danh của đất nước. Khách quan nhìn nhận, so với nhiều quốc gia trên thế giới, những tiến bộ về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam khá rõ nét. Có lẽ vì thiếu thiện chí với Việt Nam mà cái gọi là "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" và một số tổ chức phi chính phủ ở Mỹ thường đội lốt “bảo vệ nhân quyền” để thực hiện những việc làm và lời nói không chính xác, gây khó khăn cho thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam... Hành động trao "giải thưởng nhân quyền" cho những kẻ vi phạm pháp luật đã và đang thụ án tù tại Việt Nam đúng là một trò hề... Thực chất, đây vẫn là chiêu trò kích động những người thiếu bản lĩnh, kém hiểu biết nhằm chống phá Việt Nam. Cùng với việc báo chí, truyền thông lên tiếng phản bác, định hướng dư luận..., theo tôi, thông qua kênh ngoại giao, Chính phủ Việt Nam cần có biện pháp đấu tranh, lên án mạnh mẽ những hành động này.
Can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là trái công ước quốc tế
Hành động trao cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" cho một số nhân vật đã và đang bị tòa án kết tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" hoặc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” của cái gọi là "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" là trái với công ước và nguyên tắc quốc tế. Tại Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 đã quy định về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Sau đó, tại Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận rõ ràng hơn.
Pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó phải: Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Như vậy có thể thấy hành động lợi dụng nhân quyền của cái gọi là "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" đã vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, vi phạm trắng trợn pháp luật Việt Nam.
Đúng là “màn kịch vụng về trên sân khấu chính trị...”
Bài viết “Màn kịch vụng về trên sân khấu chính trị hải ngoại” giúp tôi hiểu rõ trắng-đen và thực chất của cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” mà cái gọi là "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" bày đặt ra. Điểm qua gương mặt những đối tượng được "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" "vinh danh" đều là các công dân Việt Nam vi phạm pháp luật, có hành động chống chính quyền, phản nước, hại dân..., hiện đang là phạm nhân trong các trại cải tạo... Chỉ vậy thôi đã đủ thấy tiêu chí và mục đích đen tối của "giải thưởng" này. Thử hỏi những "giải thưởng nhân quyền" ấy có biểu lộ chút giá trị nào như tên gọi của nó? Có chăng giải thưởng này càng bộc lộ rõ hơn mức độ thành kiến của tổ chức đứng ra trao giải với Việt Nam... Tôi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo Quân đội nhân dân. Đây đúng là “màn kịch vụng về trên sân khấu chính trị hải ngoại”.
Đã rõ ai đứng đằng sau “giải thưởng nhân quyền”
Từ bài viết của Báo Quân đội nhân dân, tìm hiểu sâu hơn tôi mới thấy đúng là họ đang trao giải theo kiểu xếp hàng lần lượt cho những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam đã và đang bị Tòa án kết tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" hoặc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Những nhân vật: Lý Tống, Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Ðài, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn... hoàn toàn không có công lao gì trong việc thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Ngược lại, những nhân vật này chỉ được dư luận biết đến sau khi tòa án đưa ra xét xử về những hành vi phạm tội... Trước đây, tôi thường băn khoăn, không hiểu các tổ chức nhân quyền kia hoạt động bằng cách nào, lấy tiền đâu ra để trao giải... Qua bài báo, tôi mới hiểu, đứng đằng sau hà hơi, tiếp sức cho những “giải thưởng nhân quyền” này là một số nước phương Tây cùng một vài cá nhân, tổ chức thù địch với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ở hải ngoại...
                                                                                                                      Nguồn: https://www.qdnd.vn/

Điểm sáng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thế giới nhiều biến động đã bác bỏ những luận điệu sai trái


Những năm gần đây, tình hình quốc tế luôn biến động, tiềm ẩn nhiều bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Đây là minh chứng sống động, bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về con đường phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước hết, cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc vẫn diễn ra gay gắt, chưa có dấu hiệu dừng lại, không chỉ tác động đến sự tăng trưởng nội tại của mỗi nước mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của toàn cầu. Thứ hai, xung đột kéo dài ở Trung Đông chưa có hồi kết, làm biến động giá dầu thế giới. Thứ ba, sự kiện Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) làm xáo trộn dòng vốn đầu tư, thương mại chủ yếu giữa Anh và Liên minh này; đồng thời, còn lan ra thế giới, gây ảnh hưởng đối với những nền kinh tế mở. Thứ tư, diễn biến phức tạp ở Biển Đông đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự tăng trưởng, phát triển kinh tế không chỉ với các nước trong khu vực mà trên phạm vi toàn thế giới. Thứ năm, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế tăng. Trước những tác động trên, các tổ chức: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Năm 2019, IMF hạ triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ xuống còn 2,4%; Trung Quốc xuống còn 6,1%; khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ở mức 1,2%, thấp hơn 0,1% so với dự báo trước đó. Đối với Đức, nền kinh tế đầu tầu của EU cũng bị điều chỉnh giảm xuống còn 0,5%; mức tăng trưởng của Anh chỉ đạt 1,2%1.
Đối với Việt Nam, ngoài việc chịu tác động xấu từ tình hình nêu trên, những năm qua, nhiều khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế trong nước và thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... là những trở ngại lớn tới đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là ngành nông nghiệp. Song, với sự chỉ đạo, điều hành kịp thời và hiệu quả của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, trở thành một trong những điểm sáng của khu vực và thế giới2. Đánh giá của Ngân hàng thế giới, GDP theo danh nghĩa của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2018, Việt Nam đứng thứ 46 thế giới, thứ 14 châu Á và thứ 6 khu vực Đông Nam Á. Riêng năm 2019, trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu tăng chậm, nhưng với Việt Nam, được dự báo sẽ là năm thứ hai liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra (có 5 chỉ tiêu vượt). Trong đó, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 2,7% - 3%, kinh tế vĩ mô ổn định; tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%; năng suất lao động tăng 5,9%, v.v. Tính đến hết tháng 11 năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân ước đạt 17,6 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, vốn bổ sung của doanh nghiệp trong nước đạt trên ba triệu tỷ đồng. Nhiều công trình, như: đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển quan trọng, quy mô lớn được xây dựng, nâng cấp, góp phần làm tăng khả năng kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và giao thương quốc tế.
Những thành tựu phát triển của đất nước nói chung, “điểm sáng” về kinh tế nói riêng trong những năm qua không chỉ được đánh giá bởi các chuyên gia và dư luận trong nước mà nhiều tổ chức, định chế tài chính quốc tế có uy tín đánh giá cao. Mới đây, Viện Kế toán Công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW) khẳng định, tăng trưởng của Việt Nam hiện cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định, kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng cao trong năm 2019 và 2020. Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam (ông Eric Sidgwick) khẳng định: mặc dù tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại do xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, kéo theo sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh, v.v.
Sự thật là vậy, thế nhưng những người chuyên “theo đóm ăn tàn”, “chọc gậy bánh xe”, đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc, đã cố tình xuyên tạc, bóp méo tình hình Việt Nam nói chung, tình hình phát triển kinh tế của đất nước nói riêng. Chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”, họ chẳng những “không thấy được” những thành tựu kinh tế quan trọng mà Việt Nam đã đạt được, trái lại còn phủ nhận những thành tựu đó bằng việc đưa ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc và phản động, như: Việt Nam kiên định theo đường lối, chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã làm đất nước không phát triển, suy sụp đến tận cùng; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ngày càng lún sâu vào xu thế lụn bại, tụt dốc không phanh, đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, v.v. Họ còn “vẽ” ra những chuyện gây “sốc”, như: khả năng thực tế về cạnh tranh quốc tế suy yếu, tăng trưởng chậm và bất ổn, kinh tế vĩ mô mà nền kinh tế Việt Nam đang phải hứng chịu là do kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại. Họ xuyên tạc rằng: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ khiến cho nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh, khu vực tư nhân thì bị chèn ép, không lớn lên được,… những yếu tố này gây ra nhiều hệ lụy khác, như: tham nhũng, lãng phí, đầu tư công tràn lan và kém hiệu quả, đến các vấn đề nợ xấu, v.v.
Rõ ràng những luận điệu trên chỉ là sự nhận định phiến diện, một chiều của một số người thiếu thiện chí, đang cố tìm mọi cách để “bẻ cong” sự thật về tình hình Việt Nam nói chung, về sự phát triển và những thành tựu của kinh tế nước ta nói riêng. Những luận điệu đó không chỉ là sự đánh tráo khái niệm, mà còn hàm chứa sự ác ý, thâm hiểm, gieo rắc sự hoài nghi, thiếu niềm tin của nhân dân vào đường lối phát triển kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được chứng minh hiệu quả trên thực tế. Từ đó, thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tiến tới chuyển hóa Việt Nam theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, hòng xóa bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Thực tế cho thấy, những thành tựu đạt được của Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là “điểm sáng” về kinh tế trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp tiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”3. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,... trên cơ sở trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam của Đảng ta là đúng đắn, phù hợp. Đồng thời, là minh chứng phản bác những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Mặc dù vậy, trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ; sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông, internet và mạng xã hội; sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường; sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; sự hạn chế về nhận thức và thiếu thông tin của một bộ phận người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo,… đã và đang bị các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để phục vụ cho mục tiêu chống phá của chúng.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tích cực chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng - một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Các thế lực thù địch đã, đang và sẽ triệt để lợi dụng không gian mạng và các diễn đàn để tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình đất nước; phủ nhận thành quả cách mạng, thành tựu phát triển kinh tế; phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, từ đó hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây tâm lý hoang mang, dao động và hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ vào mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Bởi vậy, để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, trước hết, Đảng, Nhà nước cần thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá đúng tình hình trong nước và quốc tế, tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Thứ hai, làm tốt công tác thông tin, truyền thông, định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội; củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm minh những cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật, không có “vùng cấm”, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Thứ tư, tích cực ngăn chặn và kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tăng cường đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; chủ động vạch trần và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta trong tình hình mới.
                                                                                                                Nguồn: http://tapchiqptd.vn
______________
1 - Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - IMF điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2019 và 2020, ngày 24-7-2019.
2 - Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2016 - 2020, ước đạt 6,8%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức dưới 4%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6% năm 2011 xuống dưới 2% năm 2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 3,5 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 548 tỷ USD năm 2020. Cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt 12,6 tỷ USD năm 2010 sang cân bằng và có thặng dư; dự trữ ngoại hối tăng từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên 28 tỷ USD năm 2015 và đạt 71 tỷ USD năm 2019. Vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020, dự kiến đạt trên 15 triệu tỷ đồng (tương đương 682 tỷ USD), tăng bình quân 11%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản trong GDP dự kiến giảm từ 18,9% năm 2010 xuống còn 13% năm 2020; các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ước tăng tương ứng 81,1% lên 87%, v.v.
3 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr.16 - 17.

Đảng Cộng sản Việt Nam và quyết tâm chính trị trong phòng, chống tham nhũng


Lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc về tệ nạn tham nhũng và công tác quản lý kinh tế; công tác xây dựng Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng của Đảng còn những mặt hạn chế, khuyết điểm, một số người đã tung ra luận điểm: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công”.
Nhưng sự thật từ hiệu quả và sự chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” ở Việt Nam thời gian qua, điển hình là vụ án AVG cùng nhiều vụ án trọng điểm do Trung ương chỉ đạo vừa qua là dẫn chứng sinh động bác bỏ luận điệu sai trái đó.
Tham nhũng không phải là “căn bệnh kinh niên" của chế độ một đảng lãnh đạo
Họ cho rằng: Tham nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền vì “Đảng vừa đá bóng, vừa thổi còi”; vì xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, nhưng đều không thành công, tệ nạn lại càng gia tăng... Từ đó, họ kết luận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công.
Cần phải khẳng định rằng, những luận điệu trên không có cơ sở khoa học và hoàn toàn sai lầm về mặt lý luận và thực tiễn. Lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại, phát triển đều phải có chính đảng của mình hoặc phải chọn lấy chính đảng thích hợp với mình. Sự lựa chọn ấy chỉ được coi là đúng đắn, khi một mặt phải bắt nguồn sâu xa từ thực tiễn đất nước, từ truyền thống của dân tộc, từ ước vọng tha thiết của nhân dân; mặt khác, phải phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội, với xu thế vận động tất yếu của nhân loại tiến bộ. Theo đó, rõ ràng tệ tham nhũng không phải là những hiện tượng phản ảnh bản chất của chế độ. Nó cũng không phải là những căn bệnh nảy sinh do chế độ một đảng lãnh đạo dẫn đến mất dân chủ như một số người vẫn thường rêu rao.
Quốc gia dân tộc nào cũng vậy, trong từng thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước đều là người của đảng đó; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, suy thoái vẫn xảy ra, kể cả các nước phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao.
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng tuyệt đại đa số đều là những nhà cách mạng tự nguyện từ bỏ lợi ích bản thân, xả thân chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt của các nhà lãnh đạo, các cán bộ, đảng viên, mãi mãi lưu danh trong lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tuy nhiên, ngay từ đó, trong cuộc đấu tranh một sống, một chết dưới ách thống trị tàn bạo của chính quyền thực dân phong kiến, cũng đã có những người không chịu nổi thử thách gian nguy, tự rời bỏ hàng ngũ cách mạng, thậm chí đầu hàng địch, phản bội cách mạng. Những người thiếu kiên trung với cách mạng, có biểu hiện dao động, cầu an, Đảng đã thải loại họ. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hết sức cá biệt. Đảng không vì thế mà yếu đi. Đảng càng trong sạch và ngày càng phát triển vững mạnh, được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, tôn vinh vai trò lãnh đạo và tình nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Ở Việt Nam, thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu khách quan. Năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc lên trên hết, nên trong những ngày đầu gìn giữ chính quyền và độc lập dân tộc, Đảng đã tuyên bố tự giải tán, mở rộng Chính phủ dân tộc với sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập, như: Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng); Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội)… Nhưng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, các tổ chức đảng phái hoặc phản động “bán nước, cầu vinh”, hoặc không đưa ra được đường lối đúng đắn, không vì lợi ích của quốc gia, dân tộc nên lần lượt bị chính nhân dân loại bỏ.  Khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng cuốn gói chạy theo. Được sự tiếp tay của đế quốc Mỹ, nhiều đảng phái đã được chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thành lập ở miền Nam Việt Nam. Song, do mục đích chính trị của những đảng phái này là phá hoại tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động nên nhân dân Việt Nam đã đoàn kết đấu tranh loại bỏ những đảng phái chính trị đó. Cũng có một thời kỳ khá dài, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam đã tồn tại hai đảng khác là Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai đảng này chưa bao giờ đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đều ủng hộ, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sau này hoàn toàn tự nguyện giải tán.  
Có một thực tế, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), biết bao cán bộ, đảng viên ngày đêm ở nơi xa xôi biển đảo, biên cương canh giữ chủ quyền đất nước; nhiều cán bộ, đảng viên dũng cảm chiến đấu trên mặt trận thầm lặng, giữ gìn an ninh chính trị và cuộc sống yên bình cho nhân dân; những cán bộ, đảng viên trực tiếp sản xuất vất vả trong nhà máy, trên đồng ruộng; những cán bộ, đảng viên lao động trí óc ngày đêm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo... đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung, không tính toán thiệt hơn, không đòi hỏi sự ưu ái cho riêng mình.
Chống tham nhũng-quyết liệt, kiên trì và hiệu quả
Thời gian qua, công tác đấu tranh PCTN, suy thoái ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đạt những kết quả bước đầu quan trọng cả trong nhận thức và hành động. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế quản lý kinh tế-xã hội và PCTN tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tương đối đồng bộ, toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác đấu tranh PCTN; đồng thời Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đấu tranh đẩy lùi tình trạng tham nhũng, suy thoái. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về PCTN được quan tâm, vai trò của báo chí trong PCTN bước đầu được phát huy, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong PCTN được nâng lên.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để PCTN được quan tâm. Cải cách hành chính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt những kết quả tích cực. Việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên đã được coi trọng thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, suy thoái được đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ nét. Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN từng bước được kiện toàn, phát huy hiệu quả.
Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý nghiêm minh, nhất là những vụ án nghiêm trọng được Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh; bước đầu khắc phục tình trạng án treo về tội phạm tham nhũng; từng bước chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với 11 hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã diễn ra, trong đó có đến 5 Hội nghị Trung ương (6, 7, 8, 9 và 11) có nội dung xử lý, kỷ luật cán bộ sai phạm, gần 60.000 cán bộ, đảng viên đã bị xử lý kỷ luật. Trong số 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật có cả Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; nguyên Phó thủ tướng; bộ trưởng và nguyên bộ trưởng; bí thư tỉnh ủy; nguyên bí thư tỉnh ủy...
“Nhổ cỏ”-cuộc chiến lâu dài
Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở Việt Nam là do nhân dân Việt Nam lựa chọn từ chính thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện của con người… Những thành tựu không thể phủ nhận đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Như thế, luận chứng vì xã hội Việt Nam thiếu dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo nên không thể chống tham nhũng thành công là thiếu căn cứ, không thuyết phục. Cần có cách đánh giá khách quan cả mặt làm được và mặt chưa làm được của cuộc đấu tranh chống tham nhũng những năm vừa qua, kể từ Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI đến nay. Rõ ràng, mấy năm gần đây, tệ nạn tham nhũng chưa bị đẩy lùi, nhưng đã ngăn chặn được sự lây lan. Điều đó nói lên, cuộc đấu tranh PCTN vừa qua tuy chuyển biến chậm, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, nhưng đã có kết quả buớc đầu. Đó là điều không thể phủ nhận. Viện dẫn một luận chứng không đúng sự thật để kết luận rằng, cuộc đấu tranh PCTN hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện đảng cầm quyền, độc tôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam không thể thành công là điều phi lý.
Cũng cần khách quan khẳng định rằng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có lúc phạm phải sai lầm, khuyết điểm; nhưng với bản chất của một đảng chân chính, một đảng cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện, Đảng đã sớm nhận ra khuyết điểm và chủ động đưa ra các chủ trương, giải pháp khắc phục hiệu quả. Hiện nay, trong đấu tranh PCTN, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã nhận diện rất cụ thể những biểu hiện suy thoái, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhóm giải pháp và việc tổ chức thực hiện. Qua đó thể hiện Đảng xác định quyết tâm chính trị, cả xã hội có sự chuyển mình, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân, toàn quân quyết tâm vào cuộc đấu tranh PCTN.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng. Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong”(1). Theo đó, cuộc đấu tranh PCTN của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như việc “nhổ cỏ” đòi hỏi phải có thời gian, không thể một sớm, một chiều có thể khắc phục triệt để tệ tham nhũng. Với quyết tâm chính trị cao của Đảng và hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng, đoàn kết, đồng thuận của nhân dân, cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí dù còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng chúng ta tin rằng sự nghiệp ấy sẽ ngày càng thành công!
                                                                                                            Nguồn: www.qdnd.vn
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.75