Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Một sai lầm nghiêm trọng của cái gọi là “Tổ chức Quan sát Nhân quyền” của Mỹ tiếp tục được lặp lại


Vừa qua trên trang http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200115-hrw-noi-ve-dan-ap-nhan-quyen-o-viet-nam có đăng bài viết của tác giả Thanh Phương với tựa đề: HRW tố cáo 2019 là một năm tàn khốc về nhân quyền tại Việt Nam” đã nhắc lại nội dung trong trong bản báo cáo về tình hình nhân quyền toàn cầu, được công bố hôm 14/01/2020.
Cụ thể bản Báo cáo Thế giới, dày 652 trang, của Human Rights Watch (HRW) trình bày tình hình nhân quyền tại 100 quốc gia trong năm 2019. Trong phần nói về Việt Nam, ông Brad Adams, giám đốc Ban Á châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, nói : “2019 là một năm tàn khốc đối với các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam khẳng định rằng người dân Việt Nam được hưởng quyền tự do ngôn luận, nhưng “quyền tự do” này biến mất khi được sử dụng để kêu gọi dân chủ hay chỉ trích đảng Cộng Sản cầm quyền”.
Cũng theo HRW, trong báo cáo còn cho rằng: Chính quyền Việt Nam vẫn cấm các hoạt động tôn giáo, bị họ tùy tiện cho là gây phương hại cho “lợi ích quốc gia”“trật tự công cộng”, hay “khối đoàn kết dân tộc”. Những người theo các tổ chức tôn giáo không được chính quyền công nhận thì bị kiểm điểm, buộc từ bỏ tín ngưỡng, bị câu lưu, thẩm vấn, đánh đập và bỏ tù.
Bên cạnh đó, tổ chức này còn nhắc lại là từ tháng 01/2019, Luật An ninh Mạng đã bắt đầu có hiệu lực ở Việt Nam và cho rằng: dựa trên bộ luật quá mơ hồ và lỏng lẻo này, chính quyền có thể tùy tiện kiểm duyệt tự do ngôn luận và buộc nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung mà chính quyền xem là “xấu” trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu. Có ít nhất 25 người đã bị kết án tù vì bày tỏ ý kiến chỉ trích trên mạng Internet.
Với những luận điệu trên của cái gọi là “tổ chức Quan sát Nhân quyền” của Mỹ là hoàn toàn bịa đặt và phi lý, đây đúng là những luận điệu mà hàng năm tổ chức này vẫn cứ thường xuyên lặp đi, lặp lại. Và còn nghiêm trọng hơn khi cho rằng: “2019 là một năm tàn khốc đối với các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam”…
Vậy, căn cứ vào đâu mà những người trong tổ chức này lại “hồ đồ, loạn ngôn” như vậy. Thử hỏi ông Brad Adams, giám đốc Ban Á châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền một câu: Ông đã tới Việt Nam chưa, hoặc ông đã đến Việt Nam bao nhiêu lần rồi? ông đã tận mắt chứng kiến cái mà theo ông gọi là “sự tàn khốc” đó như thế nào, hay ông chỉ là người phát ngôn theo lối chủ quan, quy chụp, không có cơ sở khoa học và thậm chí là “vô trách nhiệm”.
Muốn nhận xét, đánh giá về một lĩnh vực nào đó của bất cứ quốc gia nào cần dựa trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Tuy nhiên, những nhận xét, đánh giá về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam của các ông lại chủ yếu dựa vào những bản án tù của những đối tượng đã bị tuyên án vì hành vi “tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam; lật đổ chính quyền nhân dân…”. Thử hỏi, bất kỳ cá nhân nào có hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn của nước Mỹ sẽ bị trừng trị hay được tha bổng để sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?
Giá trị lớn nhất về nhân quyền là sự tự do, môi trường sống trong hòa bình, ổn định, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực con người. Hãy tự trả lời cho những lần “xả súng kinh hoàng” tại nước Mỹ, những thảm khốc sau khói sung, những đợt phát động chiến tranh do Mỹ cầm đầu đã mang đến cho các nước khác sự tàn khốc đối với những người dân vô tội, sẽ thấy được “nhân quyền của nước Mỹ ra sao”?
Thực tiễn chứng minh, với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế. Việt Nam luôn đảm bảo các quyền cơ bản của con người, của công dân; những quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được thừa nhận, bảo đảm. Quyền đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm; sự tự do nằm trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Việt Nam đã và đang tham gia tích cực và có những sáng kiến được ghi nhận tại các cơ chế liên quan đến quyền con người của Liên hợp quốc; gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) ngày 24-9-1982; đón nhiều chuyên gia theo cơ chế các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; gia nhập thêm 2 công ước nhân quyền cơ bản là Công ước chống tra tấn (CAT) và Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD)...
Chắc hẳn, khi xây dựng Báo cáo đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, HRW cố tình không biết những điều trên? Họ cũng lờ đi tình hình thực tế là, trong Hiến pháp, văn bản luật, pháp lệnh ở Việt Nam đều nhấn mạnh quyền con người, trong đó có những văn bản hết sức quan trọng như Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự...
Điển hình như Hiến pháp năm 2013 khẳng định, nêu rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính chị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14). Các quyền cơ bản như: quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, quyền và cơ hội bình đẳng giới… đều được nhất quán trong hệ thống quy phạm pháp luật và điều chỉnh, thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.
Chúng ta khẳng định: Phát ngôn của ông Brad Adams, giám đốc Ban Á châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền là “vô trách nhiệm”, nội dung trong “Báo cáo tình nhân quyền Việt Nam năm 2019” của HRW về Việt Nam chẳng có gì thay đổi. Những vấn đề được nêu trong báo cáo về tình hình nhân quyền vẫn là đánh giá vô căn cứ, cáo buộc thiếu khách quan, xuyên tạc, bóp méo sự thật về tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Những đánh giá mà tổ chức này đưa ra nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phủ nhận quá trình đổi mới, phát triển, hội nhập tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Bên cạnh đó, nó còn đi ngược lại sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ, khi mà mối quan hệ đối tác toàn diện được thiết lập, hai bên đã nhấn mạnh các nguyên tắc của mối quan hệ đối tác giữa hai nước. Trong đó, bao gồm sự tôn trọng đối với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, và hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Văn Hiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét