Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

NHÌN TỪ “VỤ ÁN TỬ TÙ HỒ DUY HẢI”: NGUYỄN QUANG A, NGUYỄN LÂN THẮNG ĐANG TOAN TÍNH CÁI GÌ?


Vụ án tử tù Hồ Duy Hải có thể khép lại sau phán quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC) vào chiều 8/5, tuy còn có một số “lăn tăn” dù không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án nhưng vẫn khiến dư luận, nhất là giới luật sư “chưa tâm phục khẩu phục” về phán quyết này. Xin không bàn về chuyện vụ án, ở đây chỉ muốn làm rõ chân tướng đám “rận chủ” đang “chớp cơ hội” để “đặt ra yêu sách” chính trị hóa vụ án và kích động chống phá đất nước.
Không khó để nhận ra, làng “đấu tranh dân chủ” như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A... vẫn coi đây như là một “chiến tích” để vỗ ngực “ra oai” với những đồng đẳng khác và cộng đồng mạng về việc “vụ án tử tù Hồ Duy Hải” được xem xét lại là do “công” của chúng. Nên khi Chủ tịch nước “tạm hoãn thi hành án tử hình” vào phút thứ “89” thì cũng là lúc Nguyễn Lân Thắng, Quang A... bắt đầu tung hứng vụ việc, thêu dệt với những tình tiết ly kỳ, thậm chí còn đi quá xa so với thực tế.
Cả một thời gian dài trước khi có quyết định mở phiên tòa giám đốc thẩm đặc biệt của HĐTPTANDTC thì ngày nào những kẻ chống phá “vẫn diễn” trên MXH với hình ảnh “Người mẹ nghèo khó khăn kêu oan cho con” hòng đổ lỗi cho hệ thống tư pháp. Cho đến khi diễn ra phiên tòa Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A cũng “phấp phỏm” không kém nhưng vẫn giữ “thái độ” buộc phải “tha cho” tử tù Hồ Duy Hải cho dù “oan” hay “không oan”. Điều này đã nói lên 02 vấn đề:
Thứ nhất, bọn chúng đang mưu đồ tấn công vào các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là về tố tụng hình sự. Mặc dù, Bộ luật TTHS 2015 ra đời có sự cải cách tư pháp khá rõ nét nhằm khắc phục tối đa những bất cập có thể gây oan sai nhưng vẫn vấp phải sự phản kháng của những kẻ chống phá. Chắc chắn, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A và một số luật sư mang danh “đấu tranh dân chủ” như Hà Huy Sơn, Nguyễn Văn Miếng, Đặng Đình Mạnh... đã xác định vụ án tử tù Hồ Duy Hải là cái cớ và là ví dụ “sâu sắc” nhất để “tổng tấn công” vào hệ thống quy định tố tụng hình sự Việt Nam. Nên khi bắt gặp tình tiết luật sư bảo vệ cho tử tù Hồ Duy Hải nêu lên với báo chí “vật chứng của vụ án là con dao, cái thớt ... lại bị cơ quan tố tụng mua ở chợ để thay thế” để chúng bắt đầu chiến dịch hạ bệ các quy định tố tụng hiện hành.
Thứ hai, với việc chứng minh được “sự cẩu thả” của hoạt động tố tụng do cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng thi hành thì cũng đồng nghĩa với việc chúng cho rằng “chế độ độc tài” đã tạo ra “sự vô lối” và có rất nhiều cái chết oan uổng, cái chết thế mạng.... Do đó, những bài viết, những hình ảnh chúng đưa lên MXH về vụ án Hồ Duy Hải đã “suy diễn” theo thuyết âm mưu, thậm chí ẩn chứa cả yếu tố chính trị. Đại loại như, Hồ Duy Hải “chết thay cho ai đó làm rất to” hoặc con của cán bộ rất to.... toan tính của “rận chủ” rất tinh vi, xảo quyệt bằng sự suy diễn dần dần, từ từ theo diễn biến hằng ngày làm cho người đọc bị dẫn dụ vào một câu chuyện ly kỳ như trong chuyện cổ tích.
Từ đó, chúng đổ lỗi cho chế độ đã tạo ra quy định tố tụng hình sự có tính chủ quan của những quan chức, chỉ bảo vệ cho quan chức và thân nhân, gia đình quan chức chứ không bảo vệ người dân; ra sức kêu gọi dư luận xã hội phản ứng, lên tiếng hòng gây “lũng loạn” ý chí của nhân dân.
Vụ án được HĐTPTANDTC quyết định tử tù Hồ Duy Hải không oan, tức bác kháng nghị. Mặc dù, không có bất kỳ chứng cứ gì, tình tiết gì trong tay nhưng những kẻ chống phá núp bóng “đấu tranh dân chủ” vẫn rên, la và khóc than cho Hồ Duy Hải phải chết oan, chết thế, khóc cho mẹ của tử tù, khóc cho chế độ, khóc cho người dân... hòng “ăn vạ” chế độ, ăn vạ xã hội, ăn vạ chính quyền... Tưởng chiêu trò “chí phèo” chỉ có trong chuyện của Nam Cao, ai ngờ vẫn được Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng, Dũng Vova và đám “rận chủ” sử dụng để chống phá đất nước!
Do đó, cảnh giác với câu chuyện vụ án được dàn dựng trong vỏ bọc của một tử tù bị oan và trên nền kịch bản của thuyết âm mưu đó là việc mà ai cũng cần phải biết. Chưa đâu xa, vụ phản đối TQ đặt giàn khoan HD981 xâm phạm chủ quyền Biển của VN (2014), Luật đặc khu (2018) nhiều người đã bị lôi kéo vào việc phản đối, đập phá một cách vô ý thức; mới đây ở Anh người dân cũng bị kích động đốt các cột phát sóng 5G chỉ vì thông tin giả cho rằng “dịch nCoV là do sóng 5G”... cho thấy hậu quả sẽ như thế nào khi bị thông tin giả chi phối theo thuyết âm mưu.
Cuối cùng ta tự hỏi: A, Thắng, Dũng Vova là ai? làng “đấu tranh dân chủ” có thật sự đang lo cho dân, cho nước hay không? Câu trả lời “KHÔNG BAO GIỜ”, bởi bọn chúng chỉ là đám “rận chủ” chuyên bảo kê cho tội phạm, chống phá đất nước, chuyên “thỉnh nguyện” ngoại bang cấm vận, cản trở phá hoại sự nghiệp xây dựng và BVTQVN XHCN của chúng ta mà thôi./.
Theo fbker sách bên hoa.

TỈNH TÁO TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU CỦA CÁC THÉ LỰC THÙ ĐỊCH XOAY QUANH VẤN ĐỀ NHÂN SỰ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Sáng 11/5/2020, Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành (BCH) Trung ương khóa XII đã khai mạc tại Hà Nội. Theo chương trình, trong ba ngày rưỡi, Hội nghị Trung ương 12 sẽ bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, dự kiến vào đầu năm sau.
Những ngày gần đây, các nhà mang danh “dân chủ”, đối tượng, tổ chức phản động lưu vong đang ra sức xuyên tạc vấn đề nhân sự Đại hội. Trên các trang RFA, BBC tiếng Việt, Breacking news, Quốc Việt chanel… có vô số clip, các tin, bài viết, nhận định, “mạn đàm bàn tròn” về nhân sự cao cấp của Đảng…
Một trong những lập luận của những người đả kích là các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đều được tiến hành trên cơ sở Đảng cử, dân bầu nên không có tự do ứng cử”, rồi “khi bầu cử thì vận động, ép buộc bầu người này, người kia, như thế là không dân chủ”. Rồi những câu hỏi như ai sẽ là tứ trụ Đại hội Đảng 13 ? Ai ở, ai đi, ai kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Nội dung xoay quanh tình hình về nội bộ Đảng khi dự kiến nhân sự cấp chiến lược, quy hoạch cán bộ cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đưa ra “dự kiến nhân sự” Bộ Chính trị, người kế nhiệm Tổng Bí thư, thay thế Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Nội dung không có gì mới mà chủ yếu xoay quanh bình luận về độ tuổi, dự kiến người của 3 miền sẽ nắm chức này, chức nọ.
Thâm hiểm hơn nữa là nêu quan hệ của các chức tạo liên danh giành quyền lực chủ chốt trước và trong đại hội. Chúng đưa ra những danh sách mơ hồ và khẳng định những người sẽ được cơ cấu trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh quan trọng trong bộ máy cấp cao sẽ thuộc về ê-kíp nào.
Chúng lôi kéo những cán bộ thoái hóa, biến chất bị kỷ luật để làm công cụ, tạo “nhân chứng” cho các cuộc “tọa đàm dân chủ”. Số chống đối lâu nay coi đây là dịp để phát ngôn, nhận định xuyên tạc sự thật về các đồng chí lãnh đạo, Đảng, Nhà nước, chế độ Việt Nam.
Tất nhiên, những giọng điệu xuyên tạc của thế lực thù địch như đã nói ở trên là hoàn toàn lạc lõng trước sự tín nhiệm ngày càng cao của nhân dân dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
V.ĐV

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

TRUNG QUỐC MƯU ĐỒ GÌ KHI NGANG NHIÊN THÀNH LẬP CÁI GỌI LÀ "TÂY SA, NAM SA"?

Mưu đồ của Trung Quốc là biến thứ không phải của mình thành thứ tranh chấp, rồi biến thứ tranh chấp thành của riêng mình. Không tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, bất chấp các phản ứng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục có những hành động ngang ngược ở Biển Đông.
Sau khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam các năm 1956, 1974 và một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa năm 1988, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các hoạt động sai trái, gây mất ổn định ở Biển Đông và khu vực, làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp và khó lường hơn. Những năm gần đây, Trung Quốc gia tăng các hoạt động cả dân sự và quân sự ở khu vực này. Có thể kể ra một số vụ việc điển hình gần đây nhất. Đó là năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương địa chất 08 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày.
Trong năm này, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines. Chưa hết, cuối năm 2019 đầu năm 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Indonesia. Đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa.
Trong khi nhóm tàu Hải dương 08 của Trung Quốc đang được các nước trong khu vực và quốc tế theo dõi sát khi tiến hành khảo sát khu vực gần vùng biển của Malaysia thì ngày 18/4, nước này lại có hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam khi Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên thông báo Quốc Vụ viện nước này vừa phê chuẩn thành lập cái gọi là "Quận Tây Sa" và "Quận Nam Sa" trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Đây là điều không thể chấp nhận được.
Đây là một trong những bước đi của Trung Quốc để mà hiện thực hoá chiến lược chiếm trọn Biển Đông. Như ta biết, trước đây Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "đường lưỡi bò" trên Biển Đông - thứ đã bị vô hiệu hoá bằng Phán quyết của Toà trọng tài vào năm 2016.
Sau đó Trung Quốc giao cho các học giả nghiên cứu để tìm ra những chiến thuật mới. Vào năm 2017, Trung Quốc bắt đầu hé lộ cái gọi là Tứ Sa, trong đó Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư Đảo bao gồm 4 hệ thống đảo. Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Trung Quốc gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc công bố yêu sách Tứ Sa, bằng quyết định hành chính là thành lập hai đơn vị đơn vị quản lý trên biển Đông, Trung Quốc thể chế hóa chiến lược Tứ Sa của mình. "Đây là bước đi bài bản trong chiến lược để Trung Quốc dần độc chiếm Biển Đông". Vậy đằng sau quyết định hành chính mà Trung Quốc tuyên bố cho thấy điều gì? Có thể hiểu, Trung Quốc đang sử dụng chính sách gây căng thẳng bằng một cuộc “xâm lược mềm”, với mưu tính thâm sâu, được thực hiện theo từng bước để thăm dò và đánh giá mức độ phản ứng của các quốc gia xung quanh Biển Đông.
Cụ thể, tàu hải cảnh của họ tiến hành đâm va tàu cá Việt Nam để tạo tâm lý hoang mang cho những ngư dân đang làm ăn hòa bình trên biển. Ngay sau đó, nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 được hộ tống bằng tàu hải cảnh tiến vào Biển Đông, di chuyển theo tàu khai thác dầu của Malaysia, tiến vào vùng biển của nước này. Sự việc tiếp tục được Trung Quốc đẩy lên với quyết định thành lập 2 đơn vị hành chính và đặt tên hàng chục các thực thể nhằm quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam có chủ quyền. "Đây là sự tính toán những mũi tiến công mà tôi nghĩ đây là những mũi tiến công của một cuộc “xâm lược mềm”, họ dùng các biện pháp này để từng bước từng bước hiện thực hoá yêu sách, đặc biệt trong phạm vi đường biển, đường biên giới mà họ mong muốn. Đấy là những âm mưu trên thực địa và họ đang lợi dụng tình hình để thực hiện điều sai trái. Và tôi nghĩ rằng với việc làm đó thì rõ ràng là vi phạm đến chủ quyền Việt Nam. Như vậy, chứng tỏ Trung Quốc bất chấp tất cả những quy định của luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế để họ triển khai bất kỳ hoạt động nào, miễn làm sao thực hiện được cái âm mưu độc chiếm biển Đông theo yêu sách đường lưỡi bò mà đã công bố, mặc dù đã bị quốc tế, khu vực và Tòa Trọng tài bác bỏ.
"Mới đây nhất, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập chính quyền cấp khu Tây Sa và Nam Sa thì điều này cho thấy âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc càng ngày càng lộ rõ và Trung Quốc không từ bất cứ một thủ đoạn nào, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường hòa bình an ninh ổn định ở Biển Đông. Đặc biệt là khi ASEAN và Trung Quốc đang có giai đoạn tìm kiếm sự đối thoại cho việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để giảm thiểu bớt căng thẳng trên khu vực này. Với hành động này của Trung Quốc đã khiến cho môi trường hòa bình trên Biển Đông ngày càng có nguy cơ căng thẳng cao hơn", Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhấn mạnh.
Trung Quốc đã cùng các nước ASEAN ký vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Trong đó, Tuyên bố này yêu cầu các nước không được thay đổi hiện trạng và làm phức tạp tình hình ở biển Đông. Với hoạt động xây dựng một cách mạnh mẽ ở các bãi cạn, biến những đảo chìm thành những căn cứ quân sự quy mô lớn, biến đảo chìm thành đảo nổi, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng DOC. Bất chấp Luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận và mối quan hệ với các nước trong khu vực, Trung Quốc đang tiếp tục những bước đi sai trái để độc chiếm Biển Đông.
Bước đi sai trái mới của Trung Quốc vẫn nhằm mưu đồ “nuốt trọn” Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình đã quá rõ ràng. Việc Trung Quốc liên tiếp hết lần này đến lần khác xâm phạm trái phép các đảo và vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành vi sai trái nghiêm trọng, vi phạm công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Những việc làm ấy của Trung Quốc là vô giá trị và bị cộng đồng quốc tế phản đối. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế./.
N.Đ.T

LẬT BỎ MẶT NẠ XUYÊN TẠC ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII VÀ BẦU CỬ QUỐC HỘI, HĐND CÁC CẤP


Tại Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tuy nhiên, thời gian gần đây các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc về công tác nhân sự và công tác bầu cử tại Đại hội XIII và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chẳng hạn, chúng cho rằng bầu cử trong Đảng chỉ là hình thức, “theo ý chỉ đạo của trên”, không được tự ứng cử… Liên quan đến công tác nhân sự, bầu cử, có người so sánh việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam với một số nước và “phán quyết” rằng, “việc tổ chức bầu cử ở Việt Nam đã lỗi thời”.
Như vây, chúng cố tình “lờ” đi một thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc tổ chức bầu cử trong Đảng và bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện theo Điều lệ Đảng, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Nguyên tắc bầu cử được quy định là nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quyền bầu cử và quyền ứng cử của Đảng viên và công dân được quy định: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Về điểm này, quyền ứng cử ở Việt Nam còn tiến bộ, thông thoáng hơn ở nhiều nước khác. Ví dụ: tại cuộc bầu cử khóa Quốc hội XIV, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Dũng (đoàn Nam Định) và đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đều là những người tự ứng cử. Hoặc nếu nói là bàu theo chỉ đạo tai sao tại cuộc bầu cử đó có tới 15 đại biểu thuộc diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử để trở thành đại biểu Quốc hội.

Để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 35, trong đó đề cập rất rõ đến công tác cán bộ, lựa chọn đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn cả về đạo đức, năng lực trình độ. Gần đây nhất, Bộ Chính trị ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Những văn bản đã có sẽ góp phần lựa chọn ra đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Nói như vậy để thấy rõ thêm rằng, mỗi kỳ Đại hội là dịp để tổng kết cả lý luận, thực tiễn giúp Đảng tiếp tục hoàn thiện đường lối cho giai đoạn tiếp theo. Chỉ có tổng kết thật đầy đủ, nghiêm túc, đánh giá đúng sự thật về nhiệm kỳ đã qua, thậm chí là giai đoạn 10, 20 năm đã qua thì mới giúp Đảng định hướng được đường lối lãnh đạo đúng đắn để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiếp tục đi đến thắng lợi mới.
Do đó, công tác nhân sự rất quan trọng, bởi đó là gốc của mọi công việc. Vì lẽ đó, các thế lực thù địch, đối tượng chống đối ngày càng rõ và công khai chống phá trước mỗi sự kiện lớn của Đảng, nhất là các kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp.
Rõ ràng, mục đích của các thế lực phản động, thù địch về cơ bản vẫn không có gì thay đổi là làm mất ổn định, gieo rắc hoài nghi, ngờ vực, tạo ra yếu tố gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Chính vì vậy, song song với việc đấu tranh nhằm lật bỏ mặt nạ, âm mưu chống phá của những kẻ luôn tự phong cho mình là những nhà “dân chủ”, chúng ta cần chuẩn bị tốt nhất về công tác nhân sự là yếu tố, tiền đề hết sức quan trọng để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm ký 2021 – 2026.
V.Đ.V

SÁNG MÃI TÊN NGƯỜI HỒ CHÍ MINH


Năm nay đất nước ta trang trọng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đảng ta, dân tộc ta mãi ghi sâu công ơn trời biển của Bác. Tên Bác - Hồ Chí Minh luôn gắn với Đảng quang vinh, dân tộc anh hùng, thế hệ Hồ Chí Minh.
TỪ NGUYỄN ÁI QUỐC, NGUYỄN ÁI DÂN…
Năm 2019 vừa qua là tròn 100 năm Bác mang tên Nguyễn Ái Quốc. Đó là lúc Bác còn rất trẻ, đang ở nước Pháp, phương Tây. Nguyễn Ái Quốc ở tuổi 20 đã gửi đến Hội nghị Versailles (hội nghị của các đế quốc thắng trận sau Thế chiến lần thứ nhất, để chia thuộc địa) bản yêu sách đòi quyền dân chủ cho một dân tộc dưới ách nô lệ, thuộc địa. Bác là người dân thuộc địa mất nước, mà Bác thay mặt dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị Versailles một bản yêu sách gồm 8 điểm. Trong 8 điểm đó có một số điều rất quan trọng. Bác đề nghị hãy bỏ việc ra các sắc lệnh bằng việc ban hành đạo luật; Bác đòi quyền tự do lập hội, tự do báo chí cho dân tộc Việt Nam; Bác đòi độc lập cho người Việt Nam và người Đông Dương nói chung... 8 điều yêu sách đó của Nguyễn Ái Quốc đã đi vào lịch sử thế kỷ 20 như một văn kiện quan trọng. Dĩ nhiên, các nước đế quốc không bao giờ chấp nhận những đòi hỏi đó, vì dã tâm của họ là áp bức, thống trị các dân tộc, bóc lột người lao động.
Riêng với Việt Nam, họ coi đây là một thuộc địa khai thác tài nguyên để bóc lột nhân công rẻ mạt. Vậy mà Bác đã chính thức có một tiếng nói phản kháng như vậy, công khai gửi đến hội nghị các nước đế quốc đòi độc lập cho dân tộc Việt Nam và Bác ký tên là Nguyễn Ái Quốc. Một cái tên rất tượng trưng, tức là người thanh niên họ Nguyễn yêu nước. Và cũng từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã đi vào lịch sử thế giới như một nhân vật nổi bật. Còn đế quốc thực dân thì chính thức ghi tên Bác vào sổ đen của mật thám, theo dõi Bác suốt ngày đêm. Tại sao Bác phải bí mật như vậy, tại sao Bác phải luôn cải trang như vậy; tại sao Bác phải dùng tới 175 cái tên trong cuộc đời mình như vậy?... Chính vì để che mắt đế quốc thực dân, để vượt qua tất cả vòng kiềm tỏa của đế quốc thực dân, để hoạt động và cuối cùng thắng lợi. Nguyễn Ái Quốc là cái tên thiêng liêng như thế.
Khi Việt Nam đã độc lập, khi Quốc hội nước ta chính thức bầu Bác làm nguyên thủ quốc gia, tức là Chủ tịch nước, thì Bác lại đổi tên thành Nguyễn Ái Dân. Ái Quốc là yêu nước, Ái Dân là yêu dân. Đời Bác chỉ xoay quanh chữ Dân, chữ Nước. Đấy là công lao trời biển của Bác, mà chúng ta suốt đời chịu ơn, ghi ơn, để nguyện xứng đáng với Bác. Bác lấy tên là Nguyễn Ái Dân, xuất xứ từ bức thư gửi cho ngành y tế. Bác nói là: Y đức là hàng đầu, lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền, phải chăm sóc người bệnh, nhất là phụ nữ, trẻ em như người ruột thịt của mình. Cuối bức thư, Bác không ký là Hồ Chí Minh, Bác ký là Nguyễn Ái Dân, tức là yêu dân. Cho nên ta mới càng rõ ra, đời Bác chỉ xoay quanh 2 chữ Nước, Dân.
… ĐẾN HỒ CHÍ MINH
Cùng với ký tên Nguyễn Ái Quốc, Bác dùng tên Hồ Chí Minh, không phải từ năm 1941 khi từ Trung Quốc về đến Pắc Pó, Cao Bằng, mà từ năm 1942. Lúc ấy, giữa núi rừng Việt Bắc Bác viết một tác phẩm quan trọng, lấy tên là “Lịch sử nước ta”, mà Bác viết bằng thơ. Bác lấy tên Hồ Chí Minh chính thức từ năm 1942, sau khi viết xong tác phẩm này. Ở trong núi rừng như vậy, trong hoàn cảnh như vậy, lấy đâu ra tài liệu, Bác chỉ bằng trí nhớ, mà Bác nhớ không quên một chi tiết, một sự kiện nào. Từ thời Hùng Vương dựng nước, các thời đại Đinh, Lý, Trần, Lê, cho đến tận khi Pháp xâm lược Việt Nam. Bác viết tất cả các sự kiện đó trong một quyển sử bằng thơ. Bác dặn chúng ta là: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Và năm 1942 Bác còn đưa ra một dự báo thiên tài: Năm 1945, Việt Nam sẽ độc lập. Bác Hồ của chúng ta là một khối óc vĩ đại, là một nhà tiên tri của lịch sử rất kỳ diệu, không một sự kiện nào Bác đưa ra mà lại không khớp với thực tiễn. Năm 1945, lúc Đảng mới 15 tuổi với 5.000 đảng viên mà đã lãnh đạo thành công một cuộc cách mạng vĩ đại như vậy, chỉ đứng sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Cuộc cách mạng ấy đã mở ra một thời đại mới Việt Nam, mang tên Thời đại Hồ Chí Minh, do Bác và Đảng lãnh đạo. Đấy là điều dự báo đầu tiên của Bác đi vào hiện thực.
Bác sử dụng tên Hồ Chí Minh từ năm 1942, cho đến khi viết Di chúc và lúc mất. Qua nghiên cứu, chúng ta mới thấy chữ Hồ Chí Minh của Việt Nam trùng với nghĩa là Bồ Tát - Đức Phật. Đây là giải thích chính thức của Nhật Bản. Ở cố đô Kyoto có một ngôi chùa nổi tiếng tên là Thanh Thủy Tự. Trụ trì ngôi chùa nổi tiếng này là một vị đại sư tên Onisi. Cụ yêu thương Bác vô hạn. Khi Bác mất, cụ viết bài thơ khóc Bác. Cụ đã từ Nhật Bản sang Pháp tìm đoàn đại biểu Việt Nam ở Paris đang đàm phán ngoại giao tại đây để trao bài thơ mà cụ khóc Bác. Cụ giải thích: “Chữ Hồ Chí Minh của các bạn là trùng với từ Bồ Tát của Nhật Bản. Hồ là Bồ Tát. Chí Minh là Tri - Dân (tri là tri thức, trí tuệ; dân là nhân dân). Vị Bồ Tát sống thời hiện đại mang trí tuệ, anh minh của nhân dân”.
Đấy là tất cả vẻ đẹp trí tuệ cao quý mà tên Bác biểu đạt, tức là Hồ Chí Minh. Khi về nước năm 1941 ở Pắc Pó, Cao Bằng, việc làm đầu tiên của Bác là đặt tên núi Các Mác và suối Lênin, để lòng dặn lòng trung thành với lý tưởng. Đồng thời Bác tự tay vẽ tượng Phật trên vách núi cho dân thờ, thì đúng Bác là người cộng sản mang cái tâm của nhà Phật. Ở Thái Lan, Bác đã từng lấy tên là Thầu Chín, mặc áo cà sa nhà Phật đi khất thực, thật ra là đi vận động cách mạng. Buổi tối Bác ngủ trong chùa như các vị sư sãi. Bác vận động dân làm cách mạng, nhất là người Việt Nam ở Thái Lan lúc bấy giờ…
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vô cùng kính mến của dân tộc và của Đảng ta. Người là biểu tượng cho tất cả những giá trị cao đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã làm rạng rỡ dân tộc ta, đất nước ta, và tên Người sáng mãi với non sông, đất nước Việt Nam.
ST

TỰ HÀO VÀ TỰ NHỤC


"Đây được cho là chuyến bay đưa sinh viên Việt Nam bị mắc kẹt tại Mỹ do đại dịch. Tuy nhiên, chuyến bay chỉ dành cho những ai giàu có. Đây là một sự bóc lột" - Đây là bình luận của một người nói tiếng Việt, cái tên thuần Việt, nhưng không dám chắc có phải là người Việt hay không nữa. Có lẽ người này thuộc một nhóm người "mà ai cũng biết là nhóm người nào đấy - một kẻ tầm thường, kẻ mà không dám nhìn vào sự thật mà Việt Nam đã và đang làm khiến cả thế gới phải ngưỡng mộ.
"Hôm nay là một ngày lịch sử tại SFO khi chúng tôi chào đón chuyến bay chuyên chở hành khách đầu tiên của Vietnam Airlines đến Hoa Kỳ. Chuyến bay đưa những người Việt hồi hương này được khai thác bằng máy bay Boeing 787-10 mới nhất của hãng. SFO tự hào đón chuyến bay đặc biệt này" - Dòng trạng thái nhận được hơn 3000 lượt yêu thích trên trang chính thức của sân bay quốc tế San Francisco (SFO).
Cần biết rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử khai thác hàng không thương mại, một máy bay của Việt Nam bay thẳng đến bờ bên kia Thái Bình Dương, cụ thể là tại Mỹ. Chuyến bay này mang theo ba ý nghĩa, một là đặt nền móng cho một đường bay nối liền Việt Nam với Hoa Kỳ, chứng minh cho sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa hai quốc gia, hai là đưa đồng bào về nước, ba là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam nói chung và hàng không Việt Nam nói riêng.
SFO bình luận: "Đây không phải là một chuyến bay theo lịch sẵn. Chuyến bay đặc biệt này được sắp xếp để giúp đưa công dân Việt Nam hiện đang ở Mỹ trở về Việt Nam."
Chuyến bay này sử dụng máy bay thân rộng Boeing 787-10, hãy chú ý rằng, sau sự cố Boeing 737 Max, Boeing đã bị mất nhiều thị phần vào tay của Airbus - hãng sản xuất máy bay của các quốc gia châu Âu. Chuyến bay này, vào đúng thời kỳ dịch bệnh, thời kỳ mà nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới khác "đóng băng" các cầu hàng không, nó như là một điểm sáng giữa thời kỳ đen tối vậy.
Một độc giả bình luận: "Đây là một cánh chim đẹp, giống như cánh chim hải âu hay là bồ câu vậy. Đều là những hình ảnh của hòa bình, hữu nghị".
Người Việt, sử dụng máy bay Mỹ để đến Mỹ rồi đón người Việt về nước tránh dịch. Đây là chuyến bay của nhiều lần đầu tiên, là chuyến bay chở hành khách đầu tiên từ Mỹ về Việt Nam, là chuyến bay đầu tiên đưa đồng bào tránh dịch về nước từ lục địa châu Mỹ và vượt Thái Bình Dương, là chuyến bay đầu tiên đánh dấu cho một đường bay thẳng từ Việt Nam qua Mỹ và ngược lại. Đặc biệt hơn nữa, đội ngũ cơ trưởng, tiếp viên đều là người Việt, cho thấy khả năng sẵn sàng làm chủ đường bay dài này từ người Việt. Những điều trên, hoàn toàn có thể chuyển thể trở thành một bộ phim tài liệu hoặc TVC quảng cáo đậm màu sắc epic.
Người Mỹ, rất tự hào vì đón chuyến bay này, chính những người Mỹ còn phải thừa nhận điều đó.
Anh Dominic Fabian nói rằng: "Tôi hy vọng các hãng hàng không Việt Nam sẽ có nhiều chuyến bay thường xuyên đến Hoa Kỳ". Một người Mỹ khác khen "máy bay đẹp". Một hành khách người Nhật khen rằng đã ngồi trên VNA từ Tokyo đến Sài Gòn, đây là một hãng hàng không tuyệt vời. Một hành khách cũng khen ngợi VNA khi bay từ Seoul đến Hà Nội.
Mình thực sự không hiểu, tại sao trong con mắt của những người như vậy, luôn tự nhục, luôn nhìn về Tổ Quốc với ánh mắt khắt khe, dè bỉu. Người nước ngoài đánh giá đây là một chuyến bay "vừa giàu tình thương, vừa đậm tình hữu nghị", thì một thanh niên nói tiếng Việt, vào dè bỉu và nói "đây là một sự bóc lột".
Bạn bè quốc tế khen là vậy, mà tự dưng lòi ra đâu một thanh niên sinh sống và làm việc bên Mỹ tự nhục. Rồi người Mỹ nhìn vào sẽ nghĩ gì? Mà nghĩ cũng khổ, giữa hàng trăm bình luận yêu thương, chúc mừng, SFO cũng bình luận rất tử tế, người Việt và người Mỹ thả tim cho nhau thì tự dưng bình luận của thanh niên ấy, như một nốt nhạc bị lạc nhịp vậy.
Chắc là thấy cờ đỏ sao vàng, nên run sợ. Hay là sợ đất nước này thành công?

CẢNH BÁO ÂM MƯU KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH - BẠO LOẠN TỪ SỰ KIỆN HỒ DUY HẢI


Kính thưa các đồng chí và các bạn!
Không nằm ngoài dự đoán, ngày 10/05/2020 hàng loạt các trang fanpage và group của Đảng Khủng Bố Việt Tân cùng các tổ chức phản động trong và ngoài nước cho đăng tải lên facebook lời kêu gọi người dân xuống đường biểu tình nhằm tiến đến bạo loạn lật đổ.
Các thế lực thù địch và các kênh truyền thông bẩn Như RFA, CHNV v.v.... ra sức bôi nhọ gây mất niềm tin trong nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, kích động quần chúng nhân dân biểu tình, áo lên màu sắc chính trị trong vụ án hình sự Giết người cướp của Hồ Duy Hải.
Thông qua Mẹ của Hồ Duy Hải áo lên màu sắc chính trị, vì muốn lợi dụng kẻ hở của pháp luật để chạy tội cho con mình mà Mẹ của Hồ Duy Hải cấu kết các thành phần phản động trong và ngoài nước tạo ra diễn biến hòa bình nhằm bạo loạn lật đổ dưới sự hỗ trợ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Cảnh bảo với người dân không nên nghe lời kêu gọi, xúi dục, kích động của thế lực thù địch mà có hành vi vi phạm pháp luật. Tội chứng của Hồ Duy Hải là quá rõ ràng, Hồ Duy Hải cũng không có chứng cứ ngoại phạm trong vụ sát hại đồng thời cũng có nhân chứng và lời khai rõ ràng của Hồ Duy Hải trong vụ việc Giết Người Cướp của ở Bưu Điện Cầu Voi.
Bên cạnh âm mưu "Lật sử". Hiện nay, chúng đang "Chính trị hóa" vụ án giết người cướp của của Hồ Duy Hải thông qua lợi dụng hình ảnh đau khổ của người mẹ đi kêu oan cho con suốt hơn 10 năm qua.
Mục đích của âm mưu đó là: Vô hiệu hóa các cơ quan Bảo vệ pháp luật và biến các cơ quan này trở thành công cụ của chúng, đưa ra các phán quyết có lợi cho chúng. Và cuối cùng, dùng các cơ quan Tư pháp để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam.
Chính Trị Hóa Vụ Án Hình Sự Nhằm thực hiện âm mưu Diễn Biến Hòa Bình Chống Lại Tổ Quốc, Chống lại cuộc sống hòa bình của nhân dân, chống lại Dân Tộc. Và mọi hành vi chống lại dân tộc điều được xem là kẻ thù chung của dân tộc nhân dân Việt Nam và không cần có sự cảm thông nào và cũng không cần có sự nhượng bộ nào cho hành vi gây bất ổn chính trị, chống lại tổ quốc.
(Nguyễn Phúc Hưởng)
N.B.V

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 - SỰ KIỆN MANG GIÁ TRỊ VÀ TẦM VÓC THỜI ĐẠI


Năm 1954, trên đại ngàn Tây Bắc đất nước, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ, dựng lên mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc, đồng thời làm “chấn động địa cầu”, tác động mạnh đến phong trào đầu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Trận quyết chiến chiến lược
Đến năm 1953, sau 8 năm trở lại xâm lược Đông Dương, dù đã huy động tiềm lực kinh tế, quân sự đến mức cao nhưng thực dân Pháp vẫn không đạt được mục đích cơ bản đề ra là tiêu diệt chính phủ cách mạng và lực lượng kháng chiến, thiết lập lại nền cai trị trên toàn Đông Dương như trước năm 1945. Trái lại, chúng phải chịu những tổn thất nặng nề: bị thiệt hại 390.000 quân, vùng chiếm đóng thu hẹp, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng ngày càng sâu sắc...
Mặt khác, những khó khăn về kinh tế, tài chính và phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong nước ngày càng dâng cao đẩy chính phủ Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới. Lợi dụng tình thế này, đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào Đông Dương, tích cực viện trợ cho Pháp kéo dài và mở rộng cuộc chiến nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
Tháng 5/1953, chính phủ Pháp cử tướng Nava - người được đánh giá là “một nhà chiến lược văn võ kiêm toàn” sang làm tổng chỉ huy quân viễn chinh ở Đông Dương với hy vọng sớm giành thắng lợi quân sự quyết định, tìm “lối thoát danh dự” dứt điểm cuộc chiến tranh. Sau một thời gian tìm hiểu tình hình chiến trường, tháng 7/1953, tướng Nava đề ra kế hoạch quân sự mới ở Đông Dương (còn gọi Kế hoạch Nava), gồm hai bước.
Bước 1 (Thu Đông năm 1953 và Xuân năm 1954): giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với chủ lực đối phương; tiến công chiến lược ở chiến trường phía nam, đánh chiếm các căn cứ kháng chiến, trước hết là vùng tự do Liên khu 5 và Khu 9 của cách mạng; đồng thời ra sức bắt lính mở rộng ngụy quân, tập trung xây dựng khối chủ lực cơ động mạnh.
Bước 2 (từ Thu Đông năm 1954): dồn lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện các đòn tiến công chiến lược, tiêu diệt quân chủ lực đối phương để giành thắng lợi quyết định, buộc chính phủ kháng chiến phải đầu hàng, hoặc chấp nhận đàm phán kết thúc chiến tranh theo những điều kiện do Pháp đặt ra.
Cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều đánh giá kế hoạch Nava là “hoàn hảo, phù hợp”, sẽ mang đến thắng lợi trong vòng 18 tháng!
Thực hiện kế hoạch quân sự mới đề ra, thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân đánh phá, càn quét bình định, ra sức bắt lính; đồng thời đưa thêm nhiều đơn vị quân viễn chinh vào Đông Dương. Chỉ sau một thời gian ngắn, địch đã củng cố, xây dựng được 84 tiểu đoàn cơ động chiến lược, trong đó tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ.
Về phía ta, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn, đề ra chủ trương chiến lược cho hoạt động quân sự Đông Xuân 1953 - 1954,: Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch tương đối yếu, có nhiều sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch, tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ. Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chiến lược là: tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh.
Chấp hành chủ trương chiến lược đã đề ra, quân dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ cùng với quân dân hai nước bạn Lào và Campuchia mở các cuộc tiến công trên khắp chiến trường Đông Dương buộc Pháp phải phân tán lực lượng đối phó. Khối chủ lực cơ động của địch từ chỗ tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, chỉ sau một thời gian ngắn, chính thức “bị xé nát” thành 5 mảnh, đứng chôn chân trên 5 khu vực (Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào) mà hầu như không thể hỗ trợ được cho nhau.
Phối hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, ở chiến trường sau lực địch, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích nhằm bảo vệ căn cứ kháng chiến, chia cắt giao thông, tiến công diệt thêm đồn bốt, căn cứ hậu cần, uy hiếp hệ thống phòng tuyến bên ngoài của địch... Sự phối hợp chiến đấu nhịp nhàng, rộng khắp đã đẩy quân Pháp lún sâu vào thế bị động. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
Tại mặt trận Tây Bắc, từ tháng 11/1953, trước sự tiến công của quân ta, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương quyết định điều quân xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Trong toan tính của tướng Nava, Điện Biên Phủ giữ vị trí chiến lược quan trọng nhằm bảo vệ Tây Bắc, Thượng Lào. Mặt khác, nơi đây là thung lũng phì nhiêu (dài 18 km, rộng 6 – 8 km), giàu có nhất vùng Tây Bắc. Không gian và địa thế đó cho phép xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút và đánh bại chủ lực đối phương.
Đến đầu tháng 3/1954, quân địch tập trung tại Điện Biên Phủ lên đến 16.200 tên, gồm những đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh, xe tăng, không quân thuộc loại tinh nhuệ nhất ở Đông Dương; được bố trí thành hệ thống phòng ngự mạnh, gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu. Cả Pháp và Mỹ đều đánh giá Điện Biên Phủ là “pháo đài không thể công phá”, công khai thách thức đối phương tiến công.
Về phía ta, sau khi phân tích kỹ tình hình mọi mặt, nhất là so sánh tương quan lực lượng địch - ta, Trung ương Đảng và Bộ chỉ huy tối cao đã quyết tâm mở chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ - đòn quyết chiến chiến lược nhằm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch.
Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”, cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Lực lượng tham gia chiến đấu lên đến 55.000 quân, gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312, 316), Trung đoàn bộ binh 57 (Đại đoàn 304), Đại đoàn công binh - pháo binh 351. Trên 260.000 dân công và 27.400 tấn gạo được huy động để cung cấp cho chiến dịch. Hàng vạn thanh niên xung phong phối hợp cùng bộ đội công binh ngày đêm mở đường ra mặt trận dưới bom đạn địch, nên sau một thời gian ngắn, hàng ngàn km đường được xây dựng, sửa chữa. Công tác chuẩn bị các mặt trên vượt ra ngoài mọi dự đoán, tạo bất ngờ lớn đối với cả Pháp và Mỹ.
Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công, mở màn chiến dịch. Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng mãnh, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn”, chiều ngày 7/5/1954, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống tướng chỉ huy De Castries (Đờ-cát), kết thúc thắng lợi trận quyết chiến chiến lược.
Ý nghĩa lịch sử
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của quân dân Việt Nam đã đập tan những cố gắng quân sự cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945 - 1954). Đồng thời, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đập tan một mắt xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, mở đầu cho sự sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới; giáng đòn nặng nề đầu tiên vào dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nhà sử học Pháp Jules Roy sau này đã thừa nhận, xét trên phạm vi thế giới “Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn hãy còn vang vọng”.
Cũng từ đây, “tiếng sấm Điện Biên Phủ” có sức cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, châu Mỹ la-tinh; đồng thời góp phần làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin thời đại ngày nay: Một dân tộc bị áp bức, nhưng nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, biết phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có khả năng đánh bại những đội quân xâm lược hung bạo. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nhân tố: đó là đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng; từ tinh thần yêu nước nồng nàn và nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam được kế thừa và phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh; bắt nguồn từ tình đoàn kết và liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, sự giúp đỡ quan trọng của Trung Quốc, Liên Xô và sự đồng tình, ủng hộ từ bè bạn quốc tế, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp. Nhưng nguồn gốc sâu xa nhất chính là từ tình yêu quê hương đất nước, là khát vọng độc lập, tự do đến cháy bỏng của mỗi con dân đất Việt.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 để lại cho cách mạng Việt Nam những bài học - kinh nghiệm rất quý báu: giữ vững và tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời nắm bắt thời cơ, chớp thời cơ, chỉ đạo chiến lược nhạy bén, sắc sảo nhằm tập trung sức mạnh cao độ cả nước để giành thắng lợi quyết định; thực hiện tốt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, biết dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phát huy thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, không ngừng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng lớn mạnh, đặc biệt là bộ đội chủ lực để sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, những trận quyết chiến; không ngừng chăm lo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công - nông làm nền tảng, tích cực đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đều hướng đến mục tiêu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội. Những bài học - kinh nghiệm ấy vẫn vẹn nguyên giá trị, tiếp tục được Đảng, Nhà nước ta chắt lọc, vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nguồn: TTXVN

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Nguyễn Năng Tiến lại diễn trò để chống phá Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII


Vụ việc tàu hải cảnh Trung Quốc ngang nhiên đâm chìm tàu cá Việt Nam khi đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã dấy lên làn sóng phẫn nộ không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên thế giới. Trước hành động ngang ngược đó của tàu Trung Quốc, Việt Nam đã có nhiều hoạt động phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại. Thể hiện thái độ kiên quyết của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, cũng như tính mạng, tài sản của người dân, đúng nguyên tắc và luật pháp quốc tế, được nhân dân cả nước và những người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đồng tình, ủng hộ.
Tuy nhiên, vẫn có một số phần tử cơ hội, phản động lại cố tình xuyên tạc những hành động của Việt Nam nhằm đẩy sự việc theo chiều hướng tiêu cực, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, vu cáo Đảng không quan tâm thiệt hại tài sản của người dân. Trong bài viết “Đại hội Đảng 13 & mấy cái ghe đánh cá”, với mục đích chống phá Đại hội XIII của Đảng, Nguyễn Năng Tiến đã vu cáo Đảng chỉ quan tâm đến Đại hội XIII, mà không quan tâm đến việc tàu cá của người dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm; không chỉ dừng lại ở đó, Y còn thốt ra những lời vô cảm và vô lương tâm trước những thiệt hại của đồng bào mình khi cho rằng “mấy cái ghe đánh cá chìm chỉ là chuyện nhỏ. Kệ bà chúng nó”. Rõ ràng, đây là ngôn từ của kẻ phản động cố tình xuyên tạc, vu cáo đường lối, chủ trương của Đảng, hòng hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Bởi vì, thực tế:
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chủ trương xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, phát triển nhưng không phải bằng mọi giá
Với mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, mọi người dân được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đảng ta luôn đề ra đề ra các chủ trương, đường lối nhằm không ngững nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, phát triển, trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải thực hiện bằng mọi giá, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giải quyết tranh chấp, xung đột trên biển Đông là kiên trì biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Đối với vụ việc tàu Trung Quốc ngang nhiên đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam (ngày 2/4/2020), Việt Nam đã có nhiều hoạt động phản đối: Bộ Ngoại giao đã lên tiếng kịch liệt phản đối hành động của phía Ttrung Quốc; đại diện Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam… Việc làm kịp thời, kiên quyết, đúng luật pháp quốc tế đó của Việt Nam đã được dư luận trong nước và dư luận quốc tế đánh giá cao. Vây mà, Nguyễn Năng Tiến lại vu cáo “Việt Nam không có phản ứng gì”, “Đảng không quan tâm đến tính mạng và tài sản của người dân”. Rõ ràng, đây là chiêu trò xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín và vai trò của Đảng; kích động của kẻ cơ hội, phản động hòng chống phá Đảng, chống phá đất nước chứ không phải vì thiệt hại, mất mát của ngư dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến cuộc sống và tính mạng của người dân
Trong suốt hơn 90 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến cuộc sống của người dân, xác định tính mạng của nhân dân là tài sản quý giá nhất, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ; tất cả mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng đều vì mục đích cao cả là vì lợi ích của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đứng lên đấu tranh làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, xây dựng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, Đảng luôn quan tâm, chăm lo lợi ích cho nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, lấy việc phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mục tiêu đó được thể hiện trong hoạt động lãnh đạo đất nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Thực tiễn công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay mà Đảng, chính phủ Việt Nam đang tiến hành là một trong những minh chứng thể hiện rõ mục tiêu nhất quán “lấy chữ nhân làm đầu”. Đề ra nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ những người dân khó khăn, gia đình chính sách; hàng chục nghìn người Việt Nam được đón về từ nhiều nơi trên thế giới, nhiều chuyến bay đến tận vùng tâm dịch để đưa đồng bào trở về quê hương; miễn phí điều trị cho tất cả trường hợp dương tính với Covid-19 là người Việt Nam. Cùng với đó, nước ta đã thực hiện nghĩa cử cao đẹp khi giúp đỡ nhiều quốc gia trên thế giới trong phòng, chống dịch Covid-19, được dư luận quốc tế đánh giá cao và cảm ơn Việt Nam. Nếu không phải thực sự vì cuộc sống, tính mạng, lợi ích của nhân dân thì có những việc làm đầy tính nhân văn, nhân nghĩa như vậy không?
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước ta, tổ chức thành công Đại hội sẽ có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nên, thời gian qua Đảng ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành đại hội Đảng các cấp và làm mọi công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII. Bên cạnh đó, Đảng cũng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là trong phòng, chống dịch Covid-19 đạt được kết đáng khích lệ; đề ra các chính sách xã hội kịp thời, hỗ trợ, giúp đỡ người dân, nhất là những gia chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để nhân dân ổn định cuộc sống; kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và lợi ích quốc gia.
Để góp phần vào thành công của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền về công tác chuẩn bị và kết quả đại hội đảng các cấp; chủ trương, đường lối của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Đảng, chống phá Đại hội XIII của các phần tử cơ hội, phản động./.

Lại là luận điệu xuyên tạc chống phá Đảng

Thời gian gần đây, khi các cấp, các ngành đang tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch lại tìm trăm phương, ngàn kế để tung tin thất thiệt, cố tình gán ghép, suy diễn nhằm hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điển hình cho những luận điệu xuyên tạc này, mới đây trên trang mạng xã hội, có bài viết “Đối tượng nào là phản động” của Thanh Bình. Vậy, thực chất của luận điệu này là gì?
1. Bài viết của Thanh Bình đã tìm cách lèo lái, ghán ghép các sự kiện để cố tình xuyên tạc và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với lời lẽ khiếm nhã, cay cú, hằn học, Thanh Bình đã tung ra những luận điệu vu khống để tìm cách hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo nên “phá nước, hại dân”, “không có vai trò”. Từ đó xuyên tạc tình hình đất nước, thổi phồng những hạn chế trong phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh… của đất nước, rồi quy kết, đổ lỗi nguyên nhân của những hạn chế ấy là do thể chế chính trị độc đảng; sự yếu kém trong thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, rồi tự đặt câu hỏi “đối tượng nào là phản động” để tìm cách phủ nhận các thành quả lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, hạ thấp vai trò và uy tín của Đảng. Qua đó, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hiểu nhầm trong quần chúng nhân dân, làm mất lòng tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đây thực ra là chiêu trò không có gì mới, chẳng qua Thanh Bình cũng chỉ là kẻ tát nước theo mưa, hùa theo các thế lực thù địch để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận những thành tựu to lớn mà dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam  đã đem lại cho dân tộc Việt Nam suốt 90 năm qua. Chỉ có điều ở thời điểm đang diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thanh Bình cố tìm cách “làm nóng” thêm tình hình để dễ bề thực hiện mưu đồ đen tối chống phá Đảng, cổ súy cho mô hình đa nguyên, đa đảng, với mục đích là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhưng tất cả những chiêu trò đó cũng không thể đánh lừa được dư luận, bởi cả lý luận và thực tiễn lịch sử 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam.
2. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trải qua 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để trở thành. 15 năm sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, quân và dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính” chống thực dân pháp xâm lược và đã giành được thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Tiếp đódưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài ba của Đảng, nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (ngày 30/4/1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Hơn 30 năm đổi mới là giai đoạn lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt về sự lãnh đạo của Đảng ta. Với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam trở thành một trong những nước tiến hành đổi mới thắng lợi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta có thể khẳng định rằng đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tin và đi theo, Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam không chỉ giành thắng lợi trong đấu tranh giành và giữ chính quyền, trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc, mà cả trong phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thời gian là hòn đá thử vàng, với tất cả sự khiêm tốn của người Cộng sản, có thể nói, Đảng Cộng sản Việt Nam thật vĩ đại! Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng là lãnh tụ của giai cấp, của dân tộc, xứng đáng là chính đảng cách mạng duy nhất được giai cấp, dân tộc Việt Nam trao cho sứ mệnh lịch sử. Đó là bằng chứng rõ nhất để bác bỏ các luận điệu lạc lõng, cố tình xuyên tạc của các thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo của Đảng./.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

Tỉnh táo với thủ đoạn giả danh trang điện tử, mạng xã hội phát tán thông tin sai sự thật, chống phá Nhà nước


Xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, dựng hiện trường giả, đưa tin lập lờ nhằm gây thực - hư lẫn lộn... vốn là thủ đoạn của kẻ bất lương. Trong “thế giới phẳng”, những kẻ chủ mưu của “diễn biến hòa bình” tận dụng ưu thế để cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do Internet” để mở hướng tấn công mới, chống phá đất nước. Trong đó, tạo lập các trang thông tin điện tử giả danh các cơ quan của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang để đánh lừa nhận thức của độc giả, tung các tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội là một trong những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt cần được nhận diện và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có liên quan. 
Internet lần đầu tiên xuất hiện cách đây 24 năm, để chia sẻ thông tin các website đã ra đời. Đến nay, đã có nhiều kiểu website khác nhau nhưng website tin tức vẫn là kiểu webside không thể thiếu trên môi trường Internet. Trong đó, website tin tức được chia làm 3 loại: Trang tin điện tử, báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp.
Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết, cụ thể về báo điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, như: Luật Công nghệ thông tin ban hành ngày 12/12/2017; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT ngày 19/7/2019 sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Những văn bản pháp luật này đã quy định: Các trang thông tin điện tử chính thống phải sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là tên miền cấp 3 có dạng: tenbonganh.gov.vn; mỗi cơ quan có 1 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Việt không dấu, 1 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Anh theo quy định của Bộ Ngoại giao.
Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Trang thông tin điện tử phải có các nguồn tin chính thống, đặc biệt là tin tức chính trị, luật pháp của Việt Nam được đăng, phát trên báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước với “nhận diện” là sử dụng tên miền “.vn”. Đặc biệt, Điều 23b Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 quy định trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 1 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam; không phải là tên miền có các cụm từ dễ gây nhầm lẫn là trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nếu chủ thể đăng ký sử dụng không phải đối tượng được cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trang thông tin điện tử có các tên miền “.com, .net, .org, .info và .biz” đều là các trang thông tin không chính thống, đều là mạo danh các cơ quan hoặc cá nhân nhất định.
Tính đến ngày 31/8/2019, tại Việt Nam có 2.722 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp giấy phép hoạt động báo chí, trong đó 543 trang do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp, 2.179 trang do Sở Thông tin và Truyền thông và một số sở khác của các tỉnh, thành phố cấp.
Trong thời gian qua, đã xuất hiện các trang giả mạo trang thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước đưa các thông tin thất thiệt, sai sự thật, lái dư luận theo chủ đích khác nhau… Điển hình là: Sự việc trên mạng xã hội Facebook xuất hiện địa chỉ Fanpage giả mạo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, với ID “Cổng-Thông-tin-Điện-tử-tỉnh-Cà-Mau-342231699982890”; giả mạo Ban Tuyên giáo Trung ương để thông tin về các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn nước mắm; tạo website “http://113113vn.com, địa chỉ IP 45.76.234.141” mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Công an TP. Đà Nẵng và Công an TP. Hà Nội để cài mã độc nhằm đánh cắp dữ liệu thiết bị di động, máy tính người dùng để đọc trộm tin nhắn, giám sát cuộc gọi. Gần đây, nổi lên 2 trang thông tin điện tử giả mạo Quân đội nhân dân có địa chỉ đường link là: “https://www.quandoinhandan.org” và “https://qdndvn.net”, khi độc giả truy cập sẽ xuất hiện những thông tin không đúng sự thật hoặc một thông tin nào đó được đối tượng chủ mưu tạo ra theo mục đích riêng được định trước. Các cơ quan chức năng đã phát hiện được: 193 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản thường xuyên có nội dung thông tin nói xấu, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo cao cấp và tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những tài khoản này ngày đêm tán phát tin giả, tin xấu độc, lèo lái định hướng nhận thức và hành động của người đọc, dẫn đến “vết đen” mạng xã hội, như thống kê về hành vi của con người trên mạng xã hội: Hành vi nói xấu, phỉ báng (chiếm 61,7%), vu khống, bịa đặt (46,6%), kỳ thị dân tộc, tầng lớp xã hội (37,01%), kỳ thị giới tính (29,03%), kỳ thị khuyết tật (21,76%), kỳ thị tôn giáo (15,09%)...
Xét về bản chất, đây vẫn là phương thức các thế lực thù địch, phản động nhằm thực hiện âm mưu chia rẽ, gây nghi ngờ và từng bước làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Nhưng, xét về thủ đoạn, đây là một trong những thủ đoạn mới, tung hỏa mù cực kỳ tinh vi, xảo quyệt. Với những thông tin trên, có thể nhiều người biết rõ sự việc, sẽ cho rằng, đó chỉ là những tin bịa đặt, song trong đầu, đã có vết mờ của sự nghi ngờ, hư hư thực thực. Với những người trung dung thì thông tin trên càng làm cho niềm tin thêm rạn nứt, đứt gãy. Với thành phần đã đánh mất bản lĩnh, đánh mất niềm tin, bất mãn, thoái hóa biến chất, những thông tin của các thế lực thù địch, phản động tung ra sẽ trở thành cái “cọc” để ra sức tuyên truyền, lôi kéo, lấy làm minh chứng cho những tồn tại, yếu kém của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý xã hội.
Đảng ta đang có những bước chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ ngày càng diễn biến phức tạp. Công cuộc cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ kiến tạo đang gặp những khó khăn nhất định. Đời sống văn hóa, an sinh, xã hội cũng có nhiều việc phải bổ sung, hoàn thiện. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để chống phá. Chúng không chỉ tiếp tục thực hiện các âm mưu từng bước làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, gây mất đoàn kết, tạo hoài nghi trong nội bộ và nhân dân, mà còn âm mưu tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng. Âm mưu không thay đổi, song, chúng sẽ không ngừng làm mới các thủ đoạn, hình thức, phương cách để đẩy mạnh, đẩy nhanh chiến lược chống phá qua các hoạt động công khai, bí mật, bán bí mật như “tung hỏa mù”, “lộng giả thành chân” hiện nay đang áp dụng.
Nhận thức rõ bản chất, hiểu sâu sắc âm mưu, nhận diện chính xác các thủ đoạn, không chỉ làm rõ được mục đích, mà còn để thấy sự tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối thành quả cách mạng của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước ta. Từ đó, định hướng cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân trong cuộc chiến đấu tranh tư tưởng “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong chính mỗi tổ chức và cá nhân hiện nay./.
N.T.L

GÓP PHẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ LUẬN ĐIỂM CỦA C.MÁC: KHOA HỌC TRỞ THÀNH LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRỰC TIẾP


Hơn 100 năm trước, Trong Phê phán khoa kinh tế chính trị, bản sơ thảo đầu tiên của bộ Tư bản, C.Mác viết: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp…”[1]. Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về luận điểm của C.Mác, điều đó cần phải được làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn.
Theo C.Mác, tri thức (khoa học) đã làm cho tư bản cố định (nhà máy, máy móc, công cụ… được dùng trong sản xuất) chuyển hoá đến mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mức độ đó là khi tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành tư bản cố định và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất. C.Mác nhận định: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định”[2]. C.Mác dự báo: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí hơn là vào sức mạnh của những tác nhân được khởi động trong thời gian lao động, và bản thân những tác nhân ấy, đến lượt chúng (hiệu quả to lớn của chúng) tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà đúng ra chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất”[3].
Từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, ngày nay, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bước chuyển này không phải là ngẫu nhiên, mà chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện nhất định hay “một trình độ phát triển nào đó” như C.Mác đã dự đoán. Vậy, những điều kiện đó là gì?
Điều kiện đầu tiên phải thuộc về sản xuất: nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ phát triển cao, tạo cơ hội và địa bàn để khoa học và công nghệ phát huy vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp của mình. Trong những nền sản xuất xã hội còn ở trình độ phát triển thấp trước đây, khoa học không thể trực tiếp đi vào sản xuất, mà phải trải qua khâu trung gian thực nghiệm khoa học, nhiều khi kéo dài hàng trăm năm. Tri thức khoa học phải thông qua một quá trình thực nghiệm khoa học lâu dài, phức tạp, con người mới tìm ra cách vận dụng những thành tựu thu được qua thực nghiệm đó vào sản xuất. Quá trình này thường diễn ra rất chậm chạp. Trong điều kiện như vậy, khoa học chỉ có thể biểu thị như một lực lượng sản xuất tiềm năng, chứ chưa thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, khi sản xuất xã hội đã đạt đến trình độ phát triển cao, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển, chính sản xuất lại đặt ra những vấn đề mới, phức tạp, đòi hỏi khoa học phải có phương thức giải quyết phù hợp, kịp thời nhằm thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển và qua đó, khoa học cũng phát triển theo. Như vậy, trong điều kiện xã hội ngày nay, sản xuất đã tạo ra những cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng, những nhu cầu cấp thiết cho sự xuất hiện những tri thức khoa học mới, những ngành khoa học mới. Đến lượt mình, những tri thức khoa học mới lại được nhanh chóng vật hóa để trở thành công cụ sản xuất mới và trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất. Ở đây, khoa học không phục vụ sản xuất một cách thụ động, mà tham gia một cách tích cực, chủ động và trở thành một yếu tố không thể thiếu được của lực lượng sản xuất nói riêng, của quá trình sản xuất xã hội nói chung. Do vậy, chỉ có đến lúc này, khoa học mới có đầy đủ điều kiện để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện thứ hai thuộc về sự phát triển của bản thân khoa học: khoa học phải đạt đến một trình độ phát triển cao đến mức đủ sức giải quyết những vấn đề cấp thiết do thực tiễn xã hội, đặc biệt là những vấn đề do thực tiễn sản xuất trực tiếp đặt ra. Trong nền khoa học hiện đại, không một vấn đề nào do sản xuất đặt ra mà tri thức của một ngành khoa học, thậm chí là của vài ngành khoa học cụ thể, có thể tự thân giải quyết được hoàn toàn. Bởi vậy, ngày nay, sự thống hợp khoa học, tổng hợp tri thức khoa học là xu hướng phát triển tất yếu của khoa học và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn sản xuất hiện đại. Trong thời đại ngày nay, trong khoa học đang diễn ra quá trình tương tác mạnh mẽ giữa các khoa học, quá trình liên kết khoa học theo hướng tổng hợp tri thức của các khoa học hiện đại nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội đặt ra, như vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống, vấn đề phát triển bền vững, vấn đề hội nhập toàn cầu mà trước hết, là hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là những vấn đề về con người (tăng cường sức khỏe, phòng, chống bệnh tật, nâng cao tuổi thọ, và sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của con người…). Bởi thế, sự phát triển của khoa học nói riêng, xã hội nói chung đều nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người, phục vụ cho sự phát triển toàn diện của con người với tư cách một thực thể sinh học - xã hội, một thực thể sống hài hòa giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những khám phá mới của khoa học về con người, như làm rõ nguồn gốc và bản chất của con người, lập và giải mã bản đồ gien người, nhân bản vô tính người, làm rõ vai trò và chức năng của tế bào gốc ở người, trí tuệ nhân tạo, những khả năng còn tiềm ẩn ở con người, v.v. đang chứng tỏ rằng, con người không chỉ là chủ thể sáng tạo khoa học, chủ thể của quá trình sản xuất xã hội, của lịch sử, mà còn là đối tượng khai thác của khoa học và công nghệ hiện đại.
Điều kiện thứ ba để khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp là sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển; là xu thế toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa kinh tế trên cái nền của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin. Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, mà chủ đạo là công nghệ thông tin, những phát minh, những thành tựu mới của khoa học không còn là sở hữu riêng, độc quyền của các nhà khoa học hay của các nước có những phát minh đó; chúng đã nhanh chóng lan tỏa đi khắp thế giới và được ứng dụng kịp thời vào quá trình sản xuất xã hội ở nhiều nước khác nhau, bằng nhiều cách thức khác nhau, như chuyển giao công nghệ, nhượng quyền sử dụng, mua bán phát minh, sáng chế, thông qua các công ty liên quốc gia, v.v.. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) đang giữ vai trò rất quan trọng. Chính sự liên minh, liên kết toàn cầu về kinh tế này đã tạo địa bàn, tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy khoa học nhanh chóng đi vào sản xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện thứ tư để khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp đó chính là sự thấm nhuần sâu sắc, dù dưới hình thức tự giác hay tự phát, nguyên lý triết học mácxít về sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, mà nếu ứng dụng vào quá trình sản xuất vật chất thì đó là sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động khoa học. Theo nguyên lý về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thực tiễn sản xuất xã hội vừa là nguồn gốc, động lực, mục tiêu của nhận thức khoa học, vừa là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn sản xuất xã hội kiểm nghiệm tính đúng đắn của tri thức khoa học. Do vậy, việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là con đường ngắn nhất, đáng tin cậy nhất để xác định độ chính xác, tính khoa học, tính chân lý của tri thức khoa học. Sự thống nhất giữa thực tiễn (hoạt động sản xuất xã hội) và lý luận (tri thức khoa học) là đặc trưng cơ bản của xã hội hiện đại, được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất hiện đại và nền khoa học tiên tiến.
Ngày nay, luận điểm của C.Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã dần trở thành hiện thực. Điều đó có được, một mặt, nhờ lôgíc phát triển nội tại của tri thức khoa học trải qua hàng chục thế kỷ và mặt khác, nhờ những điều kiện kinh tế - xã hội đã phát triển đến độ chín muồi. Đến lượt mình, việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã có tác động mạnh mẽ và có hiệu quả cao không chỉ đối với lĩnh vực sản xuất, mà đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức là những biểu hiện rõ ràng nhất, toàn diện và sâu sắc nhất của quá trình khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đồng thời cũng khẳng định tính đúng đắn, khoa học trong luận điểm này của C.Mác. Việt Nam đang từng bước phát triển kinh tế tri thức; song, do xuất phát từ một trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, nên để phát triển kinh tế tri thức, chúng ta cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết về con người, về khoa học và công nghệ, về định hướng đầu tư và huy động nguồn lực tài chính vào phát triển khoa học và công nghệ, về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
                                                                            
                                                                                                                    Lê Đình Thụ


[1] C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, t.46, phần II, NXB CTQG, H.2000, tr.372;
[2] Sđd tr.367.
[3] Sđd tr. 368.