Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

“Trí thức” Đỗ Ngà – “thánh phán”về thị trường bất động sản

 

Một đặc điểm chung khá thú vị về các chuyên gia “dân chủ” đó là lĩnh vực nào họ cũng cố tỏ ra cực kỳ am hiểu và thích phán xét. Bởi vậy mà gần đây, Đỗ Ngà, một kẻ chuyên chống phá chế độ, đã đăng đàn với bài viết “Vòng kim cô thể chế chính trị tai hại thế nào?” để xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Nhà nước ta trong quản lý thị trường bất động sản.

Trong bài viết, Đỗ Ngà đã hết mực phô bày sự thông thái khi cho rằng: “bản chất của ngành bất động sản là hút vốn của xã hội… nó không làm giàu cho đất nước”. Y ví von một cách khập khiễng rằng: “tiền được ví như nước và nền kinh tế là khu vườn cây”, “những doanh nghiệp bất động sản thì nó chẳng khác nào vùng đất cát trong khu vườn. Nó không phải là nơi sản sinh ra cây trái cho khu vườn xã hội mà ngược lại, nó lại hút hết nước cần thiết cho cây xanh”… Xin thưa với Đỗ Ngà, bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người gắn liền với đất đai, và khi bất động sản trở thành hàng hóa, tất yếu nó cũng phải tuân thủ theo những quy luật của thị trường. Từ xưa đến nay, mọi quốc gia trên thế giới đều coi thị trường bất động sản là một phần quan trọng trong nền kinh tế. Tuy có những đặc tính riêng biệt, nhưng thị trường bất động sản luôn có mối liên hệ mật thiết với các loại thị trường khác, như: thị trường vật liệu xây dựng, nội thất, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ và đặc biệt là với thị trường tài chính, tiền tệ. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế và kinh nghiệm của thế giới cho thấy, nếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng lên 1 USD sẽ thu hút thêm được 1,5 – 2 USD vốn xã hội tham gia. Phát triển và điều hành tốt thị trường bất động sản sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo lập các công trình, nhà xưởng… cho các công ty, doanh nghiệp sản xuất, để từ đó tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tất cả các ngành, các vùng lãnh thổ. Rõ ràng, thị trường bất động sản không thể nào là “vùng đất cát” chỉ để “hút nước”, và càng không chỉ đơn giản chỉ là nhu cầu nhà ở của người dân, như cái cách mà Đỗ Ngà diễn giải.

Chính từ cái quan niệm ngây thơ về thị trường bất động sản chỉ gói gọn trong lĩnh vực nhà ở và nhu cầu của người dân, trong bài viết, Đỗ Ngà đã viện dẫn ra sự chênh lệch về mức thu nhập bình quân đầu người với giá cả nhà ở Mỹ và Việt Nam. Y một mực khẳng định rằng “đa phần người dân Việt không thể an cư lạc nghiệp được vì nhà cửa giờ đã ở quá xa tầm với của họ” và Đỗ Ngà quy kết: “đấy là do sự yếu kém của đảng cộng sản trong một quá trình dài”, “là bản chất của vòng kim cô thể chế chính trị”… Có lẽ, do mải mê với các triết lý “dân chủ” của mình mà Đỗ Ngà không thấy rằng vô gia cư không chỉ đơn giản là vấn đề của một vài quốc gia. Ở Việt Nam, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, trong số hơn 96 triệu dân, với khoảng 26,9 triệu hộ dân cư, Việt Nam còn khoảng 4.800 hộ không có nhà ở, tình trạng này đang dần được cải thiện từ mức 4,7 hộ vô gia cư/10.000 hộ năm 2009 và đến nay là 1,8/10.000 hộ. Trong khi đó, ở Mỹ, nơi mà Đỗ Ngà cho rằng chỉ cần “3 năm thu nhập trung bình” là mua được nhà ở, thì báo cáo thống kê năm 2019 của Bộ Nhà ở và phát triển đô thị Mỹ (HUD) lại chỉ ra: số người vô gia cư tăng gần như trên khắp các tiểu bang, tổng số người vô gia cư của nước Mỹ năm nay (2019) là hơn 568.000 người, cao hơn con số 553.000 của năm 2018. Cũng theo HUD, con số này của năm 2020 là 580.466 người. Theo báo cáo của Hiệp hội Người vô gia cư Mỹ, chỉ tính riêng New York, nơi được mệnh danh là thành phố không ngủ, đến giữa năm 2021, số người vô gia cư là hơn 20 nghìn người. New York thực sự trở thành “thành phố không ngủ của những con người không biết phải ngủ ở đâu”. Trả lời Hãng thông tấn AP, ông Ben Carson, người đứng đầu HUD, nhận định: nếu nhìn ra cả nước sẽ thấy bang nào cũng có người vô gia cư nhưng vấn đề đặc biệt hệ trọng tại các bang bờ tây nước Mỹ, nơi có giá nhà cao ngất ngưởng”.

Vậy là đã rõ về giá trị và tính xác thực của những tri thức lập luận cùng sự am hiểu của Đỗ Ngà. Đây cũng chính là lúc chúng ta thấy rõ hơn bản chất thật sự của những kẻ lưu manh chính trị, giả danh tri thức để khoác lác, xuyên tạc về tình hình thực tiễn ở Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét