Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

TÍNH TỐI THƯỢNG CỦA HIẾN PHÁP

 

Vừa qua, dư luận xã hội rất bất bình và bức xúc về bài viết của Đỗ Kim Thêm được đăng trên Baotiengdan với tiêu đề “Bàn về khái niệm tự do hiến định”. Bài viết đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về tự do hiến định. Thoạt đọc bài viết, mọi người dễ lầm tưởng về Đỗ Kim Thêm là người am hiểu về kiến thức luật, có những đóng góp về mặt khoa học luật.

Tuy nhiên, cùng với việc “chép nhặt” “ăn cắp” kiến thức, Đỗ Kim Thêm đã lộ rõ bộ mặt phản động, đi ngược với thực tế ở Việt Nam. Đỗ Kim Thêm cho rằng: “Hiến pháp của Việt Nam là bản sao chép Nghi quyết của Đảng; Đảng đứng trên, đứng ngoài pháp luật; việc sửa đổi Hiến pháp không bắt nguồn từ thực tế xã hội Việt Nam mà là ý áp đặt của Đảng; nhân dân “không có tiếng nói” đối với Hiến pháp. Đây không chỉ là sự thiếu hiểu biết của Đỗ Kim Thêm mà còn là sự cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm mục đích chính trị thấp hèn, phản động hòng phá vỡ mối đoàn kết dân tộc, hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chúng ta đều biết rằng, Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Điều đó có nghĩa rằng, Hiến pháp là luật cơ bản không phải chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với toàn xã hội và các chủ thể trong đó. Điều này khẳng định  “Tính tối thượng của Hiến pháp”, có nghĩa là trong toàn bộ hệ thống chính trị không thể có bất cứ lực lượng nào được phép đứng trên Hiến pháp, cho dù là theo quy định rõ ràng hay ẩn dụ.

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam có vị trí đặc thù là chính đảng duy nhất, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều đó đã được Hiến pháp nước ta ghi rõ. Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành có đề cập nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ của Đảng với Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác. Các vấn đề này không chỉ được nêu ra trong Điều lệ Đảng mà còn đồng thời được đề cập trong Hiến pháp, pháp luật hoặc điều lệ của các tổ chức đoàn thể tùy theo mối quan hệ cụ thể. Như vậy, về nguyên tắc, có thể nói, các mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở đồng thuận của các bên có liên quan, không phải do Điều lệ Đảng “đơn phương” quy định. Thực tế cho thấy, các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, bản Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp năm 1946 – đã có quy định về thủ tục sửa đổi Hiến pháp, cho đến bây giờ vẫn được đánh giá là rất ưu việt. Trước tiên, thủ tục sửa đổi Hiến pháp chỉ được khởi động khi có hai phần ba tổng số thành viên của Nghị viện yêu cầu; sau đó Nghị viện bầu một Ban dự thảo những điều thay đổi trong Hiến pháp; cuối cùng, những điều thay đổi sau khi được Nghị viện ưng thuận thì phải được toàn dân phúc quyết (Điều thứ 70 Hiến pháp năm 1946). Tức là sự quyết định cuối cùng của người dân đối với nội dung dự kiến thay đổi của Hiến pháp thông qua thủ tục trưng cầu ý dân.

Trên thực tế, việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 được các đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Sau khi tán thành, Quốc hội thành lập một Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Trong quá trình dự thảo, Ủy ban dự thảo Hiến pháp đã tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trước khi trình Quốc hội xem xét. Như vậy, việc sửa đổi Hiến pháp đã có sự tham gia rộng rãi của Nhân dân và Nhân dân đóng vai trò là chủ thể quyết định tới việc có hay không ban hành dự thảo Hiến pháp thông qua thủ tục trưng cầu ý dân. Mọi chủ thể trong hệ thống chính trị, từ tổ chức đảng, các đảng viên tới tất cả các cơ quan nhà nước đều phải thượng tôn Hiến pháp.

Từ những vấn đề trên cho thấy, Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải là bản sao chép Nghi quyết của Đảng; việc sửa đổi Hiến pháp không phải là “ý áp đặt của Đảng”, nhân dân “không có tiếng nói” đối với Hiến pháp. Điều này cũng có nghĩa rằng, những luận điệu của Đỗ Kim Thêm là xuyên tạc, phủ nhận, bóp méo sự thật hòng kích động, gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Mọi người hãy nêu cao cảnh giác và kiên quyết vạch trần, đập tan những mưu đồ tinh vi, xảo quyệt của Đỗ Kim Thêm./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét