Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Phản bác quan điểm sai trái của Phạm Đình Trọng

 

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân. Các quyền con người, quyền tự do của công dân Việt Nam do pháp luật quy định như: Quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền có nơi ở hợp pháp, quyền, tự do cư trú, tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, tiếp cận thông tin, v.v.. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân do nhân dân quản lý và điều hành xã hội nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Dân chủ ở Việt Nam là dân chủ xã hội chủ nghĩa với nội dung cốt lõi là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ công dân; được vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ngày 11/10/2022, với 145 phiếu ủng hộ, Việt Nam là một trong 14 thành viên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Điều đó, khẳng định uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện nhân quyền, bảo vệ nhân quyền không chỉ trong nước mà còn đối với cộng đồng quốc tế, được quốc tế khẳng định và thừa nhận.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là đảng cầm quyền có nghĩa là đảng lãnh đạo chính quyền thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng thông qua hiến pháp và pháp luật, bằng cách giới thiệu cán bộ của đảng để dân bầu, nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Với tư cách là đảng cầm quyền, Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về vận mệnh của dân tộc và sự phát triển của đất nước. Vị trí lãnh đạo và cầm quyền của Đảng quyết định phương thức lãnh đạo của Đảng. Cụ thể: Đảng đề ra phương hướng và những nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, một Nhà nước có bộ máy chính quy, quy chế làm việc khoa học với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực tổ chức và quản lý, hết lòng phục vụ nhân dân. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với cơ quan nhà nước để thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn, bố trí vào công tác trong các cơ quan nhà nước. Đảng giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu; tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng, giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng kiểm tra đảng viên và các tổ chức của Đảng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước về việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, các nghị quyết của Đảng. Như vậy, Đảng đào tạo, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên để luôn xứng đáng là công bộc của nhân dân, Đảng không cử người chiếm đoạt những chiếc ghế quyền lực của nhân dân như suy diễn của Phạm Đình Trọng.

Việc Phạm Đình Trọng lợi dụng dân chủ, nhân quyền và công tác cán bộ để bôi nhọ, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam là đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch rõ bộ mặt xảo trá của chúng để nhân dân hiểu rõ và cảnh giác./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét