Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

Sự hồ đồ của Người Tân Định về chống tham nhũng ở Việt Nam

 

Trước hết, phải sòng phẳng với nhau rằng, tham nhũng có nguồn gốc từ khi xã hội loài người xuất hiện chế độ tư hữu, do lòng tham của những cá nhân trong xã hội. Tham nhũng không phải là “sở hữu” của riêng một quốc gia nào, vì vậy nó cũng không phải là sản phẩm của riêng một chế độ xã hội nào. Nói điều đó không phải để bao biện cho các vụ tham nhũng diễn ra ở Việt Nam thời gian qua, nhưng rõ ràng tham nhũng luôn tiềm ẩn và sẵn sàng xuất đầu lộ diện khi có cơ hội, cho dù đó là quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa, hay các nước tự cho mình là “đại diện cho nền dân chủ”; bất kể là quốc gia phát triển ở châu Âu hay còn lạc hậu ở châu Phi và nghèo như Somali, hay giàu có như Mỹ, v.v..

 Thống kê của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) gần đây cho thấy: theo thang điểm từ 0-9 của tổ chức này, quốc gia càng ít tham nhũng có chỉ số càng cao, thì có tới 119/163 quốc gia có chỉ số dưới 5, bao gồm cả các quốc gia như Ý, Hy Lạp, Nam Phi, Brazil và Trung Quốc. Trong báo cáo cũng nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã làm nạn tham nhũng lan khắp Liên minh châu Âu (EU), cụ thể: cao nhất là ở Romania (22%), trong khi tỷ lệ dựa vào mối quan hệ để tiếp cận các dịch vụ y tế cao nhất là ở CH Séc (54%), tiếp đó là Bồ Đào Nha (46%)… Khảo sát cũng cho thấy hơn 60% số người được hỏi tại Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha cho rằng chính phủ của họ không giải quyết cuộc khủng hoảng đại dịch theo cách minh bạch.

Có thể liệt kê thêm: Thượng nghị sĩ Ron Calderon của tiểu bang California (Mỹ) năm 2016 phải hầu tòa vì hành vi nhận hối lộ do tham gia vào một vụ dàn xếp thuế ngành công nghiệp điện ảnh; Pavlo Lazarenko, Thủ tướng Ukraine từ 1996-1997 đã biển thủ 200 triệu USD từ ngân sách nhà nước (tương đương nửa triệu USD/ngày trong thời gian làm thủ tướng); trong các tổ chức quốc tế, Platini Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA từ 2007 – 2015, bị điều tra việc nhận hối lộ để trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar; chưa kể vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn Odebrecht SA, khi chi tới gần 800 triệu USD cho nhiều nhân vật tại 13 quốc gia ở Mỹ Latinh …

Thứ hai, thực tiễn chống tham nhũng thời gian qua, đi kèm những cam kết không có vùng cấm trong xử lý tham nhũng của Đảng ta là sự thật không thể phủ nhận; là sự thể hiện công khai, minh bạch, sẵn sàng đối diện với thực tế để giải quyết đến cùng nạn tham nhũng, là minh chứng thái độ kiên quyết của Đảng, Nhà nước ta. Theo công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2022, đa số các nước đang dậm chân tại chỗ trong cuộc chiến chống tham nhũng, đặc biệt là những quốc gia phát triển. Trong số 180 quốc gia nằm trong bảng xếp hạng, chỉ có 24 quốc gia (bao gồm Việt Nam) có bước tiến trong cuộc chiến chống tham nhũng trong năm vừa qua. Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2022 đã tăng ba điểm và lên 10 bậc trong bảng xếp hạng nhờ nỗ lực chống tham nhũng. Việt Nam được Tổ chức Minh bạch Thế giới đánh giá là một trong 5 quốc gia cải thiện chỉ số CPI nhiều nhất trong 5 năm liên tục, tiệm cận mức trung bình của thế giới. Xếp hạng về CPI của Việt nam cũng được cải thiện nhanh chóng, vượt qua những quốc gia như Ấn Độ hay Belarus.

Không phải thanh minh, chỉ cần dẫn báo cáo của các tổ chức quốc tế về Việt Nam năm qua đã đủ thấy sự hồ đồ trong giọng điệu của những kẻ như Người Tân Định, thường hay hậm hực, tức tối trước những thành tựu phát triển của Việt Nam. Không có gì hơn, ngoài sự đố kị của những kẻ cơ hội chính trị, hòng lừa lọc những người nhẹ dạ, cả tin vào những lời xảo trá, bôi xấu chế độ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng ta. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hết sức cảnh giác để không mắc mưu chúng/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét