Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023

Cảnh giác với thủ đoạn “nhai lại” của Đào Tăng Dực

 

Bằng hình thức “nhai lại” điệp khúc “Muốn đất nước hùng cường phải xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp”. Gần đây, trên trang “Doithoaionline. com” Đào Tăng Dực lại đăng bài viết với tựa đề “Nguồn gốc Quốc xã của điều 4 Hiến Pháp 2013”. Mục đích của Y lợi dụng mạng internet, mạng xã hội tác động hòng làm thay đổi Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

1. Với những lời lẽ ngông cuồng, Đào Tăng Dực khẳng định “Điều 4 Hiến pháp được cho là vô cùng tai hại cho dân tộc Việt vì củng cố tính độc tài toàn trị của đảng CSVN”.

Đây là luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam; kích động đòi đa nguyên, đa đảng tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Thực tế cho thấy, Hiến pháp nước ta là đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước và xã hội, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam.  Đặc biệt Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…”.

Thực tiễn chứng minh, mỗi Nhà nước, ở mỗi giai đoạn đều có một chính đảng cầm quyền. Ở các nước có chế độ đa nguyên, đa đảng; khi đảng nào mạnh, giành thắng lợi cuộc tuyển cử thì có quyền chi phối cơ quan lập pháp, có các nhân vật đứng đầu cơ quan quyền lựcĐảng này sẽ bị mất vị trí cầm quyền một khi cương lĩnh chính trị của họ bị lỗi thời, không được lòng dân chúng hoặc bị chính đảng khác đánh bại bởi có cương lĩnh tranh cử tốt hơn. Tuy nhiên tính ổn định ở các nước này không thể kéo dài khi thì đảng này, khi thì đảng kia lên nắm chính quyền làm cho mâu thuẫn xã hội luôn nảy sinh bởi lợi ích của đảng cầm quyền không thống nhất với lợi ích quốc gia và dân tộc.

 Từ khi thành lập đến nay,  Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn ngàn khó khăn, thử thách; đánh đuổi các thế lực xâm lược đế quốc ngoại bang, lật nhào chế độ phong kiến, thực dân; lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng đã đem lại độc lập, hòa bình tự do cho dân tộc ta, nhân dân ta; từng bước đưa cách mạng Việt Nam đi lên con đường xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nước Việt nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Ở hoàn cảnh nào, mục tiêu của Đảng cũng không đổi và đại diện trung thành với lợi ích của toàn dân; luôn gắn bó máu thịt với nhân dân.  Do đó, được nhân dân ta đã thừa nhận và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Qua đây chúng ta thấy, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, hợp lẽ tự nhiên và quy luật xã hội, đồng thời phù hợp ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Chứ không phải giống như luận điệu xuyên tạc của Đào tăng Dực.

2. Đào Tăng Dực cho rằng Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hậu nhân “Bộ luật chống lại sự thành lập Chính đảng mới của Đức Quốc Xã”.

Trước hết, chúng ta có thể khẳng định, luận điệu của Đào Tăng Dực là vô căn cứ, phản khoa học, xuyên tạc, bóp méo sự thật về nguồn gốc ra đời của Hiến pháp nước ta. Bởi vì, Đảng Quốc Xã, là chính Đảng duy nhất của nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài toàn trị, chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler. Dưới sự thống trị của Hitler, nước Đức đã biến đổi thành một nhà nước phát xít toàn trị cai quản gần như mọi mặt của đời sống xã hội. Một nét đặc trưng nổi bật của Đảng Quốc Xã là vấn đề phân biệt chủng tộc, đặc biệt là bài Do Thái. Tất cả những dân tộc khác mà Quốc xã cho là “hạ đẳng” đều bị khủng bố và tàn sát dã man.

Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1956 không có phần nào nói về Đảng. Bắt đầu từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp 1980, 1992, 2013).

Thực tế cho thấy, nguồn gốc, xuất sứ Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

Tóm lại, Hiến pháp nước ta là văn kiện chính trị – pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Điều 4 Hiến pháp năm 2013 ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử của cách mạng Việt Nam, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét