Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

 

Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dânđòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” là âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, mục đích làm suy giảm niềm tin của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, làm cho lực lượng vũ trang không còn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, Nhân dân, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

  1. Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân

          Một trong những âm mưu, thủ đoạn nằm trong tổng thể chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành chống phá các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, được thực hiện từ những thập niên 40 của thế kỷ XX. Thực chất mục tiêu chống phá của chúng là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, tách lực lượng vũ trang khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu, mất sức chiến đấu, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, lực lượng vũ trang các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô trước đây, đã bị phi chính trị hóa, Đảng Cộng sản bị “vô hiệu hóa”, mất vai trò lãnh đạo lực lượng vũ trang, dẫn đến sự sụp đổ, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỰC SỰ “LÀ ĐẠO ĐỨC LÀ VĂN MINH”

 

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Những kết quả đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua là minh chứng cho chủ trương đúng đắn, kiên quyết, kiên trì của Đảng ta trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”; là một biểu hiện của Đạo đức, của Văn minh như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Thế nhưng, lợi dụng vào đó các thế lực thù địch, phản động đưa ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá. Chúng đưa ra các luận điệu xuyên tạc như: đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm chỉ là “trò đánh trống, khua chiêng”, “đấu đá nội bộ”,  hay “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng phe cánh”,… Gần đây nhất, ngày 16/9/2024, trên trang Thongluan-rdp, Bút danh Phạm Trần có bài viết “Từ đạo đức và văn minh đến suy thoái và tham nhũng” để tuyên truyền xuyên tạc về công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm thực hiện.

          Phạm Trần xuyên tạc rằng, trước đây “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, bây giờ là “suy thoái và tham nhũng”, Y nhấn mạnh rằng, “tham nhũng hết thuốc chữa”, y còn viện dẫn hàng loạt những con số vô nghĩa, bịa đặt mà theo y là sự cung cấp từ các nguồn tin “đáng tin cậy” của chúng trong nội bộ Đảng. Thực chất, đây là luận điệu xuyên tạc, vu khống trắng trợn, ý đồ xấu, phản động rất nham hiểm, nhằm hướng lái dư luận tin vào những luận điệu của chúng tự nhào nặn ra hòng chia rẽ lòng dân với Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ CỦA ĐẢNG

 

Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp ngày 18 tháng 9 năm 2024, trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang quyết tâm  thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cơn bão số 3 gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc; toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tập trung nỗ lực cao nhất để khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra… Hội nghị Trung ương đã họp, thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể. Trong đó, nhấn mạnh Đại hội XIV là Đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tuy nhiên, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 10 (khóa XIII) khai mạc , trang “Bbc.com” Nhật Bấc đăng nội dung: “Hội nghị Trung ương 10: có gì đáng chú ý về nhân sự?”; “lãnh đạo trong nước chỉ được sử dụng để cạnh tranh quyền lực”. Chúng rêu rao rằng, “Tiểu ban Nhân sự Đại hội là cửa soát vé quan trọng nhất” của Trung ương Đảng về vấn đề nhân sự trước mỗi kỳ đại hội. Với mục đích không thay đổi là chống phá, xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng, câu view, câu like, thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội.

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC TRONG NỘI BỘ ĐẢNG

 

           Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đồng thời, kiên quyết, kiên trì rà soát, sàng lọc đưa những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng và bộ máy chính trị các cấp. Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc trọng yếu, “then chốt của then chốt” trong công tác xây dựng Đảng. Tất cả công việc của công tác quy hoạch đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và gắn với việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương liên thông quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của các địa phương cũng như các bộ, ngành… Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng. Đặc biệt, với những vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, chính quyền, mọi sự thay đổi trong công tác nhân sự đều nhanh chóng nhận được sự chú ý, theo dõi của cộng đồng. Tuy nhiên, khi Trung ương xem xét, xử lý kỷ luật một số tập thể và cá nhân vi phạm, thì những luận điệu xuyên tạc lại trơ trẽn xuất hiện nhằm chống phá, cố tình gây hiểu sai về công tác cán bộ của Đảng, gây nên tâm lý hoài nghi trong một bộ phận nhân dân.

BỘ CHÍNH TRỊ BAN HÀNH QUY ĐỊNH 148 -QĐ/TW NGÀY 23/5/2024 LÀ RẤT CẦN THIẾT VÀ PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM

 

Phủ nhận, xuyên tạc đường lối lãnh đạo và các quy định của Đảng, Nhà nước Việt Nam là một trong những thủ đoạn hết sức nguy hiểm của các thế lực thù địch. Vừa qua, trên “rfavietnam” Đài RFA cho rằng: “Quy định của Bộ Chính trị về thẩm quyền người đứng đầu: vi hiến, dễ bị lạm dụng!;… Đảng chỉ có thể lập văn bản để chi phối và có tính cách ràng buộc đối với đảng viên của mình mà thôi”. Đây là một luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

1. Quy định số 148-QĐ/TW ngày 23/5/2024 của Bộ Chính trị là rất cần thiết, là sự tiếp nối một cách bài bản, hệ thống, khoa học, chính xác các quy định trước đây của Đảng ta. Điều Lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ.

Vấn đề này cũng được xác định trong Hiếp pháp năm 2013: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, xác định: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định về công tác cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông qua các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ.

Như vậy, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 148-QĐ/TW “Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước” là đúng thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, Hiến pháp và thống nhất với các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành.

BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA NGUYỄN HỮU LIÊM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỒNG CHÍ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA

 

Sáng ngày 03/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được Hội nghị Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tại Hội nghị, căn cứ các quy định của Đảng, trên cơ sở định hướng giới thiệu nhân sự của Bộ Chính trị, Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100% bầu đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.

 Nhân sự kiện này, trên trang “Bbctiengviet” Nguyễn Hữu Liêm có bài viết  “Có phải Tô Lâm là một Trần Thủ Độ ngày nay?”. Thực chất bài viết này vẫn tiếp tục luận điệu gặm nhấm một chiêu bài cũ rích: vu cáo trắng trợn, vô căn cứ tình hình dân chủ của Việt Nam. Tuy nhiên, sự thâm hiểm của bài viết này được thể hiện với cái giọng điệu vô nhân tính, đã “nâng tầm” sự xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ của Nguyễn Hữu Liêm. Bài viết là một mớ hổ lốn những lời lẽ vừa xuyên tạc, nói xấu Đảng Cộng Sản Việt Nam, vừa bôi nhọ, vu cáo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.

VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU CỦA TRẦN ĐAN TÂM – KẺ RA SỨC CHỐNG PHÁ ĐẢNG TA VÀ BÔI NHỌ LÃNH TỤ HỒ CHÍ MINH

 

Gần đây, trên trang mạng “thongluan-rdp.org”, Trần Đan Tâm đã đăng bài viết tựa đề “Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt” với giọng điệu đầy mê tín, dị đoan, phản khoa học khi hồ đồ “dự đoán” rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đang đến hồi diệt vong”! Trong bài viết còn xuyên tạc rằng việc tuyên truyền Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam “là sự tuyên truyền gian dối và bịp bợm”.

 Bài viết của Trần Đan Tâm là một “mớ hổ lốn” những lời lẽ vừa phản khoa học, vừa xuyên tạc sự ra đời, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng. Cần khẳng định rằng, đây là những luận điệu mang ý đồ xấu xa, đen tối, với nội dung thể hiện sự điên cuồng chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, sự ra đời, tồn tại, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng và khát vọng của nhân dân Việt Nam về một xã hội tiến bộ và tốt đẹp. Thực tiễn phong phú và sinh động hơn 90 năm qua đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã thực hiện xuất sắc sứ mệnh của mình, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng. Cũng vì thế, để tôn vinh và ghi nhận công lao to lớn của Đảng đối với dân tộc, Nhân dân ta đã gọi Đảng Cộng sản Việt Nam bằng một cái tên rất mực giản dị, gần gũi, thân thương và cao quý: “Đảng ta”. Nhân dân Việt Nam tự hào vì Đảng quang vinh và Đảng cũng luôn vinh dự, tự hào là Đảng cách mạng của dân tộc Việt Nam anh hùng, từ đó ý thức rõ trách nhiệm chính trị trước nhân dân và dân tộc. Cái điều như một lẽ tự nhiên ấy đã hình thành nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, ý Đảng – lòng dân luôn hòa quyện thống nhất, tạo nên sức mạnh nội sinh vô cùng to lớn để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hy sinh, đồng hành cùng dân tộc, lập nên những kỳ tích vẻ vang. Thực tiễn phong phú của Cách mạng Việt Nam trước đây cũng như hiện nay khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

 

Gần đây, trên trang Vietnamthoibao, Phạm Đình Bá có bài “Kinh tế phi thị trường tác hại dân thế nào’’? Bài viết này tiếp tục luận điệu gặm nhấm một chiêu bài cũ rích: Xuyên tạc, bóp méo, vu cáo quan điểm, đường lối phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, đồng thời nói xấu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên sự thâm hiểm của bài viết này được thể hiện với cái giọng điệu thâm thù, vu khống, bịa đặt, bôi nhọ của Phạm Đình Bá.

          Thực tế xây dựng đất nước trong gần 40 năm đổi mới vừa qua và định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới đã vạch trần những sự xuyên tạc, những nhận thức sai lầm nói trên.

Thứ nhất, ngày 5/8/2024 vừa qua, Costa Rica là quốc gia thứ 73 chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Trước đó, các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand… cũng lần lượt công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là minh chứng cho đường lối đúng đắn mà Đảng, Nhà nước ta đã lựa chọn và kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua.

Thứ hai, kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, không phải là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng kinh tế thị trường làm cơ sở cho sự tồn tại, vận động, phát triển của mình. Đến nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế thị trường ở các nước tư bản phát triển như: kinh tế thị trường tự do ở Mỹ, kinh tế thị trường xã hội ở Đức, kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi ở Thụy Điển… dù ở mức độ khác nhau, đều có định hướng xã hội. Đây là xu hướng tiến bộ, là những mầm mống của chủ nghĩa xã hội trong lòng các nước tư bản phát triển. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mô hình này sử dụng cả kinh tế thị trường và cả kinh tế tư bản chủ nghĩa để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG ĐÓNG GÓP Ý KIẾN SỬA ĐỔI LUẬT LUẬT SƯ ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

 

Thời gian gần đây, trong khi các tổ chức, cơ quan chức năng đang tích cực tổ chức các hội nghị, hội thảo, đặc biệt là đối với những luật sư để lấy ý kiến đóng góp xây dựng Luật, các lực lượng thù địch, phản động lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc ý nghĩa và một số nội dung của định hướng xây dựng Luật. Trên các trang mạng xã hội, bên cạnh việc trích dẫn, cắt ghép ý kiến của một số luật sư trong các cuộc hội thảo khoa học về định hướng xây dựng Luật Luật sư sửa đổi, các tổ chức RFA, BBC… đã viện dẫn ý kiến sai trái của những luật sư thoái hóa, biến chất như: Đặng Đình Mạnh, Lê Quốc Quân… để phủ nhận sự cần thiết, giá trị và một số nội dung bổ sung của luật như: “không nên bắt luật sư phải có bản lĩnh chính trị”, “bản lĩnh chính trị đó là sự hiểu biết và chấp nhận sự độc tài về chính trị của Đảng Cộng sản”, “yêu cầu bãi bỏ ba điều luật (109, 117, 331) trong Bộ luật Hình sự năm 2015)”… Chúng ta cần cảnh giác và đấu tranh với những luận điệu sai trái này.

Thứ nhất, luật sư cần phải có “bản lĩnh chính trị vững vàng”.

Bản lĩnh chính trị là sự kiên định, khả năng độc lập suy nghĩ, quyết định và hành động, là đòi hỏi cơ bản và trực tiếp đối với mỗi cá nhân, giúp mỗi người kiên định lập trường, quan điểm và bằng ý chí, năng lực của mình vượt qua khó khăn, thử thách, áp lực để quyết tâm thực hiện thắng lợi mục đích đã đề ra. Để thành công trong công việc, cuộc sống mỗi người cần có nhiều phẩm chất, điều kiện, trong đó bản lĩnh chính trị là phẩm chất quyết định.

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

 

Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dânđòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” là âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, mục đích làm suy giảm niềm tin của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, làm cho lực lượng vũ trang không còn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, Nhân dân, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

  1. Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân

          Một trong những âm mưu, thủ đoạn nằm trong tổng thể chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành chống phá các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, được thực hiện từ những thập niên 40 của thế kỷ XX. Thực chất mục tiêu chống phá của chúng là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, tách lực lượng vũ trang khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu, mất sức chiến đấu, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, lực lượng vũ trang các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô trước đây, đã bị phi chính trị hóa, Đảng Cộng sản bị “vô hiệu hóa”, mất vai trò lãnh đạo lực lượng vũ trang, dẫn đến sự sụp đổ, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này.

Đối với cách mạng Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930), lãnh đạo, tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã luôn tìm mọi cách chống phá, không công nhận, phủ nhận đường lối, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang, ngăn cản việc tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ở Việt Nam.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỰC SỰ “LÀ ĐẠO ĐỨC LÀ VĂN MINH”

 

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Những kết quả đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua là minh chứng cho chủ trương đúng đắn, kiên quyết, kiên trì của Đảng ta trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”; là một biểu hiện của Đạo đức, của Văn minh như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Thế nhưng, lợi dụng vào đó các thế lực thù địch, phản động đưa ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá. Chúng đưa ra các luận điệu xuyên tạc như: đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm chỉ là “trò đánh trống, khua chiêng”, “đấu đá nội bộ”,  hay “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng phe cánh”,… Gần đây nhất, ngày 16/9/2024, trên trang Thongluan-rdp, Bút danh Phạm Trần có bài viết “Từ đạo đức và văn minh đến suy thoái và tham nhũng” để tuyên truyền xuyên tạc về công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm thực hiện.

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TÂY NGUYÊN NHANH, BỀN VỮNG LÀ CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

 

Khu vực Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đây cũng là một trong những vùng dân tộc, tôn giáo đặc thù của cả nước mà các thế lực thù địch ra sức lợi dụng để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây bất ổn về chính trị – xã hội cho khu vực. Mới đây, trên Vietnamthoibao, Quang Nguyễn phát tán bài viết “Tây Nguyên: Nước mắt và máu”. Y cho rằng: “Chính quyền Việt Nam chiếm dụng đất và tài nguyên; không đáp ứng văn hóa và nhu cầu của cộng đồng dân tộc bản địa; không quản lý và phát triển bền vững; căng thẳng chính trị và xã hội…” Thực chất, đây là việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai ở các vùng dân tộc thiểu số, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là âm mưu mà các thế lực thù địch thường xuyên thực hiện nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Cùng với đó, vu cáo Nhà nước ta kỳ thị, phân biệt đối xử, đàn áp đối với các dân tộc thiểu số; gieo rắc mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số với người Kinh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường hoạt động trên các diễn đàn quốc tế, kể cả các diễn đàn của Liên hiệp quốc để khuếch trương thanh thế, xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam.

  1. Luận điệu thù địch về chiếm dụng đất và tài nguyên ở Tây Nguyên

Lợi dụng các vấn đề lịch sử – hiện tại liên quan đến đất đai, tài nguyên rừng và một số bất cập cụ thể trong việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội vấn đề dân sinh, dân chủ…để xuyên tạc, chống phá. Từ xa xưa trong lịch sử, Tây Nguyên là vùng có nhiều dân tộc, tộc người sinh sống; cùng với quá trình biến động dân cư do quá trình di dân tới vùng này, đã nảy sinh các yếu tố phức tạp về đất đai. Thực tế đó, bị các thế lực thù địch, chống phá cách mạng lợi dụng, kích động ảnh hưởng đến sự phát triển chung và tình hình an ninh chính trị xã hội của vùng. Khơi dậy những vấn đề lịch sử xa xưa để kích động, chia rẽ người Kinh với đồng bào các dân tộc khác ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch đã tuyên truyền, xuyên tạc với các luận điệu như “Tây Nguyên là của người Thượng”, “Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên phải liên kết lại đuổi người Kinh về xuôi”…

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NHÀ NƯỚC TA CỦA HƯNG MAI

 

          Gần đây, trên trang mạng Saigonnhonew, Hưng Mai đăng bài viết “Nhà nước bây giờ của ai?”. Trong đó có nội dung:  Mô hình “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” mà ĐCSVN luôn tuyên bố theo đuổi đang đứng trước nguy cơ trở thành một lời hứa bị phản bội, khi quyền lực ngày càng tập trung vào tay một nhóm nhỏ, phục vụ cho lợi ích của nhóm này hơn là lợi ích của toàn dân”. Đây là những luận điệu phản động, xuyên tạc của Hưng Mai, nhằm gây hoang mang, tạo hoài nghi của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, tại Điều 2, Hiến pháp 2013 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 nêu rõ: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán…; tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.