Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật, có nhiều nguyên nhân dẫn đến một bộ phận nhân dân bức xúc, khiếu kiện kéo dài. Nghiêm trọng hơn, các thế lực thù địch, tổ chức lưu vong đã kích động, lôi kéo người dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối an ninh trật tự (ANTT), qua đó thực hiện các mưu đồ chính trị, chống Đảng và Nhà nước ta... 

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trên cơ sở pháp luật; góp phần giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội (ANCT-TTATXH), thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng nảy sinh một số vấn đề ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, dẫn đến tình hình khiếu kiện ở nước ta có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Chỉ tính riêng trong năm 2023, có 391.512 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 294.909 vụ việc, có 2.943 đoàn đông người; trong đó, tổng số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp là hơn 7.000 (tăng 15,5% so với năm 2022). Đáng chú ý, khiếu nại, tố cáo hành chính liên quan đến đất đai tiếp tục là một điểm nóng, nhất là ở các địa phương có nhiều dự án đầu tư liên quan đến thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng...

Tổ chức Rise – Chiêu trò mới của tổ chức khủng bố Việt Tân

 

Với bản chất chống phá quyết liệt, không từ một thủ đoạn nào, tổ chức phản động khủng bố Việt Tân có nhiều sự điều chỉnh trong chiến lược hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Chúng lập ra nhiều tổ chức ngoại vi làm cánh tay nối dài, một trong số đó là tổ chức Rise. Đây được gọi là “sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt hải ngoại” do những thành viên cốt cán của Việt Tân thành lập. Chúng sử dụng mọi chiêu thức để hà hơi, tiếp sức đẩy mạnh hoạt động của tổ chức, trong đó có việc đăng tải các bài viết đánh bóng tên tuổi trên các diễn đàn. Mới đây, với bài viết “Rise tích cực hỗ trợ phong trào xã hội Việt Nam”, Cảnh Chân đã ra sức cổ súy cho tổ chức khi đánh giá đây là “một NGO tiên phong trong đào tạo, thúc đẩy liên kết các phong trào dựa vào người dân để mang lại thay đổi xã hội tại Việt Nam”. Vậy bản chất thật sự của tổ chức này là gì?

Project88 xuyên tạc, bịa đặt tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

 

Một trong những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, phản động, và những đối tượng cơ hội chính trị triệt để lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Bằng chứng là, gần đây trên trang mạng xã hội của Đài VOA đã phát tán bài viết có tựa đề: “Project88 tố cáo Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Bài viết cho rằng: Chỉ thị 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của Bộ Chính trị về “đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thương mại” là: mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và đưa ra kế hoạch đối phó với những mối đe dọa ấy bằng cách vi phạm một cách hệ thống các quyền của 100 triệu người dân trong nước;… và “các lãnh đạo Việt Nam tuyên chiến với nhân quyền”… Đây là những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng trợn về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Nhận diện và đấu tranh bác bỏ luận điệu sai trái: “Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”

 

Các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, tiến hành nhiều thủ đoạn, nhiều hướng tấn công theo phương châm đánh “mềm, ngầm, sâu” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác động đến mọi đối tượng bằng con đường kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm suy yếu nội bộ bên trong nước ta và tiến tới bạo loạn lật đổ chế độ chính trị. Đặc biệt, chúng tập trung chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, như đưa ra luận điệu sai trái:“Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Để nhận diện và đấu tranh bác bỏ luận điệu sai trái này, chúng ta cần làm rõ một số nội dung cơ bản sau:                                                                                                            

1. Nhận diện thực chất quan điểm sai trái, kích động “Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của các thế lực thù địch.

Các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” để chống phá cách mạng Việt Nam, với mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm chuyển hóa chế độ theo chủ nghĩa tư bản. Chúng tiến hành nhiều thủ đoạn tinh vi, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo lộ trình 5 hóa, trong đó có “vô hiệu hóa quân đội”. Bởi lẽ, các thế lực thù địch đã đưa ra nhận định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm chắc “Quân đội, Công an” nên chưa thể lật đổ được vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng được.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Nhận dạng chiêu trò "đề cao để hạ bệ"

 

Nhận dạng chiêu trò "đề cao để hạ bệ"

Một trong những luận điệu tinh vi mà chúng thường sử dụng là ra sức đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lại đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm phá hủy gốc rễ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì thế, chống lại luận điệu xuyên tạc này là một nội dung căn cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

Sự tinh vi của những giọng điệu phản khoa học

Giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin tồn tại mối quan hệ biện chứng. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cội nguồn lý luận cơ bản hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và đều là bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi luận điệu đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin đều là phản khoa học, phản lịch sử.

Trước hết, họ phủ nhận sự tồn tại của tư tưởng Hồ Chí Minh với lý do Hồ Chí Minh chỉ là nhà hoạt động thực tiễn chứ không phải nhà tư tưởng. Mặc dù giá trị, tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm định bằng thắng lợi của cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, được thừa nhận bởi các học giả trong và ngoài nước, những kẻ xuyên tạc vẫn rêu rao rằng “tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sự tô vẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Việc phủ nhận sự tồn tại và giá trị to lớn, bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh không xuất phát từ lý do khoa học mà từ động cơ chính trị đen tối là làm mất đi sức mạnh nền tảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các đối tượng chống phá còn có một giọng điệu hoàn toàn khác là ra sức ca tụng, đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh và phủ nhận giá trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Để hạ bệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, họ đã đưa ra nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, họ vin vào “yếu tố thời đại”, rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ 19, cùng lắm là đầu thế kỷ 20, chỉ thích hợp với văn minh công nghiệp; còn bây giờ nhân loại đã ở thế kỷ 21, trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, sứ mệnh của giai cấp công nhân đã khác đi, vai trò của trí thức “lên ngôi” nên Chủ nghĩa Mác đã trở nên lỗi thời và bị lịch sử vượt qua. Đây cũng là cách lập luận rất hàm hồ bởi cho dù thời đại mà chúng ta đang sống khác rất nhiều so với thời đại mà Mác, Ăngghen, Lênin đã sống nhưng những biến đổi của nó vẫn không vượt ra ngoài những quy luật chung nhất mà Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khám phá ra. Với đặc tính mở, Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn là lý luận và phương pháp luận khoa học cho sự nhận thức xã hội, nhận thức thời đại mà chưa có một chủ nghĩa, học thuyết chính trị nào có thể thay thế.

Sao mặc lố lăng?

 

Sao mặc lố lăng?

Bà Ngát nghe chồng nói vậy không hiểu đầu cua tai nheo gì, tròn xoe mắt:

- Ông nói gì mà nghe lạ thế? Con trai mình nó làm gì mà ông lại lôi “diễn biến” với “chuyển hóa” vào, cứ như là đi họp chi bộ vậy?

- Thì chẳng thế à? Lúc tối, cậu Quỳnh hàng xóm vừa sang chơi, mở “phây búc” của thằng Tài nhà mình cho tôi xem rồi chỉ vào cái ảnh nó mặc bộ quân phục của lính Mỹ, đeo kính đen, đứng tạo dáng chẳng giống ai khiến tôi xấu hổ đỏ cả mặt. Bà bấm điện thoại để tôi nói chuyện với nó. Không thể để thế được!

- Ông cứ bình tĩnh. Dù sao cũng chỉ là bộ quần áo thôi mà!

Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”

 Các đối tượng cầm đầu các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” ở nước ngoài đã triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông qua điện thoại, mạng xã hội, các phần mềm họp trực tuyến để chỉ đạo số đối tượng cốt cán ở trong nước tích cực tuyên truyền, lôi kéo người Mông tham gia với mục đích kích động tư tưởng ly khai, tự trị, tập hợp lực lượng lập “Nhà nước Mông”. Mặc dù đã được lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhưng hiện nay vẫn còn một bộ phận đồng bào dân tộc Mông bị ảnh hưởng bởi các luận điệu tuyên truyền của các đối tượng cầm đầu bên ngoài, vẫn còn lén lút tin theo và tham gia sinh hoạt tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” trên mạng xã hội hoặc ẩn thân vào các tổ chức tôn giáo hợp pháp để chờ thời cơ thuận lợi để tái hoạt động trở lại gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự trong vùng đồng bào dân tộc Mông.

Vậy bản chất hoạt động của các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” là gì? Tác động, ảnh hưởng các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” trong vùng đồng bào dân tộc Mông sẽ như thế nào?

Bản chất hoạt động của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”

 - Về đối tượng cầm đầu: Tà đạo “Giê Sùa” và tà đạo “Bà Cô Dợ” đều do các đối tượng là người dân tộc Mông gốc Lào, quốc tịch Mỹ, hiện đang sinh sống ở Mỹ lập ra. Tà đạo “Giê Sùa” do đối tượng David Her (tên thật là Hờ Chá Sùng, khoảng 60 tuổi, người Mông, quê quán ở huyện Phông Xa Vẳn, Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa DCND Lào, hiện đang định cư ở bang California, Mỹ) tự lập ra năm 2000 và bắt đầu tác động, ảnh hưởng vào vùng dân tộc Mông ở Việt Nam vào thời điểm từ đầu năm 2015. David Her đã sáng tác lôgô của tà đạo “Giê Sùa” gồm chữ YESHUA ở phía trên, ngôi sao 6 cánh ở giữa cùng một số họa tiết và phía dưới là dòng chữ “House of Healing” (tạm dịch là “Ngôi nhà an lành”), lợi dụng một số câu, điều trong Kinh Thánh của đạo Tin Lành soạn ra giáo lý, giáo luật của tà đạo “Giê Sùa” và tuyên truyền vào vùng đồng bào dân tộc Mông. Trong khi đó, tà đạo “Bà Cô Dợ” (Tiếng Mông: “Pawg ntseeg vajtswv hlub peb” nghĩa là “Hội thánh Đức Chúa trời yêu thương chúng ta”) do Vừ Thị Dợ, sinh năm 1977, người Mông gốc Lào, quốc tịch Mỹ, hiện đang sinh sống tại thành phố Milwaukee, bang Wiscosin, Mỹ lập ra và làm “Hội trưởng” từ cuối năm 2016. Vừ Thị Dợ đã tuyên truyền lôi kéo một số người Mông sinh sống gần nhà để thành lập ra nhóm đạo và tuyên truyền, phát triển qua các nước, trong đó có Việt Nam thông qua các đoạn video clip tuyên truyền trên mạng xã hội YouTube để lôi kéo mọi người tin theo nhằm lập “Nhà nước riêng” của người Mông.

- Về đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động của tà đạo: Đối tượng tham gia của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” chủ yếu là người Mông theo các hệ phái Tin lành như: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Hội thánh Tin lành Truyền giáo Phúc âm…, thân nhân, người nhà của số đối tượng cầm đầu, cốt cán và một bộ phận người dân tộc Mông thiếu hiểu biết, khó khăn về đời sống kinh tế nên dễ bị lôi kéo, mua chuộc. Địa bàn ảnh hưởng và hoạt động của “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” chủ yếu tại các bản, xã vùng sâu, vùng xa, biên giới các tỉnh phía Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn…) và một số tỉnh vùng Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk).

Chỉ số hạnh phúc - minh chứng phản bác các luận điệu bôi đen, miệt thị đất nước

 ngay-gd-viet-nam.jpg -0Đây là bảng xếp hạng do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố dựa trên kết quả khảo sát tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù chưa thể vươn lên top đầu nhưng chỉ số tăng đều qua các năm cho thấy kết quả đạt được rất quan trọng của Đảng, Nhà nước ta về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động vẫn kiểu “mũ ni che tai”, phớt lờ không nghe, không thấy, tiếp tục bôi đen đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, lấy cớ đả kích Đảng, Nhà nước “kéo lùi lịch sử”, “làm dân vất vả, cơ hàn”… 

Nhận diện các luận điệu chỉ trích, bôi đen

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, nhằm đưa đất nước ta từng bước phát triển hùng cường, thịnh vượng. Đây là một mục tiêu cao đẹp, thể hiện quyết tâm của Đảng trong chăm lo đời sống nhân dân, là khát vọng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc, cho rằng chủ trương “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” được Đại hội XIII của Đảng thông qua là “duy tâm, siêu hình”, là “chủ quan, nóng vội, duy ý chí”, chỉ là “ảo vọng viển vông, hão huyền”...

Cái kết đắng cho kẻ chống phá Đảng, Nhà nước

 Cái kết đắng cho kẻ chống phá Đảng, Nhà nước -0Phan Đình Sang sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo tại xã miền núi của huyện Hương Khê, từ nhỏ đến lớn Sang được bố mẹ tạo điều kiện học hành đầy đủ. Bản thân Sang sau quá trình học tập đã trở thành cán bộ một ngân hàng tại tỉnh Gia Lai.

Với điều kiện thuận lợi như thế, cứ ngỡ Sang sẽ dùng những kiến thức của mình đã học được trên ghế nhà trường để cống hiến cho xã hội và phát triển sự nghiệp bản thân. Thế nhưng Sang lại sớm “dính chàm” và năm 1995 bị TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt 4 năm tù giam về hành vi tham ô tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai. Sau khi ra tù, thiết tưởng Sang sẽ vượt qua lầm lỗi, tu chí làm ăn, chăm lo cho gia đình nhưng trái lại, Sang tiếp tục trượt dài, bộc lộ bản chất của một kẻ phá hoại, ôm theo tư tưởng bất mãn, hằn học với chế độ, tiếp cận và sử dụng nhiều trang mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước.

Lật tẩy luận điệu xuyên tạc về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

 Lật tẩy luận điệu xuyên tạc về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc -0Đặc biệt, khi tình hình trên Biển Đông có những diễn biến phức tạp hay đến dịp kỷ niệm các sự kiện lịch sử xảy ra trên biển, đảo thì ngay lập tức, trên các báo, đài ở nước ngoài như BBC, RFA, RFI, các trang web, mạng xã hội của các tổ chức, đối tượng phản động lại tăng cường phát tán tài liệu, hình ảnh, video xuyên tạc về vấn đề này.

Những luận điệu xuyên tạc

Cứ đến ngày 14/3 hằng năm, một số đối tượng, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam lại tung những hình ảnh, video clip ghi lại phát biểu của chuyên gia này, chuyên gia kia hoặc áp đặt ý kiến chủ quan, cho rằng trận chiến bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa ngày 14/3/1988, Việt Nam mất Gạc Ma là do có lệnh không được nổ súng, bưng bít thông tin chuyện mất đảo…

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA “TÙNG PHONG” VỀ QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA

 

Trải qua gần 40 năm đổi mới đất nước, chính sách, pháp luật về đất đai của Việt Nam đã có nhiều đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn, từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn… Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được bảo đảm và phát huy. Đi ngược thực tế đó các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ra sức xuyên tạc, kích động, chống phá đường lối, chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta.

Bài viết “Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cỗ xe vừa đạp thắng vừa đạp ga” của Tùng Phong đang được phát tán trên nhiều diễn đàn phản động là một ví dụ rằng: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý… cản trở phát triển đất nước”; do đó phải “sở hữu tư nhân về đất đai”. Đồng thời, bóp méo một số vụ việc vi phạm liên quan đến đất đai đã bị xử lý theo quy định của pháp luật để quy kết “nguyên nhân là do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý gây ra”. Thực chất, đây là những luận điệu xuyên tạc của phần tử phản động, cố tình nói sai sự thật, thổi phồng sai phạm về đất đai để kích động những người kém hiểu biết về pháp luật và những phần tử bất mãn đi khiếu kiện, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

 ngay-gd-viet-nam.jpg -0Đây là bảng xếp hạng do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố dựa trên kết quả khảo sát tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù chưa thể vươn lên top đầu nhưng chỉ số tăng đều qua các năm cho thấy kết quả đạt được rất quan trọng của Đảng, Nhà nước ta về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động vẫn kiểu “mũ ni che tai”, phớt lờ không nghe, không thấy, tiếp tục bôi đen đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, lấy cớ đả kích Đảng, Nhà nước “kéo lùi lịch sử”, “làm dân vất vả, cơ hàn”… 

Nhận diện các luận điệu chỉ trích, bôi đen

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, nhằm đưa đất nước ta từng bước phát triển hùng cường, thịnh vượng. Đây là một mục tiêu cao đẹp, thể hiện quyết tâm của Đảng trong chăm lo đời sống nhân dân, là khát vọng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc, cho rằng chủ trương “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” được Đại hội XIII của Đảng thông qua là “duy tâm, siêu hình”, là “chủ quan, nóng vội, duy ý chí”, chỉ là “ảo vọng viển vông, hão huyền”...

Cái kết đắng cho kẻ chống phá Đảng, Nhà nước -0 Phan Đình Sang sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo tại xã miền núi của huyện Hương Khê, từ nhỏ đến lớn Sang được bố mẹ tạo điều kiện học hành đầy đủ. Bản thân Sang sau quá trình học tập đã trở thành cán bộ một ngân hàng tại tỉnh Gia Lai.

Với điều kiện thuận lợi như thế, cứ ngỡ Sang sẽ dùng những kiến thức của mình đã học được trên ghế nhà trường để cống hiến cho xã hội và phát triển sự nghiệp bản thân. Thế nhưng Sang lại sớm “dính chàm” và năm 1995 bị TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt 4 năm tù giam về hành vi tham ô tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai. Sau khi ra tù, thiết tưởng Sang sẽ vượt qua lầm lỗi, tu chí làm ăn, chăm lo cho gia đình nhưng trái lại, Sang tiếp tục trượt dài, bộc lộ bản chất của một kẻ phá hoại, ôm theo tư tưởng bất mãn, hằn học với chế độ, tiếp cận và sử dụng nhiều trang mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước.

Đấu tranh xoá bỏ tôn giáo bất hợp pháp “Chữ thập vải đỏ”

 Đấu tranh xoá bỏ tôn giáo bất hợp pháp “Chữ thập vải đỏ” -0Nhận diện “Chữ thập vải đỏ”

"Chữ thập vải đỏ" hay còn có tên gọi khác là “San sư Khẻ tọ”, xuất hiện tại địa bàn huyện Bảo Lâm khoảng từ năm 1996 do một số đối tượng tuyên truyền đạo trong vùng đồng bào Mông ở tỉnh Hà Giang đến các xã Quảng Lâm, Thạch Lâm, Yên Thổ, Nam Cao, Mông Ân của huyện Bảo Lâm, Cao Bằng để tuyên truyền lôi kéo người tham gia trái phép. Đến năm 1997, các đối tượng cầm đầu cốt cán đã lôi kéo được một số nhóm người thuộc các xóm Tổng Dùn, Lũng Rịa, Phiêng Roóng, Nặm Tàu, Sác Ngà, Khau Noong của xã Thạch Lâm tin theo. Tính đến tháng 1/2023, trên địa bàn huyện Bảo Lâm có 96 hộ, 573 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông theo "Chữ thập vải đỏ" tại 12 xóm thuộc 2 xã Thạch Lâm và Quảng Lâm.

Theo Đại uýNông Tuấn Anh, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng,bản chất của“Chữ thập vải đỏ” chưa được Nhà nước công nhận là tôn giáo hợp pháp do chưa có giáo lí, giáo luật và cơ cấu tổ chức rõ ràng, việc người dân tin theo “Chữ thập vải đỏ” cũng có xuất phát từ những trường hợp tuyên truyền từ địa bàn các tỉnh lân cận, qua đó ảnh hưởng vào một bộ phận đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn. Đối với các hộ dân tin theo “Chữ thập vải đỏ”, biểu hiện rõ nét nhất là trong nhà có trang trí biểu tượng chữ thập màu đỏ trên nền vải màu trắng, định kì hàng tuần người dân sinh hoạt trước chữ thập, biểu tượng đấy.

Đấu tranh xoá bỏ tôn giáo bất hợp pháp “Chữ thập vải đỏ” -0
Công an tỉnh Cao Bằng tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ tôn giáo trái phép "Chữ thập vải đỏ".

Với việc hình thành và phát triển mang tính tự phát, "Chữ thập vải đỏ" không phải phong tục truyền thống của người Mông. Người dân khi sinh hoạt theo loại hình tôn giáo bất hợp pháp này sẽ cầu nguyện Chúa trời những điều mình muốn, khi gia đình có người ốm đau, bệnh tật thì sẽ tổ chức cầu nguyện để bệnh nhân sớm khỏi bệnh. Do hiểu biết còn hạn chế, nhiều người đi theo hiện tượng tôn giáo lạ này chỉ ở nhà cầu nguyện, không còn chăm chỉ làm ăn như trước, xa lánh cộng đồng khiến cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng nghèo hơn. Đây là hoạt động mê tín, dị đoan, đi ngược với quy luật tự nhiên, với truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông.

Kiên quyết đấu tranh, xoá bỏ hoàn toàn tôn giáo bất hợp pháp

Trong đợt cao điểm đấu tranh, xoá bỏ hoàn toàn “Chữ thập vải đỏ”, người dân hai xã Quảng Lâm, Thạch Lâm đã quen thuộc với hình ảnh tổ công tác của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của xã, với nòng cốt là lực lượng Công an có mặt tại các thôn xóm. Đường sá xa xôi, địa hình hiểm trở, các hộ sống lẻ tẻ, rải rác, không tập trung, cộng với trình độ dân trí còn thấp, đời sống nghèo nàn, lạc hậu đã khiến công tác triển khai lực lượng gặp không ít khó khăn. Song các cán bộ xã và các chiến sĩ Công an xã vẫn miệt mài bám bản với tinh thần 4 cùng với người dân để tuyên truyền, vận động cho quần chúng nhân dân hiểu bản chất mê tín, dị đoan của “Chữ thập vải đỏ”, động viên họ từ bỏ loại hình tôn giáo bất hợp pháp nàyđểquay về với phong tục truyền thống.

“Trong quá trình vận động, chúng tôi đã thực hiện công tác truyên truyền sâu rộng từ vận động tập trung cho đến vận động cá biệt từng hộ gia đình, tổ chức các cuộc họp xóm để nắm tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân và cũng triển khai đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện tháo dỡ biểu tượng của “Chữ thập vải đỏ” và tự nguyện kí cam kết từ bỏ không theo loại hình tôn giáo bất hợp pháp này”, Đại úy Hà Dương Ái, Phó Trưởng Công an xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, đồng chí Nông Ích Cầu - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo công tác tôn giáo huyện Bảo Lâm cho biết thêm, trong năm 2023, công tác tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ “Chữ thập vải đỏ” đã được Ban Chỉ đạo Công tác Tôn giáo huyện Bảo Lâm đưa vào chương trình công tác tôn giáo năm, đồng thời giao cho lực lượng Công an xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, ban ngành liên quan, chính quyền xã Quảng Lâm và Thạch Lâm thực hiện, trong đó Công an là lực lượng tham mưu, nòng cốt.

Không để người dân bị bỏ lại phía sau

Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và trọng tâm là công tác vận động quần chúng, vậy nên chính sự phối hợp và vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng địa phương là yếu tố quan trọng để công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân tại 2 xã Quảng Lâm, Thạch Lâm từ bỏ "Chữ thập vải đỏ" đạt được những kết quả như hiện tại. Với tinh thần không để người dân bị bỏ lại phía sau, chính quyền các xã đã và đang tiếp tục quan tâm, chú trọng thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội để bà con đồng bào dân tộc Mông ổn định đời sống, yên tâm lao động sản xuất, qua đó góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở. Đến nay, 100% các hộ đều nhận ra việc tin và sinh hoạt theo “Chữ thập vải đỏ” là bất hợp pháp, tự nguyện ký cam kết và từ bỏ các hoạt động liên quan.

“Bản thân tôi cùng với gia đình biết đến “Chữ thập vải đỏ” là do một số anh em hàng xóm tin và sinh hoạt theo đạo này nên tôi và gia đình cũng theo. Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, giải thích, tôi và gia đình đã tự nguyện kí cam kết tư bỏ Chữ thập vải đỏ, chấp hành tốt chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước và địa phương”, ông Lý Văn Hổng, trú tại xóm Nà Luông, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm cho biết.

Bà Dương Thị Hoa, Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm khẳng định,hiện nay có rất nhiều chủ trương của Đảng Nhà nước triển khai đến vùng miền núi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ về các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và chương trình vùng đồng dân tộc thiểu số và miền núi. Đảng ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức họp quán triệt, bình xét… các đối tượng được hưởng theo chủ trương, có sự ưu tiên đối với các hộ có nhận thức hạn chế, nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, từng bước xoá đói, giảm nghèo.

Từ những kết quả đạt được trong việc xoá bỏ hoàn toàn “Chữ thập vải đỏ” trên địa bàn, trong thời gian tới, lực lượng An ninh Công an huyện Bảo Lâm sẽ tiếp tục tham mưu và phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, định hướng cho các hộ đã từ bỏ “Chữ thập vải đỏ” để theo các tín ngưỡng, hoặc tôn giáo được Nhà nước công nhận; thực hiện công tác bám nắm tình hình địa bàn; giữ vững quyết tâm, nỗ lực không để các thế lực thù địch lợi dụng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông gây phức tạp tình hình về ANTT và ảnh hưởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc; đồng hành, giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống, yên tâm tập trung làm ăn phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.Nhận diện “Chữ thập vải đỏ”

"Chữ thập vải đỏ" hay còn có tên gọi khác là “San sư Khẻ tọ”, xuất hiện tại địa bàn huyện Bảo Lâm khoảng từ năm 1996 do một số đối tượng tuyên truyền đạo trong vùng đồng bào Mông ở tỉnh Hà Giang đến các xã Quảng Lâm, Thạch Lâm, Yên Thổ, Nam Cao, Mông Ân của huyện Bảo Lâm, Cao Bằng để tuyên truyền lôi kéo người tham gia trái phép. Đến năm 1997, các đối tượng cầm đầu cốt cán đã lôi kéo được một số nhóm người thuộc các xóm Tổng Dùn, Lũng Rịa, Phiêng Roóng, Nặm Tàu, Sác Ngà, Khau Noong của xã Thạch Lâm tin theo. Tính đến tháng 1/2023, trên địa bàn huyện Bảo Lâm có 96 hộ, 573 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông theo "Chữ thập vải đỏ" tại 12 xóm thuộc 2 xã Thạch Lâm và Quảng Lâm.

Theo Đại uýNông Tuấn Anh, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng,bản chất của“Chữ thập vải đỏ” chưa được Nhà nước công nhận là tôn giáo hợp pháp do chưa có giáo lí, giáo luật và cơ cấu tổ chức rõ ràng, việc người dân tin theo “Chữ thập vải đỏ” cũng có xuất phát từ những trường hợp tuyên truyền từ địa bàn các tỉnh lân cận, qua đó ảnh hưởng vào một bộ phận đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn. Đối với các hộ dân tin theo “Chữ thập vải đỏ”, biểu hiện rõ nét nhất là trong nhà có trang trí biểu tượng chữ thập màu đỏ trên nền vải màu trắng, định kì hàng tuần người dân sinh hoạt trước chữ thập, biểu tượng đấy.

Nhận dạng chiêu trò "đề cao để hạ bệ"

 Một trong những luận điệu tinh vi mà chúng thường sử dụng là ra sức đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lại đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm phá hủy gốc rễ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì thế, chống lại luận điệu xuyên tạc này là một nội dung căn cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

Sự tinh vi của những giọng điệu phản khoa học

Giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin tồn tại mối quan hệ biện chứng. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cội nguồn lý luận cơ bản hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và đều là bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi luận điệu đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin đều là phản khoa học, phản lịch sử.

Trước hết, họ phủ nhận sự tồn tại của tư tưởng Hồ Chí Minh với lý do Hồ Chí Minh chỉ là nhà hoạt động thực tiễn chứ không phải nhà tư tưởng. Mặc dù giá trị, tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm định bằng thắng lợi của cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, được thừa nhận bởi các học giả trong và ngoài nước, những kẻ xuyên tạc vẫn rêu rao rằng “tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sự tô vẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Việc phủ nhận sự tồn tại và giá trị to lớn, bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh không xuất phát từ lý do khoa học mà từ động cơ chính trị đen tối là làm mất đi sức mạnh nền tảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các đối tượng chống phá còn có một giọng điệu hoàn toàn khác là ra sức ca tụng, đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh và phủ nhận giá trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Để hạ bệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, họ đã đưa ra nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, họ vin vào “yếu tố thời đại”, rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ 19, cùng lắm là đầu thế kỷ 20, chỉ thích hợp với văn minh công nghiệp; còn bây giờ nhân loại đã ở thế kỷ 21, trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, sứ mệnh của giai cấp công nhân đã khác đi, vai trò của trí thức “lên ngôi” nên Chủ nghĩa Mác đã trở nên lỗi thời và bị lịch sử vượt qua. Đây cũng là cách lập luận rất hàm hồ bởi cho dù thời đại mà chúng ta đang sống khác rất nhiều so với thời đại mà Mác, Ăngghen, Lênin đã sống nhưng những biến đổi của nó vẫn không vượt ra ngoài những quy luật chung nhất mà Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khám phá ra. Với đặc tính mở, Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn là lý luận và phương pháp luận khoa học cho sự nhận thức xã hội, nhận thức thời đại mà chưa có một chủ nghĩa, học thuyết chính trị nào có thể thay thế.

Sao mặc lố lăng?

 

Sao mặc lố lăng?

Bà Ngát nghe chồng nói vậy không hiểu đầu cua tai nheo gì, tròn xoe mắt:

- Ông nói gì mà nghe lạ thế? Con trai mình nó làm gì mà ông lại lôi “diễn biến” với “chuyển hóa” vào, cứ như là đi họp chi bộ vậy?

- Thì chẳng thế à? Lúc tối, cậu Quỳnh hàng xóm vừa sang chơi, mở “phây búc” của thằng Tài nhà mình cho tôi xem rồi chỉ vào cái ảnh nó mặc bộ quân phục của lính Mỹ, đeo kính đen, đứng tạo dáng chẳng giống ai khiến tôi xấu hổ đỏ cả mặt. Bà bấm điện thoại để tôi nói chuyện với nó. Không thể để thế được!

- Ông cứ bình tĩnh. Dù sao cũng chỉ là bộ quần áo thôi mà!

THÀNH TỰU TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

 

Bài viết “Tham nhũng vẫn cười vào mũi Đảng” của Phạm Trần đang được phát tán trên mạng xã hội với luận điệu “chế độ một đảng cầm quyền độc tài đã đẻ ra tham nhũng và Đảng CSVN đã thất bại trước những kẻ tham nhũng”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, cố tình xuyên tạc nhằm làm sai lệch bản chất, kết quả, ý nghĩa công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, bởi lẽ:

Thứ nhất, bất kỳ một thể chế chính trị nào cũng không ngăn ngừa được sự nảy sinh tham nhũng.

Tham nhũng là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Sự quản lý kinh tế – xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra sơ hở cho các hành vi tiêu cực nảy sinh, trong đó có tham nhũng. Đây là vấn đề toàn cầu, là tệ nạn xảy ra với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội, thể chế quyền lực, hình thức nhà nước, trình độ phát triển. Nơi nào hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, lương công chức còn thấp…thì ở đó tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ.

Theo bảng dữ liệu về tham nhũng năm 2022 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng nạn tham nhũng của 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có đại đa số các quốc gia theo “thể chế đa đảng” với các biến thể khác nhau. Đa số các nước Bắc Âu xếp vào tốp các nước tham nhũng ít. Các quốc gia tiêu biểu về “thể chế đa đảng” vẫn có thứ hạng tham nhũng cao như Ôxtrâylia xếp thứ 13, Mỹ xếp thứ 24, Nhật Bản xếp thứ 18, Pháp xếp thứ 21… Chính sự tham nhũng này đã gây ra những thiệt hại hết sức nặng nề cho nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nhân dân và đặc biệt là làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đến bộ máy chính quyền.

VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA PHÓNG VIÊN VIỆT NAM THỜI BÁO

 

Xuyên tạc chính sách tự do tôn giáo là thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch, nhằm chống phá cách Mạng nước ta. Điển hình như bài viết: “Nhà nước Việt Nam bách hại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” của Phóng viên Việt Nam thời báo đang được phát tán trên các diễn đàn phản động. Nội dung của bài viết thể hiện rõ mưu đồ lợi dụng Phật giáo để xuyên tạc thực tiễn tự do tôn giáo, làm cho một số tăng ni, phật tử, quần chúng nhân dân hiểu sai về chính sách tự do tôn giáo, tình hình hoạt động của Phật giáo ở Việt Nam, gây ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo.

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo đảm quyền bình đẳng, tự do về tôn giáo, nhưng kiên quyết xử lý những vi phạm pháp luật. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền quan trọng của công dân, luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam công khai thừa nhận, tôn trọng; không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, cũng như giữa các tôn giáo khác nhau. Các tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật được Nhà nước cho phép và hoạt động theo đúng pháp luật quy định. Nghiêm cấm và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Điều này, không những được ghi rõ tại Điều 24 của Hiến pháp 2013 và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 mà còn được Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán qua các thời kỳ cách mạng. Sự thật trên đã bác bỏ luận điệu “Cho đến nay, Đảng Cộng sản vẫn chưa tỏ ra sẵn sàng thay đổi chính sách của họ” của Phóng viên Việt Nam thời báo. Tuy nhiên, những hành động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đều bị nghiêm trị. Điều này, không chỉ Việt Nam, mà các quốc gia đều có quy định và các chế tài xử lý. Lợi dụng quy định của pháp luật về quản lý tôn giáo, tín ngưỡng và không dựa trên thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam để xuyên tạc là biểu hiện mơ hồ, thiển cận trong nhận thức của Phóng viên Việt Nam thời báo.

NHẬN ĐỊNH “HOANG TƯỞNG” CỦA ANH KHOA VỀ CHỈ THỊ 24-CT/TW

 

Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn phản động đã đồng loạt phát tán bài viết: Chỉ thị 24 nhắm vào “thế lực thù địch” ở Việt Nam của Anh Khoa. Nội dung bài viết xuyên tạc Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của Bộ Chính trị Về bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng (Chỉ thị số 24). Với góc nhìn thiển cận và mưu đồ chống phá rõ ràng, y đã chắp ghép nhiều nguồn thông tin vô căn cứ để đưa ra nhận định: Chỉ thị 24 “coi tất cả các hình thức hợp tác và thương mại quốc tế là mối đe dọa an ninh quốc gia”. Không chỉ vậy, y còn quy chụp, Chỉ thị này là sự “vi phạm nhân quyền” của Đảng, Nhà nước. Đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc này, cần nhận thức sâu sắc một số vấn đề cơ bản sau:

Chỉ thị 24 về bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong tình hình mới được ban hành là cần thiết. Những năm gần đây, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine; giữa lực lượng Hamas và Israel còn tiếp diễn và quyết liệt hơn. Tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định trong khu vực. Ở trong nước, chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản, nhưng nền kinh tế tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong. Thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô vừa phải kiểm soát lạm phát, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng. Bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia tạo cơ sở cho đất nước phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu tất yếu ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ này nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của đất nước, nhất là vai trò của nhân dân; giữ nước từ thời bình, giữ nước phải giữ từ khi nước chưa lâm nguy; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân, làm nòng cốt cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trước yêu cầu đó, Chỉ thị 24 được ban hành, nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của Bộ Chính trị với nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của đất nước – nhiệm vụ bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia. Nội dung chỉ thị là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối nhất quán về bảo đảm an ninh quốc gia của Đảng, trong bối cảnh tình hình mới. Chỉ thị này, một lần nữa nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, toàn xã hội đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, luôn sẵn sàng, chủ động và xử lý tốt các tình huống an ninh xảy ra, không để bị động bất ngờ. Anh Khoa và những kẻ cơ hội, chống đối chắc hẳn không đủ nhận thức hoặc không muốn nhận ra điều hiển nhiên đó. Việc chúng ra sức xuyên tạc Chỉ thị 24 rõ ràng là “có tật giật mình”, nhằm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, cản trở sự phát triển của đất nước và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của Đài Á Châu Tự Do RFA

 

Trước mỗi kỳ đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động, các cơ quan “truyền thông bẩn” thiếu thiện chí với Việt Nam lại đẩy mạnh hoạt động chống phá, nhằm xuyên tạc, bóp méo, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta. Gần đây, trên trang fanpage của “Đài Á Châu tự do RFA” đã tán phát bài “Đại hội Đảng 14: không thể kỳ vọng gì vào tuyên bố đổi mới của ông Trọng!”. Cách RFA thực hiện là trích dẫn lời “xuyên tạc”, “phán bậy” của những phần tử có “bề dày thành tích chống phá đất nước” như cựu trung tá Vũ Minh Trí hoặc của người vô danh như “ông T, một cư dân ở Sài Gòn”, lời “một bạn trẻ ở Phú Thọ” hay nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn… Nội dung đăng tải vừa “xưa cũ” vừa sặc mùi chống phá như: “Nếu mà vẫn còn dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vẫn còn thể chế chính trị độc đảng như thế này, không có tam quyền phân lập … thì chẳng thấy hy vọng gì mới cả”; “Đảng nói nhiều hứa nhiều nhưng làm được ít lắm”; “Đảng cộng sản Việt Nam còn dựa trên triết học Mác – Lênin, còn dựa trên cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh, thì hoàn toàn không có gì là đổi mới và người dân không thể có kỳ vọng gì”…

Bản chất phản động, mưu đồ đen tối, thiếu thiện chí với Việt Nam của Đài Á Châu tự do RFA thì đã rõ từ lâu, nhưng thủ đoạn “ném đá giấu tay” bằng mượn lời của những kẻ phản động, thoái hóa biến chất, người bất đồng chính kiến để bình luận, đánh giá chủ quan, phiến diện, rồi phủ nhận, bôi nhọ, xuyên tạc về tình hình đất nước của kênh “truyền thông bẩn” này, thực sự tinh vi, thâm độc!

Thực tiễn gần 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta, dân tộc ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực. Khẳng định quá trình phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta, Nhân dân ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo.  Nổi bật là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6% – 6,5%, và là mức tăng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05%, thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 58 lần so với năm 1986, lên mức xấp xỉ 4.300 USD.