Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Luận điệu xuyên tạc của Trần Đông A

 

Mới đây, các diễn đàn phản động đã phát tán bài viết “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín có tiêu diệt được tham nhũng?” của Trần Đông A. Bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ, hạ thấp uy tín Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Trong bài viết, Trần Đông A đã đưa ra một số nhận định, lý giải một cách thô thiển về 4 chữ “Nhân” trong bài phát biểu của Tông Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời phủ nhận những thành quả mà Đảng, Nhà nước ta đã đạt được trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây thực sự là những nhận định xuyên tạc, vô căn cứ cần phải được nhận diện và đấu tranh bác bỏ.

Thứ nhất, Trần Đông A đã viết rằng “cách các ông ‘nhân ái, nhân tình’ với thế lực tham nhũng là các ông đang nuôi dưỡng chúng”.

Trước hết chúng ta khẳng định, Trần Đông A đã vu khống trắng trợn những quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bởi vì, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tiến hành mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Trong đó lấy phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách, đột phá; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa, phát hiện, xử lý và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. Chính vì vậy, việc Việt Nam thục hiện “nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình” trong phòng chống tham nhũng là đang thể hiện rõ quan điểm xuyên suốt của Đảng quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực từ trước đến nay.

Những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội của đất nước. Bằng chứng cho thấy, 5 năm qua cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xử lý  55 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 13 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 42 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng (trong đó khiển trách: 16 người; cảnh cáo: 13 người; cách chức: 13 người). Bên cạnh đó, về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 1.103 vụ án/2.951 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó khởi tố mới 732 vụ án/2.106 bị can. Đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 499 vụ án/1.205 bị can. Tòa án nhân dân các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 747 vụ/1.800 bị cáo; đã giải quyết 699 vụ/1.800 bị cáo, trong đó xét xử 562 vụ/1.207 bị cáo về các tội tham nhũng.

Từ số liệu trên ta thấy, cách thức xử lý các vụ việc tham nhũng tiêu cực của Đảng, Nhà nước và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên tinh thần “nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình” đã phần nào thể hiện được sự khoan dung, hướng đến sự ổn định lâu dài.

Thứ hai, Trần Đông A nhận định rằng “học Trung Quốc chống tham nhũng là đi vào ngõ cụt”.

Đây là nhận định ngớ ngẩn, vô căn cứ, bởi lẽ, hệ thống cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc và Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng, rõ nét nhất là cùng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất và toàn diện của Đảng Cộng  sản. Sự lãnh đạo của Đảng chính là tiền đề, cơ sở quan trọng cho việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tổ chức hệ thống chính trị và điều kiện, hoàn cảnh hiện nay của hai nước. Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng thông qua nhiều phương thức khác nhau, như: Quyết định đường lối, chủ trương, chính sách phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng …

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, với những chỉ đạo quyết liệt, đột phá của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản, sự đúng đắn trong xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Đồng thời, cả Trung Quốc và Việt Nam đều đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng và công tác phối hợp giữa các cơ quan chống tham nhũng.

Từ những luận giải trên, chúng ta có thể khẳng định, Việt Nam chưa bao học chống tham nhũng theo kiểu Trung Quốc; những kinh nghiệm chống tham nhũng của Trung Quốc chỉ có giá trị tham khảo hữu ích đối với Việt Nam trong việc xây dựng mô hình cơ quan chống tham nhũng mà thôi.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến quan trọng, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn; để lại dấu ấn tốt, củng cố niềm tin của nhân dân; góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Thực tiễn sinh động đó phủ nhận hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc của Trần Đông A và những kẻ cơ hội, thù địch, phản động./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét