Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

SỰ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ TRẮNG TRỢN CỦA TRẦN GIA PHỤNG

 

Vừa qua trên trang “Baotiengdan” Trần Gia Phụng tán phát bài “Hiệp định Genève (20/7/1954) không đề cập đến tổng tuyển cử”. Với danh xưng “Giáo sư sử học” cùng thủ đoạn tinh vi, gian manh, xảo trá của tên phản động lão làng, Y đã xuyên tạc trắng trợn rằng: “Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chỉ là hiệp định đình chiến sự ở Việt Nam, thuần túy có tính cách quân sự, mà không đề cập đến việc tổng tuyển cử” nên “Quốc Gia Việt Nam, đổi thành Việt Nam Cộng Hòa năm 1955, không cần thi hành và không vi phạm hiệp định Genève; chính “Cộng sản bắc việt nam vi phạm hiệp định Genève” … Đây là luận điệu “cũ rích” song dã tâm rất thâm độc của Trần Gia Phụng, Y đã cố tình suy diễn, xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử, lại còn trơ trẽn lu loa tố cáo ngược Đảng, Nhà nước ta hòng thực hiện mưu đồ chính trị đen tối của mình, đúng là kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng”!

70 năm trước, ngày 26/4/1954, tại Giơnevơ (Thụy Sĩ), Hội nghị giải quyết vấn đề chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương chính thức khai mạc (gọi tắt là Hội nghị Giơnevơ). Thành phần chính thức tham dự hội nghị gồm: Anh; Pháp; Liên Xô; Trung Quốc; Hoa Kỳ; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Lào và Campuchia. Suốt 75 ngày ròng rã với 23 phiên họp hẹp và 8 phiên họp toàn thể, ngày 20/7/1954, hội nghị đã chính thức ký kết hiệp định đình chiến chờ tổng tuyển cử gồm 6 chương, 47 điều, theo đó là Tuyên bố chung ngày 21/7/1954 với các nội dung không thể xuyên tạc, trong đó đáng chú ý là các cam kết: (1) Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Nước ngoài không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước. (2) Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương. (3) Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được sử dụng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ.” Thời gian tiến hành Tổng tuyển cử vào tháng 7/1956, nghĩa là sẽ phải thực hiện sau 2 năm kể từ ngày hiệp định được ký kết.

Tuy nhiên, Mỹ và Chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm biết rằng, nếu tổng tuyển cử tự do thì đa số nhân dân sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, nên chúng ra sức phá hoại Hiệp định; thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đẩy mạnh đàn áp tôn giáo. Diệm điên cuồng “diệt tận gốc” cộng sản để ngăn ngừa những cuộc đấu tranh chính trị đòi Tổng tuyển cử. Tháng 4/1959, Diệm hô hào “Bắc tiến” vừa thúc giục Mỹ tăng cường viện trợ, vừa là thông điệp “bóp chết hòa bình thống nhất thông qua Tổng tuyển cử”. Và ngày 6/5/1959, Diệm ban hành “Đạo Luật 10-59”, lê máy chém đi khắp các hang cùng ngõ hẻm “săn lùng” cộng sản với khẩu hiệu tàn ác “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Diệm ra lệnh: “Thấy cộng sản ở đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay” dù đó là điều nghiêm cấm được quy định rõ ràng trong Hiệp định Giơnevơ. Mặt khác, Mỹ ngày càng bộc lộ rõ dã tâm xâm lược bằng các hành động hậu thuẫn cho chính quyền Việt Nam cộng hòa và trực tiếp đưa quân vào Việt Nam. Vì thế, không còn con đường nào khác, chúng ta phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để thực hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam là: hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, với chân lý “Nước Việt Nam là một – Dân tộc Việt Nam là một”.

Thực tiễn đã khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đảng ta đã phát huy được truyền thống, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, được bạn bè và nhân dân thế giới hết lòng ủng hộ. Quân và dân ta đã đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đó là câu trả lời đích đáng nhất cho những luận điệu xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin của các thế lực thù địch. Dù dã tâm của chúng có hiểm độc đến đâu thì sự thật vẫn không thể bị lu mờ.

 Phản động, lưu manh chính trị là bản chất của Trần Gia Phụng, còn “lật sử”, “trở cờ” chính là nghề, là phương tiện để Y kiếm “cơm thừa canh cặn” từ các tổ chức phản động lưu vong ở hải ngoại. Mục đích của Y không gì khác là nhằm phá hoại tư tưởng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Do đó, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần hiểu đúng về bối cảnh lịch sử, nội dung Hiệp định Ginève và âm mưu của Mỹ, ngụy để có cơ sở đấu tranh, làm thất bại thủ đoạn xuyên tạc, “xét lại”, “lật sử’ của Trần Gia Phụng và các thế lực thù địch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét