Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Luận điệu xảo trá của Paulus Lê Sơn

Thời gian gần đây, cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam đang trở thành “tâm điểm” chống phá trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Nốt gót đồng bọn, Paulus Lê Sơn đã “trình làng” bài viết CSVN không thể chống được tham nhũng trên một số trang mạng phản động. Vẫn theo kiểu lập luận chủ quan, thiển cận, xảo trá, hàm chứa mưu đồ chính trị xấu xa, Paulus Lê Sơn cho rằng “không thể chống được tham nhũng ở Việt Nam khi còn sự cai trị của cộng sản”. Vậy sự thật ra sao?

1. Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam
Tham nhũng và chống tham nhũng là hiện tượng xã hội đã có từ lâu trong lịch sử loài người. Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ thứ XX, tham nhũng nổi lên như căn bệnh ác tính bùng phát, đe dọa cả nền kinh tế, văn hóa lẫn đạo đức của loài người, có sức tàn phá và ngăn cản rất lớn đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Cũng như các nước khác, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đã diễn ra từ khá sớm và được đặc biệt coi trọng dưới chế độ xã hội mới. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về nạn tham nhũng, coi đó là một loại “giặc nội xâm”. Trong vài thập kỷ gần đây, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã coi tham nhũng là “quốc nạn”, là “nguy cơ” đe dọa sự tồn vong của chế độ và quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Quyết tâm ấy, trước hết thể hiện ở việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” để đánh giá đúng tính chất, mức độ tham nhũng ở Việt Nam; từ đó có “kế sách” đấu tranh, loại trừ tham nhũng. Thời gian qua, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý nghiêm minh, nhiều quan chức cấp cao, kể cả cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý cũng chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Đúng như kỳ vọng của nhân dân, công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam giờ đây không còn vùng cấm, không nể nang, né tránh, được nhân dân đồng tình ủng hộ, chắc chắn đi đến thắng lợi.
2. Chống tham nhũng cần có sự lãnh đạo
Hiện nay, chống tham nhũng ở Việt Nam đang trở thành một phong trào, một xu thế của xã hội. Có thể thấy, việc phòng, chống tham nhũng đã không còn là hành động đơn độc của cá nhân, tổ chức nào mà là của cả xã hội. Một phần kết quả quan trọng của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian vừa qua là có sự tham gia đóng góp tích cực từ nguồn tin tố cáo của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, để dẫn dắt, định hướng, đưa cuộc chiến chống tham nhũng đến thắng lợi cần một đội tiên phong dẫn đường và lãnh đạo hành động thực sự. Đội tiên phong ấy là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng nhận thức rõ đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đấu tranh chống tham nhũng gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Với chủ trương, đường lối đúng đắn và quyết tâm cao, Đảng đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện ngày càng kiên quyết, hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; huy động được sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng vào cuộc; hướng tới mục tiêu loại trừ tham nhũng; xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh.

Từ việc khái quát, nhìn nhận thấu đáo những vấn đề trên, có thể thấy, những luận điệu CSVN không thể chống tham nhũng, hay chống tham nhũng ở Việt Nam là sự đấu đá nội bộ của Paulus Lê Sơn là sự tư biện, nhảm nhí, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta để thực hiện mưu đồ đen tối. Những luận điệu ấy của Y đáng bị lên án và trừng trị./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét