Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Đôi điều trao đổi với ông Phạm Chí Dũng

Vừa qua, trên Blog Người Việt, Phạm Chí Dũng có đăng bài “Quốc hội CSVN: Dân đã thấy một nghị trường trắng xóa?” để xuyên tạc về Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ 23 tháng 10 đến ngày 24 tháng 11 năm 2017 tại Hà Nội. Phải thừa nhận Ông đã rất quan tâm đến nội dung kỳ họp Quốc hội lần này. Nhưng thực sự khi đọc bài viết của Ông chúng tôi những người dân bình thường thấy thất vọng về những thiển kiến của Ông và cần có một vài ý kiến trao đổi để ông có cái nhìn khách quan, công tâm hơn khi nhận định phê phán.

Là cử tri, ai cũng quan tâm đến nội dung các kỳ họp Quốc hội, vì ở đó phản ánh tâm tư quyền vọng của cử tri. Vì vậy, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong hơn một tháng nhưng luôn thu hút sự quan tâm của toàn thể nhân dân Việt Nam. Nội dung, chương trình nghị sự của kỳ họp có nhiều vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của cử tri cả nước, với 12 buổi phát trực tiếp trên sóng truyền thanh, truyền hình đã phản ánh sinh hoạt dân chủ, công khai của Quốc hội. Với cách thức tổ chức như vậy càng làm cho cử tri cả nước tin tưởng vào nguyên tắc hoạt động của Quốc hội là công khai, minh bạch, vì dân. Các buổi chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội đối với Thủ tướng, Bộ trưởng và người chịu trách nhiệm đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân theo dõi. Nhìn chung, nội dung chương trình làm việc của kỳ họp, cũng như nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu đã cơ bản đáp ứng nguyện vọng của cử tri về các vấn đề mà họ quan tâm, được dư luận cư tri cả nước đánh giá cao trong suốt thời gian vừa qua.
Vậy mà, trong bài viết của mình với giọng điệu hoàn toàn lạc lõng, Ông đã cố tình đơm đặt, bịa ra nhiều chuyện để phủ nhận kết quả của kỳ họp quan trọng này. Trước hết, Ông đã sai lầm khi cho rằng, nội dung các tin bài về kỳ họp được phát trên sóng VOV và báo Quân đội nhân dân “là sự tung hô của bộ máy tuyên truyền”. Về vấn đề này, Ông đã cố tình xuyên tạc, bởi thực tế trong điều kiện thông tin, truyền thông như hiện nay thì, chỉ khi các phương tiện thông tin đưa những tin trung thực, khách quan mới có thể thu hút được dư luận và cử tri cả nước quan tâm. Điều hiển nhiên dễ thấy là, cử tri của cả nước đã rất quan tâm theo dõi thông tin về kỳ họp Quốc hội vừa qua, họ rất thỏa mãn với các tin bài do các kênh truyền hình, truyền thanh và báo chí đưa tin; chỉ duy nhất mình Ông là tỏ ra hằn học, xem đó chỉ là sự tung hô của bộ máy tuyên truyền. Điều đó, đã bộc lộ rõ chân tướng của Ông một kẻ quen thói tung hô cho những quan điểm, luận điệu sáo rỗng về dân chủ, nhân quyền mà đám dân chủ thường hay kẻ tung, người hứng nên cứ “suy bụng ta ra bụng người” và cứ nghĩ ai cũng như Ông.
Thứ hai, Ông lại bày đặt trò thương cảm “nước mắt cá sấu” đối với thân phận của những người dân nghèo trong trận lũ lụt lớn đã diễn ra ở miền Trung trong suốt tháng 9, tháng 10 vừa qua. Có phải Ông đã thực sự đồng cảm với cảnh ngộ của người dân miền Trung khi thiên tai xẩy ra hay không? Hay đây chỉ là cái cớ để Ông xuyên tạc, vu cáo về vai trò của Quốc hội, về trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội đối với nhân dân. Trên thực tế Quốc hội đã kịp thời chia sẻ những khó khăn, mất mát và gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình bị nạn đồng thời đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn, giải quyết hậu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên nhiên gây ra được phát trực tiếp trên sóng truyền thanh, truyền hình trong buổi khai mạc và được các đại biểu nhiều lần đề cập, đề xuất những ý kiến chất vấn.
Thứ ba, Ông cố ý gán ghép sự kiện, nhầm lẫn giữa thiên tai với nhân tai để kết tội cho các hồ thủy điện xả lũ bừa bãi, gậy hai cho dân. Đây thực sự là những lời lẽ vu cáo trắng trợn, đã biến thiên tai thành nhân tai để quy kết trách nhiệm một cách vô cớ nhằm mục tiêu  hạ uy tín của Đảng, phá hoại tinh thần đoàn kết giữa Đảng với nhân dân. Cũng bởi tâm địa không trong sáng, lại cực đoan khi phán xét, nên Ông không hiểu, không thấy cũng là phải; Ông đâu biết rằng trước khi lũ bão xẩy ra, Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, kịp thời triển khai các kế hoạch và điều động các lực lượng để phòng chống, giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Các hồ thủy điện đều có kế hoạch điều tiết, chủ động cắt lũ, xả lũ. Nhưng cơn bão số 10, số 12 là những cơn bão lớn nhất trong vòng 10 năm qua liên tiếp đổ bộ vào miền Trung, với lượng mưa lớn chưa từng có lên đến 300, 500, 1000mm/ngày ở các địa phương, gây ra hậu quả vô cùng lớn. Với lượng mưa lớn như vậy, cộng với độ dốc cao, lưu vực các dòng sông đều ngắn thì lưu tốc dòng chảy mạnh, nước lũ lên nhanh, sức tàn phá lớn là tất yếu, không thể có hồ thủy điện nào có thể điều tiết được. Nhưng do cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang đã vào cuộc quyết liệt nên đã giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, nên việc Ông quy kết thiên tai thành nhân tai là hoàn toàn không công tâm mà là dã tâm thì mới đúng; hơn nữa Ông chỉ ngoa ngôn, chứ khi thiên tai xẩy ra những kẻ như Ông đâu có làm gì?… do vậy, dù ông có mỉa mai, chê bai thì cử tri cũng không ai tin những lời sáo rỗng của Ông.
Thứ tư, ông cho rằng, Quốc hội bàn “chống tham nhũng một phe”, trong lúc đó lại bỏ qua vấn đề BOT của các nhóm quyền – tiền. Viết ra những dòng như vậy, cho thấy tư tưởng cực đoan và miệng lưỡi không xương của Ông. Bởi, Ông không hiểu nguyên tắc làm việc, Quốc hội có chương trình làm việc toàn khóa, các kỳ họp Quốc hội đều có chương trình nghị sự rõ ràng để bàn luận, giải quyết các vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và những ý kiến, chất vấn của cử tri.
Việc Ông cố tình nhận thức và suy diễn “chống tham nhũng một phe” hay “đấu đá giữa các phe phái” chẳng qua là sự xuyên tạc, bịa đặt nhưng cũng không lòe bịp được ai, bởi việc đấu tranh chống tham nhũng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhằm làm trong sạch Đảng, bộ máy Nhà nước. Việc đấu tranh chống tham nhũng luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Việc xử lý tội phạm tham nhũng trong thời gian qua là không có vùng câm, công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, không kể họ là ai. Như vậy, tại sao Phạm Chí Dũng lại cho rằng “chống tham nhũng một phe”, bỏ qua BOT. Đây chẳng qua là dã tâm, dụng ý của Ông nhằm chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, hạ thấp uy tín của Quốc hội, gây nghi ngờ, chia rẽ Đảng với nhân dân, kích động sự chống đối của nhân dân đối với Đảng, với chế độ.
Thiết nghĩ, nếu Ông là người có ăn, có học, có tâm với Tổ quốc, với đồng bào thì Ông nên suy nghĩ và hành động làm sao cho khách quan, đúng sự thật, thiện tâm, thiện ý. Đừng vì tư tưởng cực đoan, bất mãn, hay vì ăn theo, nói leo mà xuyên tạc, bôi đen, bóp méo sự kiện, bẻ cong ngòi bút, bởi điều đó là điều tối kỵ, hoàn toàn trái với lương tâm người cầm bút, người làm báo. Đôi điều trao đổi, mong Ông sớm tu tỉnh để sống cho  lương thiện, có cái nhìn công tâm, khách quan khi cầm bút viết./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét