Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Bóc trần bản chất của kẻ “Đứng về phía dân”

Sau khi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập “Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng”, ngay lập tức trên không gian mạng, từ những fecbook cá nhân, những trang mạng có tư tưởng đối lập với Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, như Danlambao, Đối thoại…đã đăng tải những bài viết có nội dung xuyên tạc về sự kiện quan trọng này. Đáng chú ý, bên cạnh những ý kiến trái chiều, chúng lại tung ra những lời “đường mật”, tỏ vẻ “tán thành”, “ủng hộ”, sự kiện chính trị quan trọng này. Ví như: lời bình của Fb Chu Mộng Long trên trang Đối thoại rằng: “Thay bằng hoang mang, tôi hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ”; “nếu hoang mang vì từ nay phải đối mặt với một cuộc đối thoại công khai minh bạch với một đội quân dư luận chính quy của nhà nước thì rõ ràng những kẻ hoang mang ấy không có đủ bản lĩnh cho một cuộc đối thoại chân thật, tử tế, dân chủ”. Để tỏ vẻ khách quan, Long viết: “Riêng cá nhân tôi đứng về phía dân để đối thoại mà không theo mặt trận của phe nào. Chỉ yêu cầu: 1) Đối tác tranh luận phải công khai danh tính, kể cả cấp bậc, chức vụ nếu đó là đối tác thuộc mặt trận của Chính phủ. 2) Không đối thoại với những kẻ nặc danh, giả danh thuộc bất cứ phe phái nào”.

Từ lập trường “đứng về phía dân” của Long, ta mới thấy hết bản chất của một kẻ lươn lẹo, xảo trá: Long vừa tỏ vẻ đồng tình với Chính phủ Việt Nam, “trấn an tinh thần” của cư dân mạng và nhân dân; vừa thể hiện rõ là kẻ thâm độc khi chia tách xã hội thành 3 mảng đối lập: 1) Đảng, Nhà nước – 2) Dân – 3) các thế lực thù địch chống Đảng, Nhà nước Việt Nam… để tự nhận mình đứng ở giữa, đứng về phía “dân”, vơ dân vào mình, tự nhận mình trong khối nhân dân… Về thực chất, nếu là người ủng hộ Chính phủ trước sự kiện này, thì Long phải phân tích rõ: Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và Nhân dân là một khối thống nhất không thể tách rời và đối lập với các thế lực thù địch và phần tử cơ hội luôn thể hiện tư tưởng, quan điểm trên trang Đối thoại – “Diễn đàn đối lập với Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam” – như Long đã có bài viết đăng trên trang này.
Đây là một thủ đoạn thâm độc của những con “cáo già” có thâm niên chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Chính Long lại là kẻ lợi dụng không gian mạng để tung “hỏa mù” – thật giả lẫn lộn, đảo trắng thay đen, hòng reo rắc tư tưởng lo ngại của một bộ phận cư dân mạng trước sự kiện, Chính phủ, Quân đội thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng. Cũng vì những kẻ có tư tưởng và hành động lợi dụng không gian mạng để chống phá cách mạng nước ta như Long mà việc thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng của Chính phủ ta là hoàn toàn đúng đắn. Sự đúng đắn này thể hiện trên những vấn đề chủ yếu sau đây:
Tác chiến mạng là một xu hướng phát triển tất yếu của quân đội nhiều nước trên thế giới. Những thập niên vừa qua, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin quân sự nên tác chiến mạng được quân đội nhiều nước coi trọng và có xu hướng trở thành một phương thức tác chiến cơ bản. Đây là loại hình tác chiến mới, trong môi trường ảo, nhưng lại liên quan và tác động trực tiếp đến các trung tâm lãnh đạo, chỉ huy, điều hành chiến tranh của từng bên.
Thực chất của tác chiến mạng là các hoạt động nhằm phá vỡ tổ chức thông tin, ngăn cản truy cập và cung cấp dữ liệu, làm suy giảm khả năng và phá hủy tài liệu lưu trữ trong hệ thống máy tính của đối phương; đồng thời, bảo vệ mình. Với chức năng đó, tác chiến mạng đã, đang được quân đội các nước hết sức coi trọng, đầu tư phát triển.
Tùy vào mục tiêu chính trị, quân sự, trình độ kinh tế, khoa học – công nghệ,… quân đội mỗi nước có cách thức phát triển riêng, song nổi lên một số xu hướng chính sau: Hoạch định chiến lược, xây dựng học thuyết tác chiến mạng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quân sự quốc gia; tổ chức lực lượng, phát triển công nghệ, trang bị kỹ thuật hiện đại cho tác chiến mạng; nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, phát triển nghệ thuật tác chiến trong không gian mạng.
Tác chiến mạng là dạng tác chiến mới trong môi trường “ảo”, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và phạm vi địa lý; tập trung vào những mục tiêu trọng yếu là “cơ quan đầu não”, lãnh đạo, chỉ huy, điều hành đất nước, quân đội của đối phương. Hiện nay, loại hình tác chiến này giữ vai trò quan trọng và có xu hướng phát triển thành loại hình tác chiến cơ bản trong chiến tranh tương lai.
Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện tại có khoảng 140 quốc gia đã tổ chức lực lượng tác chiến mạng trong quân đội, với quy mô, hình thức khác nhau. Bởi vậy, để giành ưu thế về quân sự trước đối phương, Mỹ chủ trương xây dựng quân đội có năng lực tác chiến mạng mạnh hàng đầu thế giới và xác định đó là trọng tâm chiến lược quân sự. Thời gian qua, Chính phủ và Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng và công bố nhiều văn kiện chiến lược về tác chiến mạng, như: “Chiến lược quốc gia bảo vệ không gian mạng”, “Chiến lược quốc tế không gian mạng”, “Chiến lược hành động không gian mạng của Bộ Quốc phòng”, “Điều lệnh tác chiến mạng,… tạo cơ sở lý luận và pháp lý để Lầu Năm Góc tổ chức, tiến hành hoạt động tác chiến mạng.
Tác chiến mạng là một nhu cầu tác chiến tất yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trước sự phát triển của khoa học quân sự, nhất là của công nghệ thông tin và truyền dẫn trên thế giới những thập niên qua; hơn cả là sự lợi dụng công nghệ thông tin dân sự và quân sự để thâm nhập, thu thập bí mật quốc gia và bí mật quân sự nước ta của các thế lực thù địch; đặc biệt là việc lợi dụng công nghệ thông tin để chế áp, phá hoại cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu quân sự của quân đội hòng đạt được mục tiêu tiến công chế áp cơ quan chỉ huy, điều hành, tác chiến của quân đội, cũng như gây nên sự hoang mang, giao động về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong quân đội, tác động đến niềm tin của nhân dân và các lực lượng vũ trang ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Những năm qua, Quân đội ta đã tổ chức và xây dựng lực lượng tác chiến trên không gian mạng để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia – dân tộc, đấu tranh ngăn chặn, chống thâm nhập, phá hoại quân đội trên không gian mạng, bảo vệ khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang, của quân đội. Vì vậy, sự ra đời của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, là một tất yếu, khẳng định sự lớn mạnh, trưởng thành và ngày càng hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận đòi hỏi phải có một cơ quan quản lý và chỉ huy thống nhất trong toàn quân. Trong hầu hết các cuộc chiến tranh xâm lược, chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các nước đế quốc, các lực lượng thù địch với các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, với nước ta nói riêng, thì cuộc tiến công về tư tưởng chính trị bao giờ cũng được chúng ưu tiên hàng đầu, phát động tiến công trước tiên, trước khi các cuộc chiến tranh bằng vật chất, khí tài quân sự nổ ra.
Những thập niên qua, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, các thế lực thù địch câu kết chặt chẽ với nhau, luôn tiến công về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với chế độ ta và quân đội ta trên không gian mạng. Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp đổi mới đất nước một cách quyết liệt; trực tiếp đe dọa, làm tổn hại uy tín, vị thế, lợi ích, chủ quyền, an ninh, an toàn của đất nước và đời sống của nhân dân. Chính vì vậy, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được thành lập, với chức năng giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin… là một tất yếu của lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sự ra đời của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng là cơ sở thuận lợi để nhân dân ta, quân đội ta xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc một cách chủ động và sáng suốt nhất. Sự bịa đặt, tung tin, gây nghi ngại trong cộng đồng mạng, trong nhân dân và các lực lượng vũ trang, không thể nào cản bước được sự phát triển, trưởng thành và lớn mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét