Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Luận điệu phản động của Nguyễn Tường Thụy

Gần đây, trên trang báo Bauxite Việt Nam có đăng bài viết “Nhìn lại nhân quyền Việt Nam 2017” của bút danh Nguyễn Tường Thụy. Nội dung bài viết cho thấy sự nhận thức ấu trĩ, lệch lạc, thiếu khách quan, cố tình xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2017.

Nguyễn Tường Thụy xuyên tạc rằng, ở Việt Nam hiện nay ‘Người dân bị tước đi từng phần quyền con người…vẫn là phận con sâu cái kiến mà không biết kêu ai…việc đàn áp tôn giáo đang đi tới mức nguy hiểm”. Đây là luận điệu xuyên tạc, thiếu cơ sở với động cơ kích động hận thù dân tộc. Nguyễn Tường Thụy cần thấy rằng: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, với một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có truyền thống yêu nước, không chịu khuất phục trước bất kỳ một thế lực phản động nào. Người dân Việt Nam có quyền được sống tự do, bình đẳng trước pháp luật; có trách nhiệm tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật của một đất nước tự do, độc lập; có quyền lợi và nghĩa vụ, được tôn trọng, thụ hưởng các phúc lợi xã hội như: học tập, giáo dục, vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh; được tham gia đóng góp, xây dựng vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội; mọi người đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, được pháp luật bảo vệ, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Như vậy, mọi người dân Việt Nam vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của pháp luật, được pháp luật Nhà nước bảo vệ. Quyền con người ở Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiến định trong Chương 2, gồm từ Điều 14 đến Điều 49, ở đó hiến định đầy đủ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những luận điệu phản động của Nguyễn Tường Thụy cho rằng: “Người dân bị tước quyền con người”, cho thấy Y chẳng hiểu gì về pháp luật của Việt Nam, hoặc hiểu nhưng lại cố tình xuyên tạc để chống phá chế độ. Phải chăng những người bị tước quyền con người, quyền công dân mà Y bênh vực chính là những kẻ vi phạm pháp luật, có hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Thị Nga … và đều đã bị tòa án các cấp xét xử và tuyên phạt theo Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Nguyễn Tường Thụy còn rêu rao, xuyên tạc rằng: “Người dân chỉ mang thân phận thần dân, người dân có mặt trong cuộc đời chỉ với tư cách công cụ, không có tư cách con người”. Đây là những lời lẽ hết sức phản động, cố ý xuyên tạc, bội nhọ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cố ý phủ nhận những thành tựu về nhân quyền trong năm 2017 ở Việt Nam, âm mưu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với động cơ thiếu trong sáng, sự nhận thức ấu trĩ, mơ hồ của Nguyễn Tường Thụy, chúng ta cần tỉnh táo, nhận rõ tâm địa phản động, xấu xa của Y. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội. Vì vậy, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hiện nay, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người, Đảng và Nhà nước ta luôn kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của Việt Nam để bảo đảm cho người dân được hưởng thụ quyền con người một cách tốt nhất. Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều này hoàn toàn thống nhất với Bộ luật Nhân quyền quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, về các quyền dân sự, chính trị được hệ thống pháp luật Việt Nam quy định bởi 16 quyền, quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa được quy định bởi 10 quyền.
Như vậy, có thể thấy Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền con người đồng thời xem quyền con người như là một tiêu chí cơ bản trong xây dựng và sửa đổi pháp luật, những năm qua Việt Nam đã bảo đảm tốt các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội và văn hóa, được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu tín nhiệm cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo in, 105 cơ quan báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, 66 đài phát thanh, truyền hình, bảo đảm, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam được cung cấp đầy đủ các thông tin.

Tóm lại, những luận điệu mà Nguyễn Tường Thụy xuyên tạc trong bài viết của mình, đã bộc lộ rõ bản chất phản động, thiếu khách quan, không có cơ sở, cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam, với mục đích chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, chúng ta hết sức cảnh giác, đấu tranh với những luận điệu này./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét