Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Thủ đoạn mới trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch


Chống phá cách mạng Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các thế lực thù địch có sự điều chỉnh về thủ đoạn “diễn biến hòa bình” rất nguy hiểm. Bởi vậy, việc nắm chắc những thủ đoạn đó để có đối sách xử lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả là vấn đề hệ trọng, cấp thiết đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Với mục tiêu nhất quán chống phá cách mạng Việt Nam đến cùng, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế lực thù địch đã và đang sử dụng những thủ đoạn rất thâm độc, nguy hiểm. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, để thích ứng với tình hình quốc tế và Việt Nam, họ đã tiến hành những thủ đoạn đa dạng và vì thế càng nguy hiểm hơn.
Thứ nhấtthực hiện điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường hợp tác nhiều mặt để thâm nhập, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam. Họ giảm tối đa và không đi sâu vào các vấn đề, lĩnh vực tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam, nhưng thông qua mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực để thâm nhập sâu hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Họ tăng cường hợp tác quân sự, quốc phòng, kinh tế - thương mại, xúc tiến đầu tư có điều kiện để tác động, hướng lái, gây sức ép Việt Nam thay đổi cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo tiền đề cho sự thay đổi chế độ chính trị. Sự chuyển hướng này nhằm thực hiện kịch bản “dân chủ” ở nước ta; tác động vào chính sách ngoại giao của Việt Nam theo ý đồ của họ. Thông qua ngoại giao để tiếp cận hỗ trợ những phần tử “có tư tưởng thân phương Tây”, từ đó tạo ra những đột biến trong “tự chuyển hóa”; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại với các hình thức giao lưu, trao đổi, tiếp xúc để quảng bá hình ảnh “ngoại giao thân thiện” kiểu phương Tây; tiếp cận sâu hơn, xâm nhập ngầm bằng các thủ đoạn tình báo để “chuyển hóa” Việt Nam, cản trở các đối tác đang và sẽ đến đầu tư ở Việt Nam. Đồng thời, tìm mọi cách làm cho Việt Nam bị mất cân bằng chiến lược trong quan hệ với các nước lớn, kích động mâu thuẫn quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng và ASEAN; tìm mọi cách phá vỡ mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Cam-pu-chia, quan hệ đối tác chiến lược Việt - Trung, Việt - Nga,… hòng cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ haităng cường hoạt động xâm nhập, móc nối nhằm đẩy nhanh tiến trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, họ ra sức tranh thủ lợi dụng những phần tử thoái hóa, bất mãn, định kiến với chế độ ở trong nước, ngấm ngầm nhen nhóm, tổ chức xây dựng lực lượng, tổ chức chính trị; đồng thời coi đó là lực lượng nòng cốt, có tính quyết định cho việc chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Một mặt, họ sử dụng những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc, như: mua chuộc, lôi kéo, kích động tâm lý,… nhằm làm như trong nội bộ ta có phe này, phái nọ để từng bước phá vỡ sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức Đảng, Nhà nước và trong xã hội. Mặt khác, lợi dụng những kẻ bất mãn, thoái hóa, biến chất, cơ hội chính trị, chống đối chính quyền và những bức xúc trong đời sống xã hội để tuyên truyền xuyên tạc hoặc thổi phồng những hạn chế, tiêu cực nhằm kích động nhân dân tụ tập, biểu tình, gây rối, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Họ âm mưu chia rẽ Đảng, chính quyền các cấp với lực lượng vũ trang và nhân dân; hỗ trợ, thúc đẩy các lực lượng đối lập hoạt động chống phá, hòng làm thay đổi nền tảng tư tưởng, gây mất ổn định chính trị, xã hội. Họ thực hiện mưu đồ này một cách thường xuyên, nhưng tập trung vào thời điểm tổ chức đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và kỷ niệm các sự kiện lớn của đất nước. Thủ đoạn thường dùng của họ là lôi kéo, mua chuộc những cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, nhất là số cán bộ bị kỷ luật hoặc có mặt chưa đồng thuận với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để “góp ý, hiến kế với Đảng”, “thư ngỏ”, “thư khẩn”, “đối thoại”, “sáng kiến pháp luật”, “tham gia đấu tranh chống tham nhũng”,… từ đó thổi phồng khuyết điểm, những khó khăn, thiếu thốn, thiệt thòi về lợi ích so với đội ngũ cán bộ đương chức để kích động, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ngoài ta, họ còn dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi hòng tạo ra các thế hệ thanh niên, sinh viên Việt Nam bàng quan, thờ ơ với những vấn đề thời cuộc; lãnh cảm chính trị, không quan tâm đến mục tiêu, lý tưởng của Đảng, v.v.
Thứ bađẩy mạnh xâm nhập, tác động, hướng lái truyền thông Việt Nam theo ý đồ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là mưu đồ “dân chủ hóa” truyền thông, tức là đưa “dân chủ” vào truyền thông của Nhà nước, thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của hệ thống truyền thông phi chính thống. Vì lĩnh vực này quan trọng, tác động lớn đến đời sống xã hội, lại khó kiểm soát, kiểm duyệt đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nên là một trong những mục tiêu trọng điểm để họ triệt để lợi dụng trong quá trình chống phá cách mạng nước ta. Để đạt được mục đích, họ đã sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại với một khối lượng lớn các đài phát thanh, loại hình sách, báo chí và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác của phương Tây, của bọn phản động người Việt lưu vong để đưa tin, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Triệt để sử dụng các trang mạng xã hội để tạo dư luận và kích động đòi quyền “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, đòi lập báo chí tư nhân; lái báo chí, truyền thông tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo ý đồ của các thế lực thù địch. Tận dụng tối đa tiềm lực và sức mạnh của báo chí, truyền thông bên ngoài, mạng xã hội để “lấn át” báo chí, truyền thông trong nước; tiếp cận, mời chào, lôi kéo giới báo chí truyền thông Việt Nam, tác động “chuyển hóa” họ xa dần tôn chỉ, mục đích và định hướng báo chí của Đảng, chạy theo xu hướng thương mại; tự do, cổ vũ, khuyến khích việc lập các trang mạng, facebook, blog,… tràn lan, khó kiểm soát. Lợi dụng ưu thế của in-tơ-nét để xây dựng hàng loạt các trang thông tin, các blog có nội dung kích động, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Điều đáng quan ngại, phần lớn số người sử dụng in-tơ-nét ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, nên những thông tin xấu độc dễ làm cho lớp trẻ nhìn lệch lạc về lịch sử, xã hội và chủ trương, đường lối của Đảng; bị lung lạc niềm tin và có những hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc và nhân dân, tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Họ đẩy mạnh việc làm giả các website, blog mạo danh các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bậc lão thành cách mạng,… để lừa bịp dư luận, tạo độ tin cậy cho người đọc và thu hút người truy cập. Sau một thời gian, khi đã thu hút một số lượng lớn người truy cập, chúng cài dần các thông tin xấu độc, theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức độ bịa đặt, bóp méo sự thật, làm cho người đọc lúng túng trong việc tiếp nhận thông tin, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và hành vi sai trái. Đặc biệt, chúng triệt để sử dụng thủ đoạn dùng mạng xã hội, để nhanh chóng kết nối thành viên, truyền bá tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là trước các vấn đề nhạy cảm.
Thứ tưráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo để “chuyển hóa” Việt Nam. Đây là một “ngón đòn” thâm độc được họ tập trung thực hiện. Họ xác định giáo dục - đào tạo là một trong những mũi đột phá, là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lái nền giáo dục Việt Nam đi theo quỹ đạo của phương Tây. Để thực hiện mưu đồ này, họ thực hiện chính sách hai mặt: (1). Mở chiến dịch xuyên tạc, phủ nhận thành quả của nền giáo dục - đào tạo Việt Nam, cho rằng nguyên nhân sâu xa và căn bản nhất của tình trạng này là do sự sai lầm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục - đào tạo của Đảng, sự yếu kém trong quản lý của Nhà nước ta. Đây là cái cớ để họ kêu gọi phải thay đổi hiện trạng nền giáo dục Việt Nam bằng con đường mới “sáng sủa Tây học”. (2). Tiếp tục ra sức quảng bá, tô vẽ, khuếch trương nền giáo dục phương Tây, coi đó là điểm đến lý tưởng, con đường duy nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có điều kiện làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước”. Họ tăng cường sử dụng các thủ đoạn “câu khách” như: tổ chức các hội thảo, tọa đàm, triển lãm du học, tham quan các trường đại học danh tiếng,... nhằm thu hút sinh viên Việt Nam du học tạo ra một “thế hệ cán bộ thân phương Tây”, để sau này nắm dần các cương vị trọng yếu trong nền kinh tế - xã hội và thậm chí trong hệ thống chính trị. Nguy hiểm hơn, họ còn đòi loại bỏ các môn lý luận Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi chương trình đào tạo; giảng viên, sinh viên được tự do về tư tưởng, không bị chi phối hoặc phụ thuộc vào bất cứ hệ tư tưởng nào, qua đó phục vụ cho mưu đồ chính trị của họ.
Thứ nămtiếp tục gia tăng các hoạt động nhằm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Mục đích không có gì khác hơn của họ là làm cho lực lượng vũ trang ta mất phương hướng chính trị, từ bỏ mục tiêu chiến đấu, bị vô hiệu hóa. Trước đây họ đã sử dụng, hiện nay và thời gian tới thủ đoạn này càng được triệt để sử dụng với tần xuất và mưu mô ngày càng quyết liệt hơn, hòng vô hiệu hóa, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam. Trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chúng ra sức tuyên truyền phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về giai cấp và đấu tranh giai cấp; xuyên tạc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối quân sự của Đảng ta; làm lu mờ bản chất, truyền thống của Quân đội, Công an; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, chiến sĩ, làm mất phương hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, ra sức công kích phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với lực lượng vũ trang; đòi xóa bỏ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị cùng hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp trong Quân đội. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử có Quân đội tham gia; thổi phồng khuyết điểm của một vài cá nhân, đơn vị Quân đội, Công an,… hòng làm mất uy tín của Quân đội, Công an. Bằng những hoạt động tinh vi, xảo quyệt, chúng thâm nhập, móc nối, cài cắm người có tư tưởng chống đối vào Quân đội, Công an; triệt để lợi dụng mặt trái của kinh tế thị trường, tệ nạn xã hội, những hiện tượng tiêu cực để xuyên tạc truyền thống, bản chất cách mạng của Quân đội, Công an làm phai nhạt hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, Công an nhân dân, v.v.
Những biểu hiện trên đây tuy không hoàn toàn là những thủ đoạn mới trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhưng về cơ bản đó là những dấu hiệu đặc trưng, nổi bật nhất, thể hiện tính chất tinh vi, xảo quyệt và sự nguy hiểm, thâm độc của nó đã và đang không ngừng tăng lên. Vì vậy, chúng ta phải luôn tỉnh táo, nhận diện đúng, bình tĩnh xem xét, phân tích, để vạch trần bản chất và có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác, dẫn tới bị động, lúng túng trong cuộc chiến “không khói súng” nhưng đầy cam go, quyết liệt này.

http://tapchiqptd.vn

Hồ Chí Minh - tấm gương đạo đức sáng ngời


Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng mác-xít sáng tạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Tư tưởng của Người không chỉ là sự vận dụng mà còn phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, phản ánh tinh thần thời đại, xu thế vận động và phát triển của thế giới hiện đại và đương đại.
1. Tấm gương đạo đức trong chỉnh thể tư tưởng - đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người hợp thành một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc và phương pháp ở tầm chiến lược và sách lược về cách mạng và con đường cách mạng Việt Nam. Đó là cách mạng giải phóng dân tộc, chống đế quốc thực dân và phong kiến, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột và nô dịch của chúng, giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho đồng bào mình và cho các dân tộc đang bị đế quốc thực dân thống trị. Khát vọng tự do và quyền làm chủ của nhân dân trong một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ với thể chế pháp quyền là một trong những điểm nổi bật, nhất quán của tư tưởng Hồ Chí Minh. Động cơ thúc đẩy Người hành động không mệt mỏi để thực hiện, là: lòng yêu nước, thương dân vô hạn. Suốt đời, Người phấn đấu và theo đuổi hệ giá trị Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đó là những giá trị cốt yếu của phát triển. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Cách mạng Tháng Mười Nga và thời đại được Người giác ngộ, đem lại cho Người niềm tin khoa học và lập trường cách mạng kiên định, đó cũng là nguồn sáng chiếu rọi cuộc hành trình tư tưởng - lý luận và tranh đấu trong thực tiễn của Người trên “Đường cách mệnh”1. Bởi thế, với Hồ Chí Minh: giải phóng là điều kiện, tiền đề của phát triển, giải phóng dân tộc để phát triển dân tộc, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu, trên lập trường của giai cấp công nhân; đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng kiểu mới - cách mạng vô sản, do Đảng kiểu mới - Đảng Cộng sản cách mạng chân chính lãnh đạo; xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từng bước quá độ tới chủ nghĩa xã hội, đó là sự lựa chọn của Hồ Chí Minh và là chủ kiến, chủ thuyết phát triển của Người2.
Với Hồ Chí Minh, cách mệnh là phá cái cũ lỗi thời, lạc hậu đổi ra cái mới tiến bộ, phát triển. Cách mệnh trước hết phải có Đảng. Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt. Đảng không có chủ nghĩa giống như người không có trí khôn. Chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin (Mác – Lê-nin). Người cách mệnh, Đảng cách mệnh phải giác ngộ, phải theo đuổi chủ nghĩa đó đến cùng. Cách mệnh do Đảng lãnh đạo phải có lực lượng, Công - Nông là gốc của cách mệnh, phải đoàn kết toàn dân thành lực lượng to lớn thì cách mệnh mới thành công. Đoàn kết là một tư tưởng chiến lược, nổi bật, xuyên suốt đường lối và phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh. Theo Người, thắng lợi của cách mạng không chỉ dựa vào thiên thời, địa lợi mà quan trọng, quyết định nhất là nhân hòa, cho nên mọi quyết sách, việc làm và hành động phải thuận lòng dân, hợp với ý nguyện của dân, không làm điều gì trái ý dân. “Vì dân” là mục đích của cách mạng, là lẽ sống của người cách mạng. Việc gì có lợi cho dân thì quyết làm cho bằng được. Việc gì có hại tới dân phải quyết tránh cho bằng được. Phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý cao nhất. Suốt đời làm công bộc tận tụy, làm đầy tớ trung thành của nhân dân là lựa chọn lẽ sống cao thượng nhất.
Là một điển hình mẫu mực của sự nhất quán giữa nhận thức và hành động, giữa nói và làm, đã nói là làm và sống theo phương châm: nói ít làm nhiều, chủ yếu là hành động, Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng kiệt xuất về một lãnh tụ của dân, suốt đời vì dân, gắn bó máu thịt với dân, dấn thân và dâng hiến cả đời mình trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc và nhân dân. Tận trung với Nước, tận hiếu với Dân để tận hiến, dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp cho dân tộc, cho cả nhân loại. Đó là sự cao thượng, vĩ đại của Hồ Chí Minh. Bởi thế, Người sống mãi trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Không một chút riêng tư, Người suốt đời đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, kẻ thù nguy hiểm nhất; thứ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, làm hư hỏng không ít người cách mạng, làm suy yếu Đảng như thực tế đã xảy ra, làm cho dân mất niềm tin, kết cục là thất bại và đổ vỡ. Bài học đau đớn, phải trả giá đắt ở Liên Xô, Đông Âu cách đây 1/4 thế kỷ vẫn còn nguyên tính thời sự và ý nghĩa cảnh báo. Điều đó cho thấy đạo đức cách mạng của người cách mạng, của Đảng cách mạng, nhất là khi Đảng đã cầm quyền quan trọng biết nhường nào. Qua đó, thấy được sự mẫn cảm đặc biệt, tầm nhìn xa trông rộng của Hồ Chí Minh về vấn đề hệ trọng này.
Năm 1927, khi viết tác phẩm “Đường cách mệnh” - đặt nền móng tư tưởng lý luận, đồng thời chuẩn bị về chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng, Người đã đặt lên hàng đầu vấn đề “Tư cách của người cách mệnh”, trong đó nổi bật yêu cầu “phải giữ chủ nghĩa cho vững”, “phải ít lòng tham muốn về vật chất”. Di chúc để lại cho đồng bào, đồng chí trước lúc đi xa, Người căn dặn “Trước hết nói về Đảng”, phải: giữ gìn đoàn kết thống nhất như giữ gìn con ngươi của mắt mình; ra sức thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng; thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thật sự xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Người còn căn dặn “đầu tiên là công việc với con người”, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch và chính sách thật cụ thể, đúng đắn để chăm lo đời sống của dân, miễn thuế nông nghiệp cho bà con nông dân, giáo dục truyền thống dân tộc và cách mạng, chăm lo cuộc sống cho các gia đình chính sách, những người có công với nước, quan tâm tới sự tiến bộ, trưởng thành của phụ nữ, thanh niên, v.v. Tình thương yêu của Người dành cho tất cả mọi người, mọi cảnh đời, mọi số phận, không sót một ai. Nhân ái - Vị tha - Bao dung là những đặc trưng nổi bật của đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh, hiện thân sinh động và cảm động nhất về một “Con Người lý tưởng”, hài hòa Chân - Thiện - Mỹ, kết tinh và thăng hoa những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam hòa quyện với tinh hoa văn hóa nhân loại và tinh thần thời đại.
2. Tấm gương đạo đức sáng ngời trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Trong cuộc hành trình 30 năm tìm đườngnhận đường và chọn đường đi cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã giác ngộ chủ nghĩa Mác, đã đến với nguồn sáng Lê-nin, tìm thấy trong “Luận cương về quyền tự quyết của các dân tộc” do V.I. Lê-nin khởi thảo con đường mà bấy lâu nay Người vẫn hằng mong mỏi tìm kiếm. Người đã nhận thấy chân lý, nhận ra “con đường giải phóng” - “con đường cứu sống chúng ta”, “cái cẩm nang chỉ dẫn hành động”. Ánh sáng từ Mác – Lê-nin đến Cách mạng Tháng Mười Nga và thời đại mới đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc hành trình lịch sử của Người. Từ một người yêu nước, thương dân vô hạn, với tinh thần dân tộc sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc trở thành một người cộng sản, thấm nhuần lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, suốt đời tranh đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp vĩ đại ấy thúc đẩy Người dấn thân và hy sinh, một lòng một dạ vì sự nghiệp cách mạng, mà sâu xa là vì Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của nhân dân, từ dân tộc mà đến với thế giới nhân loại, từ yêu nước mà đến với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, tranh đấu quên mình, hy sinh cả cuộc sống riêng tư vì sự nghiệp mà Người tự nhủ và căn dặn những người cách mạng - những học trò xuất sắc của Người thuộc thế hệ đầu tiên lập Đảng. Cả cuộc đời và sự nghiệp, Hồ Chí Minh đã làm tất cả vì Dân, vì Nước; trong gian lao khó nhọc, cả lúc hiểm nguy thử thách khi bị giam cầm, đọa đầy trong lao tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, mất liên lạc với Đảng, với dân, Người vẫn một lòng kiên trinh với lý tưởng, giữ trọn niềm tin với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh. Trước sau như một: “Cả đời tôi chỉ có mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”3. Đồng thời, Người không ngừng phấn đấu với một ham muốn tột bậc làm cho Tổ quốc được độc lập, dân tộc được tự do, đồng bào có hạnh phúc - hạnh phúc bình dị mà vĩ đại: có cơm ăn, áo mặc, được học hành. Tấm gương đạo đức ấy không gì có thể mờ phai.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là đạo đức chiến đấu và hy sinh, từ dấn thân đến dâng hiến, suốt một đời gần dân, vì dân, thấu hiểu cuộc sống của dân và thấu cảm lòng dân. Trả lời nhà báo Cộng sản Cu Ba, Người nói: “Tôi tự nguyện dâng hiến đời tôi cho dân tộc” và “Mỗi người có một nỗi đau riêng, mỗi gia đình có một nỗi khổ riêng. Gộp tất cả nỗi đau khổ đó lại thành ra nỗi đau khổ của bản thân tôi!”. Lời nói chân thành tự trái tim Người có sức lay động muôn triệu trái tim.
Người luôn căn dặn cán bộ, đảng viên và công chức “dân là chủ và dân làm chủ”. Phải dân chủ chứ không được “quan” chủ, là đầy tớ công bộc của dân chứ không lên mặt “quan” cách mạng. Theo Người, đối với nhân dân của mình, họ là những người chủ đích thực chứ không phải thần dân, và Người “không phải là vua”4 mà là đầy tớ, công bộc của dân, “kính trọng lễ phép với dân”, “gần dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, tin dân để thương dân và suốt đời chỉ vì dân mà sống mà tranh đấu”. Bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn trước tình cảm thương mến của mọi tầng lớp nhân dân dành cho mình, Người nói: “Từ trước đến giờ tôi đã là người của đồng bào thì từ giờ về sau, tôi mãi mãi thuộc về đồng bào”. Đó là điển hình cho tình yêu, sự thủy chung của lãnh tụ vì dân.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ ở chỗ Người nêu gương đạo đức trong tranh đấu, từ chống giặc ngoại xâm đến chống “giặc nội xâm” mà Người còn nêu gương suốt đời trong thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Là Chủ tịch Nước, ở cương vị nguyên thủ quốc gia, đồng thời là Chủ tịch Đảng5, Người là tấm gương sáng ngời về cần, kiệm, liêm, chính, tuyệt đối không màng danh lợi, đứng ngoài vòng danh lợi, chỉ luôn coi mình là một người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào, làm tròn nhiệm vụ do dân ủy thác. Khi chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ (ngày 03-9-1945), Người đưa ra sáu vấn đề cấp bách phải làm ngay để lo cuộc sống cho dân6. Đặc biệt, Người chủ trương: “mở cuộc vận động kêu gọi các thành viên chính phủ” nhịn ăn để lấy gạo nuôi dân, cứ 10 ngày nhịn một bữa không chết đâu nhưng dân thì có bữa cơm bữa cháo, mỗi bữa là một bơ gạo, góp chung lại cứu dân nghèo và tôi xin làm trước tiên”. Người còn cẩn thận đến mức nếu đến ngày quy định nhịn ăn mà Người có việc phải tiếp khách thì Người sẽ nhịn bù vào hôm sau. Đã nói là làm, từ việc nhỏ đến việc lớn, lời nói đi đôi với việc làm, làm gương và nêu gương cho mọi người. Tấm gương ấy của Người làm cảm động muôn người; là tấm gương sống, quý hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Bởi thế, Chính phủ do Người đứng đầu thực sự là Chính phủ, là Nhà nước của dân, vì dân, hành động vì dân bởi rất mực thương dân.
Đạo đức Hồ Chí Minh có sức lay động, cảm hóa muôn triệu đồng bào trong nước và thu hút sự ngưỡng mộ, kính trọng của bạn bè quốc tế. Ngày đầu tiên trong hoạt động của Nhà nước (03-9-1945), Người đã có thư gửi quốc dân đồng bào, công bố lịch tiếp dân, tiếp đại biểu các giới đồng bào và các đoàn thể, “từ văn hóa giới, công giáo, công hội, thương giới, thanh niên, phụ nữ, công chức, Phật giáo, cho đến nông hội, Hoa kiều và các cháu nhi đồng”7. Trong đó, nêu rõ: “Xin gửi thư nói trước để tôi sắp xếp thời giờ rồi trả lời bà con, khỏi mất thời giờ chờ đợi mất công”. Người nêu yêu cầu “mỗi đoàn không quá mười vị, mỗi lần không quá một tiếng đồng hồ”8. Tôn trọng dân chủ, thiết tha lắng nghe tiếng nói của người dân như vậy, đó thực sự là đạo đức, là văn hóa đạo đức trong chính trị của Hồ Chí Minh.
Hiếm có vị chủ tịch nước nào như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sống đạm bạc, đến mức khắc khổ trong cái ăn, cái mặc hằng ngày; bởi thương dân mà tiết kiệm, bởi lãng phí là không thương dân, bởi mỗi đồng tiền bát gạo mà ta tiêu dùng đều do mồ hôi, nước mắt của dân làm ra. Người lên án gay gắt và nghiêm trị theo luật pháp những hành vi tham ô, tham nhũng, coi đó là bất liêm, bất chính, bất nghĩa, phải trừng trị như trừng trị một tội ác. Người nói cho cán bộ, công chức rõ, đồng bào đem mồ hôi nước mắt để làm ra tiền của, để trả lương cho ta. Nếu lười biếng và vô trách nhiệm trong công việc hàng ngày là lừa gạt dân chúng. Người lấy mình làm gương, chú trọng giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên, công chức và rèn luyện kỷ luật công vụ, xiết chặt kỷ cương, nề nếp hành chính, sớm thành lập thanh tra chính phủ để kiểm soát hoạt động của bộ máy và hành vi công chức. Những biện pháp ấy đều chỉ vì mục đích “phục vụ dân” và “bảo vệ dân”.
Tấm gương Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở đức trung thực, khiêm tốn, vị tha, nhân ái, khoan dung, thấm nhuần chất nhân văn trong tham chính và cầm quyền, trong ứng xử với người, với việc, mà cao hơn tất cả là tình thương yêu dành cho dân chúng mãi không bao giờ thay đổi. Khi gửi thư chúc mừng thượng thọ một cụ già 80 tuổi (lúc đó Người đã 60 tuổi) mà Người xưng hô là cháu: “Cháu xin thay mặt Chính phủ chúc thọ Cụ. Chúc Cụ sống lâu muôn tuổi để cùng con cháu kháng chiến kiến quốc tới ngày thắng lợi”. Người lấy tiền tiết kiệm của mình để mua nước ngọt gửi ra trận địa cho bộ đội đang trực chiến giữa những trưa hè nóng nực. Người viết thư loan báo cho đồng bào rõ: để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc và những gia đình có công với nước, Người sẽ nhận tất cả con liệt sĩ là con mình, v.v. Mỗi một chiến sĩ ngã xuống trên chiến trường, Người như đứt từng khúc ruột. Người rộng lòng bao dung khoan thứ, kiềm chế ngay cả những lúc Người không hài lòng trước những việc làm sai, những người làm hỏng. Người căn dặn “phê bình việc chứ không phê bình (với ý xúc phạm) người”. Trong Di chúc, Người căn dặn “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, phê bình có lý có tình, ứng xử có tình có nghĩa,... Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho đồng bào, đồng chí và không quên gửi lời chào bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới, v.v.
Một con người, một nhân cách, với tấm gương đạo đức sáng ngời như thế mà lại tự thấy mình chưa xứng đáng, từ chối nhận huân chương. Người đã trở về với thế giới người Hiền gần nửa thế kỷ, nhưng không lúc nào ta cảm thấy Người đi xa, Người vẫn ở bên ta như động viên, nhắn nhủ, thúc giục để ở đời thì phải thân dân, làm người thì phải chính tâm, xứng đáng là đầy tớ trung thành, công bộc tận tụy của dân. Tấm gương đạo đức ngời sáng Hồ Chí Minh còn sáng mãi trong cuộc đời, trong dân tộc và thế giới, còn sống mãi với thời gian.
Như thế, nhà tư tưởng Hồ Chí Minh còn đồng thời là nhà đạo đức học Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, người chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho tự do, cho phẩm giá con người, người bạn lớn của nhân dân các dân tộc trên thế giới, nhà văn hóa kiệt xuất. Thực hành biền bỉ và nêu gương mẫu mực về đạo đức ở đời và làm người, đó là tư tưởng mà cũng là đạo đức, đó là phương pháp mà cũng là phong cách Hồ Chí Minh mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức học tập và làm theo.
Tấm gương đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc, của Đảng ta, là niềm tự hào của mọi thế hệ người Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, trở thành động lực thúc đẩy chúng ta trong đổi mới, hội nhập để phát triển. Tấm gương đó tỏa sáng trong tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người, trở thành giá trị chuẩn mực và định hướng giá trị trong giáo dục và thực hành đạo đức cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có ảnh hưởng và hiệu ứng rộng rãi trong đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trên thế giới, bởi những người bạn bè, anh em của Việt Nam với tất cả tấm lòng chân thành, tin cậy đều dành cho Người sự khâm phục, ngưỡng mộ và kính trọng. “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, “Việt Nam - Bác Hồ”, từ lâu đã được các bạn bè quốc tế của chúng ta cất lên tiếng nói, tiếng gọi trìu mến, thân thương khi đến Việt Nam - Tổ quốc của Người, khi đến thăm nơi ở và làm việc của Người tại Thủ đô Hà Nội, “ngôi nhà sàn đơn sơ giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn lộng gió bốn phương thời đại” (Phạm Văn Đồng). “Hồ Chí Minh” và “Bác Hồ” đã từ lâu trở thành từ vựng quen thuộc, không chỉ là biểu tượng của nhà chính trị lỗi lạc mà sâu xa, rộng lớn hơn là nhà văn hóa lớn, biểu trưng cho văn hóa đạo đức, cho văn hóa nhân cách Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Sự thật ấy của lịch sử, tự nó đã bác bỏ tất cả những gì mà những kẻ thù địch đang ra sức xuyên tạc, chống phá cách mạng Việt Nam, mưu toan hạ thấp giá trị Hồ Chí Minh, gieo rắc những giả tượng xuyên tạc bản chất, cố tình ngụy tạo, với ác ý thâm độc gây ra những hoài nghi về đạo đức và tấm gương đạo đức của Người, nhất là đối với những người trẻ tuổi sinh ra và lớn lên trong thời hiện tại, không có những trải nghiệm thực tiễn trong quá khứ như các lớp cha anh của họ. Cũng có những kẻ cơ hội, xu thời, đã từng thụ hưởng những ân huệ đầy tình nghĩa của chế độ dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh sáng lập, chỉ vì lòng dạ không còn trong sáng nữa, mang nặng những thiên kiến chủ quan, chủ nghĩa cá nhân, hám danh, vụ lợi và vị kỷ mà cố tình xuyên tạc sự thật hoặc đồng lõa với những kẻ xuyên tạc. Họ chẳng thể vấy bẩn được ai mà tự vấy bẩn chính mình, tự hạ thấp mình mà thôi.
Lịch sử vốn công minh, khách quan. Trí tuệ của nhân dân là sáng suốt. Dư luận thế giới là rộng lớn. Những ai có lương tri và trọng phẩm giá con người đều nói tiếng nói trung thực, có cốt cách của học thức và văn hóa trong cảm nhận, đánh giá về Hồ Chí Minh. Và đây là dòng chủ đạo, tự nó đã có sức mạnh phủ định và phê phán những giọng điệu lạc lõng xuyên tạc về Việt Nam, về Đảng và Bác Hồ.
________________
1 - Đây là một trong năm tác phẩm của Người được xếp hạng Bảo vật quốc gia.
2 - Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo (chủ biên) - Chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H. 2017.
3 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 272.
4 - Người nói với những người giúp việc trong mỗi buổi sáng đi tập thể dục, khi nhìn thấy Người đều xuống xe đạp để chào: “Bác có phải là vua đâu mà các cô các chú cứ “hạ mã” thế!”.
5 - Đại hội II (1951), Đại hội III (1960) đều bầu Người là Chủ tịch Đảng.
6 - Chống giặc đói, giặc dốt, như chống giặc ngoại xâm; ra sắc lệnh bãi bỏ tất cả các thứ thuế phi lý và phi nhân là tàn tích của chế độ thực dân để lại; khẩn trương soạn thảo Hiến pháp dân chủ để xác lập quyền làm chủ của người dân; xây dựng nền văn hóa mới, tuyên bố tự do tín ngưỡng, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu là tàn tích của chế độ thực dân phong kiến để lại và thực hành đại đoàn kết.
7 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 9.
8 - Sđd, Tập 4, Nxb CTQG. H. 2011, tr. 9.
          Nguồn: http://tapchiqptd.vn


Nhận diện những phương thức mới trong thực hiện âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội


Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch dùng mọi phương thức trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chống phá cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là một trong những mũi tấn công chủ yếu nhằm tìm cách thủ tiêu, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; làm cho quân đội không phải là “phi chính trị”, mà là từ “phi chính trị” cách mạng-chính trị vô sản chuyển sang một thứ chính trị khác-chính trị tư sản!
“Phi chính trị hoá” quân đội là âm mưu cơ bản, xuyên suốt của các thế lực thù địch trong quá trình chống phá QĐND Việt Nam. Tuy nhiên, trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các thế lực thù địch thực hiện những phương thức khác nhau, phù hợp với những đặc điểm của mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là Cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình toàn cầu hóa không chỉ tiếp tục được khẳng định như một xu hướng tất yếu mà còn có xu hướng phát triển ngày càng nhanh cả về quy mô, tốc độ, tính chất và phạm vi ảnh hưởng. Những khái niệm như “biên giới mềm”, “thế giới phẳng” đang được người ta sử dụng để biện hộ cho một quan niệm phi lý rằng, thế giới ngày nay không còn có các chế độ chính trị-xã hội khác nhau, đối lập nhau, để đi tới một thế giới “phi chính trị”, mà thực chất là đem hệ tư tưởng chính trị tư­ sản áp đặt lên tất cả các quốc gia dân tộc!
Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trước sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những mặt tác động tích cực, thì quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế không thể không chịu sự tác động từ mặt tiêu cực, không chỉ về kinh tế, mà còn về văn hóa, xã hội, thậm chí cả về chính trị tư tưởng. Đối với Quân đội ta, quá trình thực hiện phương hướng xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhất là quá trình từng bước hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong mọi tình huống, chúng ta không thể không thực hiện quá trình mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Dưới tác động của những đặc điểm mới trên đây, trong thực hiện phương thức “phi chính trị hóa” Quân đội ta hiện nay, đi đôi với những phương thức quen thuộc, các thế lực thù địch đang và sẽ triệt để tận dụng những đặc điểm của bối cảnh tình hình mới đó để tấn công phá hoại trận địa tư tưởng trong Quân đội ta. Thông qua việc triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, nhất là thông qua mạng internet toàn cầu, thông qua các trang mạng xã hội; thông qua những “đoàn ra”, “đoàn vào” của Việt Nam và của các nước, các tổ chức có quan hệ với Việt Nam; thông qua việc gửi cán bộ, nhân viên đi nghiên cứu, tham quan, học tập ở nước ngoài và việc người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều với nhiều mục đích khác nhau, các thế lực thù địch đang và sẽ tiếp tục tấn công toàn diện vào nền tảng tư tưởng của Quân đội ta là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm cho cán bộ, chiến sĩ quân đội dần dần phai nhạt niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng XHCN, dần dần xa rời hệ tư tưởng cách mạng, khoa học, từng bước tạo ra một “khoảng trống” về ý thức hệ, pha loãng, làm nhạt dần ý thức hệ vô sản để trượt dần sang ý thức hệ tư­ sản!
Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta trong những năm qua, đặc biệt là qua hơn 30 năm đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự phấn đấu phi thường của toàn dân, toàn quân ta, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, chúng ta vẫn còn những hạn chế, bất cập. Hiện nay, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mới tạo điều kiện cho chúng ta xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội, thì chúng ta vẫn đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt với những nguy cơ, khó khăn, thách thức mới. Các thế lực thù địch đang và sẽ tiếp tục lợi dụng những đặc điểm mới của tình hình để chống phá Quân đội ta, đẩy mạnh thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội bằng những phương thức mới ngày càng tinh vi hơn, xảo quyệt hơn, khó nhận biết hơn.
Đáng chú ý là, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, bên cạnh mặt tác động tích cực đến quá trình cách mạng nước ta, thì mặt tiêu cực của nó cũng ngày càng tác động mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến việc xây dựng quân đội cách mạng, cả về chính trị, đạo đức, lối sống, đoàn kết, dân chủ, kỷ luật. Những tiêu cực của xã hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… đang có chiều hướng gia tăng; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; những yếu kém, bất cập trong quản lý đất nước, quản lý xã hội của một bộ phận cán bộ, công chức Nhà nước; những rạn nứt, những mâu thuẫn xã hội trong các tầng lớp nhân dân… đang và sẽ từng ngày, từng giờ tác động đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, đối với tính ưu việt của CNXH… Quá trình mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế, bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy quá trình phát triển thì mặt tiêu cực cũng tác động không nhỏ đến nước ta, nhất là sự du nhập của các giá trị phản văn hoá, sự du nhập của đạo đức, lối sống thực dụng, đề cao giá trị vật chất, coi trọng đồng tiền, đang từng ngày tác động làm băng hoại những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong mỗi người dân Việt Nam yêu nước, yêu CNXH.
Trong những điều kiện đó, để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội ta, các thế lực thù địch đang và sẽ tiếp tục thực hiện phương thức tấn công mới. Nhận thấy việc tấn công trực tiếp vào chính trị, làm cho Quân đội ta suy yếu về chính trị khó có thể thực hiện được đối với một quân đội đã có bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng, được tôi luyện trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, các thế lực thù địch đang và sẽ chuyển sang triển khai mạnh mẽ mũi tấn công vào đạo đức, lối sống. Đây là mũi tấn công cực kỳ thâm độc và nguy hiểm. Tính chất nguy hiểm của mũi tấn công này là ở chỗ: Chúng sẽ làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu bản lĩnh, không tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng… sẽ dần dần bị sa đọa về đạo đức, lối sống, quen dần với cuộc sống hưởng thụ, đề cao, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, sao nhãng, xem nhẹ việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng; từ chỗ loãng dần, nhạt dần về chính trị cách mạng, chính trị vô sản để trượt dần sang chính trị tư­ sản!
Để thực hiện mũi tấn công thâm độc, nguy hiểm này, các thế lực thù địch đang và sẽ triệt để lợi dụng, khai thác những mặt tiêu cực, yếu kém trong tổ chức và con người, nhất là lợi dụng những tổ chức yếu kém; những người có quan điểm, tư tưởng thù địch, sai trái, những phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất; những sai lầm, khuyết điểm trong xử lý các “điểm nóng”, các vụ việc tiêu cực xã hội… để tuyên truyền, kích động, lôi kéo, mua chuộc… làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ quân đội mơ hồ, suy giảm niềm tin, lung lay tư tưởng, hoài nghi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên… dẫn đến suy giảm về chính trị vô sản, tr­ượt dần sang chính trị tư­ sản, bắt đầu từ sự sa đọa về đạo đức, lối sống!
Những năm qua, các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng những đặc điểm mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước để thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội ta với những phương thức mới, nhưng chúng đã không thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Sức mạnh chiến đấu tổng hợp của QĐND Việt Nam nói chung, nhất là sức mạnh chính trị-tinh thần của QĐND Việt Nam ngày càng được củng cố vững chắc và từng bước được nâng cao. Quân đội ta vẫn rất xứng đáng là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ XHCN thông qua việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Quân đội ta đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Quân đội ta không hề bị các thế lực thù địch làm suy giảm chính trị vô sản, mà ngược lại, trận địa chính trị tư tưởng vô sản trong Quân đội ta ngày càng được củng cố, giữ vững và phát triển vững chắc.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, trước sự tác động của những đặc điểm mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, trước yêu cầu ngày càng có sự phát triển mới của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp của QĐND, trước hết là sức mạnh chính trị-tinh thần, trong điều kiện các thế lực thù địch đang và sẽ tích cực triển khai những phương thức mới trong thực hiện “phi chính trị hóa” Quân đội ta, chúng ta cần quân tâm làm tốt những vấn đề sau đây: Tăng cường bản chất cách mạng của quân đội, đặc biệt phải chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tăng cường “sức đề kháng” của cán bộ, chiến sĩ để tích cực, chủ động phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch. Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về những đặc điểm mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, mà các thế lực thù địch đang và sẽ lợi dụng để thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội bằng những phương thức mới để chủ động ngăn chặn, phòng ngừa. Nhận thức rõ hơn bản chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá mới của các thế lực thù địch, nhất là đấu tranh vạch trần tính chất phản khoa học của luận điểm “quân đội đứng ngoài chính trị”, thực chất của quan điểm “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch để có biện pháp đấu tranh, phòng, chống có hiệu quả. 
Nguồn: qdnd.vn

Bảo vệ độc lập dân tộc - gốc rễ là bảo vệ bản sắc văn hóa


Tròn 590 năm (1428) về trước, trong áng thiên cổ hùng văn “Bình ngô đại cáo” của Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã khẳng định: Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Cách nay 230 năm (1788-2018), Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ đọc lời hịch đánh giặc giữ nước, trong đó có nội dung tuyên thệ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc: Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/… Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Ra đời cách đây 75 năm, bản “Đề cương văn hóa 1943” của Đảng ta lần đầu tiên nêu rõ văn hóa Việt Nam được xây dựng trên cơ sở ba nguyên tắc: Dân tộc, đại chúng, khoa học. Tròn 20 năm trước (1998), Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng đã nhấn mạnh quan điểm: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Tuy diễn đạt khác nhau, song từ những lời tiền nhân chỉ dẫn đến quan điểm của Đảng đều khẳng định một vấn đề hệ trọng liên quan đến sự tồn vong của dân tộc: Muốn bảo vệ độc lập dân tộc, cần phải coi nhiệm vụ bảo vệ bản sắc văn hóa là gốc rễ.   
Bài 1: Dân tộc trường tồn nhờ “dây neo” văn hóa
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong đó lịch sử giữ nước chiếm phần lớn thời gian của tiến trình dân tộc đã cho chúng ta một chân lý: Nước có thể mất, nhà có thể tan, nhưng nhất định không thể để mất tổ tiên, gia phả, dòng họ, không thể mất phong tục, tập quán của ông cha để lại. Lịch sử Việt đã đúc kết rằng, sức sống bền bỉ, trường tồn, mãnh liệt của dân tộc Việt chủ yếu bắt nguồn từ “sức mạnh mềm”, tức là từ văn hóa của con người Việt Nam.
Từ ý chí giữ gìn tâm thức văn hóa dân tộc trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất
Ít có dân tộc nào trên thế giới có đặc điểm lịch sử như dân tộc Việt Nam. Theo sử liệu ghi chép lại, nếu tính từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần vào khoảng cuối thế kỷ thứ III trước công nguyên đến nay, trong 22 thế kỷ qua, dân tộc Việt đã phải trực tiếp kháng chiến trong 13 thế kỷ, trong đó có gần 100 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và hơn 10 cuộc kháng chiến để bảo vệ núi sông bờ cõi. Như vậy, trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta đã dành tới gần 60% thời gian để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giữ nước, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc.
Từ trong tiềm thức sâu xa, người Việt luôn có tâm thế, ý thức bảo vệ những giá trị truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc mình, nhất là mang mặc, sinh hoạt, nếp sống, nghi lễ gắn liền với nghề nông và cộng đồng làng xã. Lịch sử ghi lại rằng, dưới thời Bắc thuộc cả nghìn năm, nhưng người Việt đã nỗ lực tìm mọi cách để lưu giữ, trao truyền cho nhau phong tục, tập quán, lối sống của tổ tiên, từ tục nhuộm răng, ăn trầu, đóng khố, mặc váy, đến “việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu” và chôn người chết trong các thân cây khoét rỗng hình thuyền độc mộc.
Theo GS sử học Lê Văn Lan, tổ tiên, ông cha ta giành được thắng lợi chống đồng hóa không phải bằng đấu tranh vũ trang, mà chủ yếu bằng tài trí. Đó là giữ được sự khác biệt về văn hóa, về chủng tộc, về ngôn ngữ, đặc biệc là giữ được ý thức tự chủ “có thể mất nước nhưng không thể mất làng”. Hàm ý triết lý này là dù chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị kẻ thù xâm lược, thôn tính, nhưng “hồn cốt” của quốc gia dân tộc nhất quyết không thể bị đánh đổi, hòa tan. Vì làng xã không chỉ là nơi cố kết cộng đồng dân cư, mà chính là nơi hội tụ, bảo tồn, lưu giữ những tâm thức văn hóa của tổ tiên, ông cha đã để lại. Bởi thế, từng có thời kỳ nghìn năm bị kẻ thống trị thực hiện chính sách “cưỡng bức văn hóa” nhằm bài trừ tận gốc phong tục, tập quán, nhưng ông cha ta đã kiên cường bám làng, thề nguyền sống chết với làng, tìm mọi cách để cất giấu, lưu giữ những gia phả, nghi thức, nghi lễ, luật lệ của làng, cương quyết không để cho kẻ thống trị cướp phá, tẩu tán, tiêu tan những di sản quý báu đó của quê hương.
Như vậy, từ trong những hoàn cảnh lịch sử tối tăm nhất tưởng như không có đường ra, tổ tiên, ông cha ta vẫn tìm ra lối thoát cho chính mình. Đó là muốn giữ được quê cha đất tổ lâu dài, muốn cho tổ tiên không bị mất gốc thì không bao giờ được phép lãng quên và làm “đứt gãy” mạch nguồn văn hóa được người Việt vun trồng, bồi đắp, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bài học về sự kiên trì, ý chí kiên quyết bảo vệ các giá trị văn hóa đã làm nên căn tính, cốt cách dân tộc cách nay cả ngàn năm chưa bao giờ mất đi ý nghĩa của nó, mà vẫn còn sức sống mãnh liệt đến hôm nay và mai sau.
Đến những lời tuyên bố đanh thép của tiền nhân về nền văn hiến Việt và bảo vệ văn hóa Việt
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các bậc danh nhân văn hóa, anh hùng xuất chúng của dân tộc ta luôn có ý thức, tầm nhìn sâu sắc về bảo vệ cội nguồn văn hóa của ông cha.
Trong bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” được coi là của Lý Thường Kiệt, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vấn đề độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc được khẳng định: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời). Được coi như bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền đầu tiên của nước Đại Việt trong thế kỷ XI, dù chưa đề cập tới yếu tố văn hóa, nhưng từ trong 4 chữ “Nam quốc sơn hà” (sông núi nước Nam) đã toát lên niềm kiêu hãnh thiêng liêng, niềm tự hào sâu sắc đối với mỗi con dân Đại Việt. Đó có thể gọi là một thông điệp đầy chất văn hóa vì nó đã khơi gợi trong tâm khảm sâu xa nhất của người dân Đại Việt về bổn phận gìn giữ giang sơn bờ cõi nước nhà.
Sang thế kỷ XV, sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược, thay mặt vương triều nhà Lê và muôn dân Đại Việt, năm 1428, Nguyễn Trãi đã viết bản “Bình Ngô đại cáo” bất hủ, trong đó lời mở đầu có những câu tuyên bố hùng hồn về chủ quyền văn hóa của nước ta: Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
Như vậy, nước Đại Việt không chỉ có chủ quyền độc lập về lãnh thổ, mà còn có một nền văn hiến rất lâu đời. Nền văn hiến ấy không phải ngẫu nhiên mà có, mà đó là công sức, trí tuệ, mồ hôi và cả biết bao xương máu của các thế hệ người Việt đã tưới và thấm vào cho “cây độc lập” nước nhà được nảy nở, sinh trưởng trên gốc rễ văn hóa dân tộc.
Kế thừa lời tiền nhân, ý thức về bảo vệ nền văn hóa dân tộc tiếp tục có bước phát triển mới khi lần đầu tiên, quan niệm về giữ gìn phong tục, tập quán của ông cha để lại đã được người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ nêu ra trong thế kỷ XVIII. Cách nay 230 năm, ngày 22-12-1788, trước khi chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn hành quân ra Bắc đánh đuổi quân xâm lược, Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ khảng khái tuyên thệ: Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Theo Thiếu tướng, PGS, TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, lời hịch trên của Quang Trung-Nguyễn Huệ thể hiện 3 nội dung rõ ràng: Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để răng đen nhằm mục tiêu bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn nhằm mục tiêu thắng lợi về mặt quân sự; Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ nhằm mục tiêu chính trị là giành lấy lại vị thế nước Nam đã có chủ.
Không ngẫu nhiên mà Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ đặt mục tiêu bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc lên trước mục tiêu thắng lợi quân sự và mục tiêu giành lại vị thế chính trị của đất nước. Vì “răng đen, tóc dài” không đơn thuần chỉ là những bộ phận trên cơ thể của người Việt xưa, mà hơn thế, đó là hình ảnh thân thương của đồng bào ta, là phong tục, tập quán, là diện mạo văn hóa truyền thống bao đời của dân tộc Việt. Nhìn từ góc độ văn hóa quân sự, lời hịch Đánh cho để dài tóc/ Đánh để cho đen răng thực chất là lời quyết chiến, quyết đánh đuổi quân xâm lược đến cùng để bảo toàn những giá trị gốc gác của người Việt, của linh hồn văn hóa truyền thống Việt. Lời hịch ấy của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ góp phần thức tỉnh tâm can, lay động lòng người, vì thế đã quy tụ, lôi cuốn được muôn dân đồng tâm hiệp lực thành một sức mạnh phi thường để đánh tan 29 vạn quân xâm lược Thanh trong mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, làm nên một trận đại thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lẫy lừng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, từ buổi bình minh của lịch sử, qua thời kỳ một nghìn năm Bắc thuộc và đến thời kỳ phong kiến vừa độc lập, vừa đấu tranh giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước, dân tộc ta, người Việt ta ngày càng ý thức, nhận thức rõ ràng, sâu sắc hơn về giá trị bất biến của văn hóa dân tộc, từ đó không ngừng tìm ra những cách thức, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử để cương quyết giữ gìn, bảo vệ bằng được những giá trị phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa do chính mình tạo dựng, bồi đắp nên. Đây là cơ sở, là tiền đề quan trọng hàng đầu để nước Việt có thể vượt qua mọi phong ba bão táp của thời cuộc, vượt qua mọi sự thử thách khốc liệt của chiến tranh để tiếp tục sinh tồn, tiếp tục khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách là một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và có nền văn hóa lâu đời đã sinh sôi, nảy nở tốt tươi trên chính mảnh đất thiêng liêng ấy.
Nguồn: www.qdnd.vn

Cần hiểu đúng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo


Tôn giáo là một trong những vấn đề được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm kích động, gây rối, phá hoại, làm mất ổn định chính trị - xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống Đảng và chế độ ta. Hiểu đúng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở để nhận diện và đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn đó.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người và được khẳng định trong các văn bản chính trị quan trọng của Liên hợp quốc. Khoản 3, Điều 1 Hiến chương năm 1945 ghi nhận: “Tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và tự do cơ bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo”. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 quy định: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư” (Điều 18). Đồng thời khẳng định: “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo” (Điều 2). Song, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là quyền tuyệt đối, mà có thể bị giới hạn: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” (Khoản 2, Điều 29). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, một cách công khai hoặc kín đáo dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng” (Khoản 1, Điều 18). Trong đó, chỉ rõ: 1. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ (Khoản 2, Điều 18); 2. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác (Khoản 3, Điều 18); 3. Nghiêm cấm mọi hành động cổ vũ hằn thù dân tộc, sắc tộc, tôn giáo dẫn đến kích động phân biệt đối xử và bạo lực (Khoản 2, Điều 20).
Như vậy, các văn bản trên đều phân định rõ ràng giữa quyền tự do tôn giáo với tự do thực hành tôn giáo, cho phép hạn chế quyền tự do thực hành tôn giáo theo pháp luật khi cần thiết nhằm bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe, đạo đức xã hội hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. Quyền lựa chọn tôn giáo là tuyệt đối, còn quyền thực hành tôn giáo không phải là tuyệt đối.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, tôn giáo. Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ngay từ ngày mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL, ngày 14-6-1955, khẳng định: “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước như mọi tổ chức khác của nhân dân. Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo gây rối loạn”. Kế thừa, phát triển quan điểm chỉ đạo của Người, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện quan điểm, chính sách, pháp luật để nhân dân được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình trên cơ sở pháp luật. Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã nhấn mạnh: 1. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. 2. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Trên cơ sở nội luật hóa pháp luật quốc tế và thể chế các quan điểm, chủ trương của Đảng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”(Điều 24); “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Khoản 2, Điều 14); nghiêm cấm “xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018 cũng khẳng định: “Nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo” và nghiêm cấm: “Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng - an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau…” (Điều 5).
Với những chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, những năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Chưa bao giờ đời sống tôn giáo ở nước ta lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Các tôn giáo chung sống gắn bó, hòa hợp, “tốt đời, đẹp đạo”, phúc âm trong lòng dân tộc. Các tín đồ, chức sắc tôn giáo yên tâm, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia các phong trào “ích nước, lợi dân”, phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Theo thống kê sơ bộ, tính đến năm 2017, cả nước có 41 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo khác nhau (với hơn 25 triệu tín đồ, 53 nghìn chức sắc, hơn 133 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự) được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động. Các tôn giáo đã có hệ thống đào tạo quy mô trong cả nước. Hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực tôn giáo được chú trọng, đẩy mạnh. Chính phủ đã tạo điều kiện cho các tôn giáo được mở rộng quan hệ quốc tế rộng rãi; nhiều đoàn tôn giáo quốc tế đến thăm, làm việc và nhiều đoàn tôn giáo trong nước đi thăm, làm việc, học tập ở nước ngoài. Việc đăng ký điểm nhóm Tin lành đã được Chính phủ quan tâm phê duyệt. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có khoảng 500 nghìn tín đồ thuộc 31 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành, trong đó có hơn 400 nghìn người đang sinh hoạt tại 240 chi hội và 1.300 điểm nhóm đã đăng ký với chính quyền địa phương, v.v. Hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được sửa đổi, bổ sung, ngày càng hoàn thiện, mà điểm nhấn là năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2018, là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền của người dân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việc Việt Nam trúng cử là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 với số phiếu cao nhất; đồng thời, bảo vệ thành công các Phiên Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II là lời khẳng định mạnh mẽ nhất đối với nỗ lực, thành tựu của Việt Nam nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực tế là vậy! Thế nhưng các thế lực thù địch không những không thừa nhận, mà còn xuyên tạc, kích động, chống phá và đánh tráo, đồng nhất khái niệm “thuyết nhân quyền tự nhiên về quyền tự do tuyệt đối” thành “quyền tuyệt đối về tự do tôn giáo”. Chúng cho rằng, quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền bẩm sinh, không phụ thuộc vào văn hóa hay ý chí giai cấp, cộng đồng hay nhà nước; không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền bẩm sinh đó. Với luận điệu trên, chúng ra sức xuyên tạc rằng, Việt Nam không có tự do tôn giáo; Nhà nước Việt Nam hạn chế, đàn áp tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bị vi phạm, bóp nghẹt. Chúng tìm mọi cách tuyên truyền làm cho nhiều người ngộ nhận rằng, tất cả các hoạt động tôn giáo đều được tự do, không chịu sự quản lý của pháp luật để cổ súy cho hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật nước ta. Bởi thế, một số xứ đạo mới tự lập ra cái gọi là “Ban an ninh”, “Ban trật tự” với danh nghĩa đảm bảo trật tự các buổi lễ; kích động giáo dân bất tuân lệnh chính quyền, coi thường kỷ cương phép nước, tẩy chay bầu cử, o ép đảng viên là người có đạo, đòi lại đất, lấn chiếm, vận động hiến nhượng đất, cơi nới nơi thờ tự, v.v. Khi chính quyền lập lại trật tự, kỷ cương, xử lý tín đồ vi phạm pháp luật thì họ lại lớn tiếng xuyên tạc Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền. Lợi dụng điều đó, trong Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại khu vực ASEAN năm 2017 của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) lại tiếp tục vu cáo Việt Nam “hạn chế tự do tôn giáo”, “kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc” (!).
Cần thấy rằng, tự do tôn giáo và tự do thể hiện tôn giáo là hai vấn đề có nội hàm hoàn toàn khác nhau. Cũng như mọi hoạt động bình thường khác của xã hội, tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Sẽ là “phản tự do” nếu lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đi xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người khác, làm đảo lộn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Các tôn giáo ở Việt Nam phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp Nhà nước; không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm và xử lý nghiêm bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo để xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Mỗi tín đồ tôn giáo đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều phải tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam. Điều này hoàn toàn tương thích với luật pháp quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
               Nguồn:    http://tapchiqptd.vn



Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

RSF lại giở trò hề “bảng xếp hạng tự do báo chí”


Theo công bố của RSF, Việt Nam đã bị tụt một hạng trên bảng xếp hạng tự do báo chí so với năm ngoái, đứng thứ 176/180 quốc gia được đánh giá.
Ngay sau khi công bố này được đưa ra, các trang website, tờ báo, kênh truyền thông của các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị và những người có cái nhìn không thiện cảm với Việt Nam đã nhanh chóng rêu rao, lan truyền bảng xếp hạng và thể hiện sự hả hê trước thông tin này. 
Đi liền với đó, không ít người đã lồng ghép các thông tin, tư tưởng sai lệch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Họ cho rằng tình hình báo chí của chúng ta trở nên ngày càng u ám, họ vu khống “hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực” v.v…
Vậy trong số những thông tin về tự do báo chí của Việt Nam được RSF công bố, có bao nhiêu phần trăm là sự thật? 
RSF là tổ chức phi chính phủ, được thành lập năm 1985 do Robert Ménard – một nhà báo người Pháp. Hiện nay, trụ sở chính của RSF đặt tại Paris, Pháp. Ngoài ra, tổ chức này còn có văn phòng đại diện tại một số quốc gia trên thế giới. 
Theo tuyên bố, mục đích hoạt động của RSF là nhằm thúc đẩy tự do báo chí, tự do ngôn luận và bảo vệ nhà báo trên toàn cầu. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, RSF thường xuyên đưa ra những thông tin, đánh giá, bình luận sai lệch, vu khống, đánh giá không đúng bản chất vấn đề của Việt Nam.
Về bảng đánh giá tự do báo chí World Press Freedom Index 2019 được RSF đưa ra, không khó để thấy căn cứ đánh giá, xếp hạng của RSF không thuyết phục. Riêng đối với Việt Nam, RSF không có một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể nào về tình hình báo chí. 
Đồng thời, tổ chức này cũng không sử dụng bất kì báo cáo nào của Chính phủ Việt Nam để đưa ra đánh giá. Chỉ dựa trên một số khảo sát “như có như không” được cóp nhặt một cách phiến diện, một chiều và một số bài phỏng vấn với các “nhà báo” tự phong, các nhà “dân chủ mạng”, RSF vội vã kết luận Việt Nam về tình hình báo chí của Việt Nam. 
Thực tế, cách đánh giá của tổ chức này là thiếu khách quan, không trung thực và không thể hiện được bản chất vấn đề. Chính vì vậy, mức độ tin cậy trong bảng đánh giá tự do báo chí được RSF đưa ra hầu như không có.
Bảng xếp hạng tự do báo chí: Khi những người không hiểu luật đi đánh giá vấn đề!
Qua cách làm việc của RSF, có thể thấy hoạt động của tổ chức này không có tính khách quan. Dường như những người đi đánh giá tự do báo chí của các quốc gia trên thế giới lại đang bị thiếu hụt nghiêm trọng hiểu biết về pháp luật liên quan đến báo chí. 
Để đánh giá, xếp hạng về một vấn đề nhất định, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” cần có hiểu biết toàn diện về vấn đề mà mình đang làm. Chỉ có như vậy, kết quả đánh giá mới đảm bảo tính chuẩn xác và phát huy giá trị trên thực tế.
Đối với việc đánh giá tự do báo chí của các quốc gia trên thế giới, trước hết cần phải nắm chắc quy định trong luật pháp quốc tế để từ đó nghiên cứu, so sánh, đối chiếu vào thực tiễn của từng nước. Thực tế, quyền tự do báo chí là khía cạnh cụ thể của quyền tự do ngôn luận.
Tại khoản 2 Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 (Việt Nam đã tham gia công ước này từ năm 1982) quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. 
Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tự do báo chí một cách thái quá. Tự do nhưng vẫn phải trong khuôn khổ của pháp luật. Khi thực hiện các quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng, các cá nhân, tổ chức cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định liên quan. Và đặc biệt, việc tự do ngôn luận, tự do báo chí này không được xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của cộng đồng. 
Ngay tại khoản 3 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 cũng đã nhấn mạnh: “3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. 
Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.
Như vậy, để biết một quốc gia nào có tự do ngôn luận hay không có tự do ngôn luận cần phải có nghiên cứu chuyên sâu không những về quy định của pháp luật quốc tế mà còn phải nắm bắt toàn diện các quy định liên quan của mỗi quốc gia. 
Chỉ có vậy, mới có thể biết những “những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt” cũng như “một số hạn chế nhất định” khi thực hiện quyền tự do báo chí để từ đó đánh giá đúng bản chất của vấn đề.
Thực tiễn tự do báo chí ở Việt Nam?
Thực tế cho thấy Việt Nam đang thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình về vấn đề tự do báo chí. Đời sống báo chí của Việt Nam đang phát triển một cách hết sức sôi nổi, đảm bảo mọi công dân đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách thuận lợi nhất.
Về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. 
Tại Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. 
Tại Luật Báo chí hiện hành, chúng ta cũng đã có hẳn một chương với 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13, Chương II) quy định về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Về mặt thực tiễn, đời sống báo chí của nước ta đang rất sôi động. Chúng ta phát triển đầy đủ các loại hình báo chí từ báo in, báo nói, báo truyền hình, báo điện tử. Cùng với các hãng thông tấn báo chí trong nước, các hãng truyền thông báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cưc tại Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, mạng xã hội, các hoạt động báo chí ngày càng trở nên đa dạng. 
Có thể thấy mỗi người dân đều đang trở thành một phần của đời sống báo chí. Họ không chỉ hưởng thụ các sản phẩm báo chí mà còn tham gia vào quá trình cung cấp, sản xuất tin, bài cho các cơ quan, đơn vị truyền thông. Thông qua đây, người dân được nói lên tiếng nói, nguyện vọng của bản thân mình, đồng thời thực hiện quyền lực chính trị của bản thân.
Động cơ xuyên tạc tình hình báo chí ở Việt Nam của RSF là gì?
RSF đã rất nhiều lần đưa ra các thông tin sai lệch, xuyên tạc trắng trợn tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam. 
Bên cạnh việc thường xuyên đưa Việt Nam vào nhóm “chót bảng” trong bảng xếp hạng tự do báo chí, tổ chức này còn liên tục cổ suý, tung hô các đối tượng phản động, cơ hội chính trị có hành vi chống phá Việt Nam.
Các đối tượng nổi bật trong giới “dân chủ” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất v.v… có mối quan hệ khá thân thiết với RSF. Bất chấp việc các đối tượng trên có hành vi chống phá Việt Nam, xâm phạm đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, RSF vẫn ca ngợi những người này như những “anh hùng”. 
Thậm chí, RSF còn trao giải “Tự do báo chí” cho các đối tượng trên. Đồng thời, khi chính quyền Việt Nam xét xử các đối tượng có hành vi phạm tội, RSF cũng liên tục vu khống, công kích Đảng, Nhà nước ta. Các đối tượng này còn tự cho mình quyền phán xét hệ thống pháp luật của Việt Nam, cho mình quyền coi thường, bất chấp pháp luật của Việt Nam. Đây là điều không thể chấp nhận.
Qua cách hành động của mình, RSF đang bộc lộ bản chất thù hằn, thiếu thiện cảm với Việt Nam. Dù tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức này là tốt đẹp, chính đáng nhưng khi hoạt động lại có rất nhiều lệch lạc, biến tướng. 
Một mặt, RSF câu móc, tập hợp, nuôi dưỡng, huấn luyện các đối tượng chống đối, đào tạo thành những “nhà báo tự do” để tuyên truyền tư tưởng tự do tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam, chống phá hệ tư tưởng cộng sản. Mặt khác, RSF cố tình xuyên tạc tình hình, lợi dụng chiêu bài tự do ngôn luận, tự do báo chí để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Suy cho cùng RSF cũng chỉ là một quân cờ được sử dụng trong chiến lược “diễn biến hào bình” để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản ở Việt Nam nói riêng và ở các nước theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói chung. 
Thẳng thắn đánh giá, đây chính là một tổ chức lợi dụng vỏ bọc tự do báo chí để xâm phạm an ninh của quốc gia khác. 
http://static.cand.com.vn/Themes/Templates/images/print_icon.png