Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Bác bỏ chiêu trò bịa đặt của Đỗ Ngà


Gần đây, trên trang baotiengdan,  Đỗ Ngà đã đăng tải bài “Thích nhận vơ” với nội dung: Chính quyền Việt Nam nhận vơ rằng: Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh; Chính quyền Việt Nam đã tích cực hỗ trợ pháp lý và bảo vệ quyền hợp pháp cho công dân Đoàn Thị Hương tại Malaysia … Đây, là luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật, hòng bôi nhọ, hạ bệ lãnh tụ, phủ nhận những nỗ lực bảo vệ công dân của chính phủ Việt Nam. Thực tế cho thấy:
Thứ nhất, UNESCO vinh danh Hồ Chí Minh hoàn toàn là sự thật
Tại khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10- 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết này khẳng định những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc… Biên bản báo cáo của Đại hội đồng UNESCO khóa họp lần thứ 24 đã được xuất bản bằng 6 thứ tiếng (Pháp, Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Nga), trong đó có Nghị quyết số 18.65 về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hiện văn bản này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 3/1990, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương Modagat Ahmet, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, khẳng định: “Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng”.
Như vậy, có thể thấy, tất cả những luận điệu xuyên tạc của Đỗ Ngà về việc cho rằng UNESCO không hề vinh danh Hồ Chí Minh là những luận điệu xuyên tạc đầy ác ý.
Thứ hai, Chính quyền Việt Nam đã rất tích cực hỗ trợ pháp lý, ngoại giao để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công dân Đoàn Thị Hương
Tháng 2/2017 tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia, công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương và công dân Indonesia Siti Aisyah là hai bị cáo bị Malaysia bắt giữ vì nghi ngờ có liên quan tới vụ đầu độc công dân Triều Tiên mang hộ chiếu Kim Chol. Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah cùng bị đưa ra xét xử từ tháng 10/2017.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp xúc với công dân Đoàn Thị Hương và gia đình để giải thích, hỗ trợ pháp lý, tìm luật sư, tìm kiếm nhân chứng theo đúng quy định của pháp luật sở tại và thông lệ quốc tế. Ngày 11/3/2019, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia đã thăm lãnh sự đối với Đoàn Thị Hương. Chiều 12/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah. Tiếp đó, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam đã có thư gửi Tổng Chưởng lý Malaysia. Tại phiên toà sáng 14/3, đích thân Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh đã tham dự phiên tòa để có thể hỗ trợ các biện pháp bảo hộ công dân Đoàn Thị Hương khi cần thiết. Chiều 14/3, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã có cuộc gặp với Đại sứ Malaysia tại Hà Nội. Ngày 01/4/2019, Hương bị tuyên án 3 năm 4 tháng tù. Sau hơn hai năm bị giam, qua 23 phiên xét xử, sáng 3/5, Đoàn Thị Hương được Malaysia phóng thích. Trong lời phát biểu trước báo chí, Đoàn Thì Hương đã cảm ơn Chính phủ Việt Nam, Malaysia cùng các luật sư.
Như vậy, khi xảy ra cho đến khi kết thúc vụ việc của Đoàn Thị Hương, cơ quan chức năng Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp bảo hộ công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chứ không như luận điệu xuyên tạc, bịa đặt mà Đỗ Ngà đã rêu rao trên mạng xã hội.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét