Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

NHÂN DÂN VIỆT NAM MỚI CÓ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

 

Vừa qua trên Bloger của Bureau Media – Âu Châu, Tạ Dzu có bài viết “Bài học gì cho người Việt từ bầu cử tổng thống Hoa kỳ”. Với mục đích, ca ngợi cựu Tổng thống Trump đã mang lại việc làm và lợi ích cho thành phần trung lưu tại Mỹ bằng việc chống Trung Quốc. Đồng thời, ngụy biện cho cuộc bạo loạn ngày 06/01/2021 tại Mỹ và cổ súy những phần tử dân chủ cực đoan ở Việt Nam về xã hội dân sự, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Thứ nhất, bài viết cho thấy, Tạ Dzu có hiểu biết quá mơ hồ về xã hội dân sự, một loại hình xã hội cực đoan của những kẻ vô chính phủ không tồn tại trên thực tế kể cả ở Mỹ, là hình thái tư tưởng cực đoan vô chính phủ, bất tuân pháp luật của những kẻ thường xuyên chống đối xã hội.

Song thực tiễn biến động chính trị ở các nước Liên Xô và Đông Âu những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hay ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2012, cho thấy các thế lực bên ngoài thúc đẩy, hình thành các tổ chức “xã hội dân sự” nhằm tạo ra tổ chức đối lập, hình thành xã hội đa đảng mưu toan lật đổ các thể chế chính trị ở các quốc gia độc lập có chủ quyền. Thực hiện Cách mạng màu”, “Mùa xuân Ả Rập… từ đó áp đặt các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa theo ý đồ của họ, coi đó là phương thức chủ yếu nhằm lật đổ chế độ xã hội ở các quốc gia này. Thực tiễn chứng minh rằng, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng “xã hội dân sự” làm công cụ để thực hiện chiến lược Diễn biến hòa bình chống phá Việt Nam, tập trung vào một số hành động chính như sau:

Một là, mưu toan từng bước làm cho các tổ chức “xã hội dân sự” trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chúng dùng lập luận “xã hội dân sự” là “đối quyền của quyền lực nhà nước” đòi Nhà nước chia sẻ quyền lực chính trị cho “xã hội dân sự”, thực chất là cổ vũ tư tưởng coi Nhà nước đối lập với xã hội dân sự; cổ súy tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình… nhưng thực chất là xúi giục, kích động tư tưởng tự do vô chính phủ như đã từng xảy ra ở một số nước.

Hai là, lợi dụng mô thức “xã hội dân sự” để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, liên kết các tổ chức xã hội dân sự để ngầm tham gia vào đời sống cộng đồng, chống đối sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù hoạt động theo phương thức tự phát, nhưng thực ra các hội nhóm xã hội dân sự luôn có sự liên kết nhau và cấu kết với nhau và có bàn tay thao túng, giật dây từ các tổ chức thù địch, phản động từ bên ngoài để hình thành tổ chức chính trị đối lập.

Ba là, các thế lực thù địch, phản động từ bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở Việt Nam hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này, từng bước biến chúng thành các tổ chức xã hội dân sự theo phương Tây. Mưu toan thông qua việc lợi dụng triển khai dự án tài trợ, tổ chức hội thảo… núp bóng các tổ chức phi chính phủ (NGO), tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua chuộc một số cán bộ, đảng viên và nhân dân để tuyên truyền, kích động tâm lý bất mãn với Ðảng và Nhà nước; phủ nhận, xét lại lịch sử và giá trị văn hóa dân tộc; kích động tư tưởng vô chính phủ… từ đó làm “đổi màu” các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan do dân bầu trong hệ thống chính trị.

Bốn là, thông qua các tổ chức “xã hội dân sự” để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi thực hiện quyền con người như: quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội… theo tiêu chí phương Tây, bất chấp đặc thù lịch sử, văn hóa và chế độ chính trị Việt Nam, hòng tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng chống lại chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước.

Thứ hai, mặc dù ra sức tuyên truyền cho đa nguyên, đa đảng nhưng thực tế nước Mỹ có sự tồn tại của 112 đảng, nhưng chỉ có hai đảng (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà) thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, nhưng xét về bản chất chỉ là một đảng – đảng của giai cấp tư sản. Chính người Mỹ, Paul Mishler – Giáo sư trường Đại học bang Indiana đã khẳng định: Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học,v.v.. đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra; nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là Đảng Cộng hòa hay Dân chủ. Việc Chính phủ Mỹ phản ứng chậm chạp và để lại hậu quả vô cùng to lớn là thiệt hại nhân mạng trong đại dịch Covid-19 đã cho thấy bản chất của chế độ và hành động của Chính phủ bảo đảm lợi ích cho tầng lớp, giai cấp xã hội nào?. Trong lúc lời hứa của người cầm quyền chỉ là sáo rỗng. Biến cố Đồi Capitol đã phơi bày bản chất dân chủ của xã hội Mỹ và tham vọng quyền lực của các đảng phái mà những kẻ phản loạn như Tạ Dzu mong muốn và kích động hòng thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam, chế độ do Đảng và nhân dân Việt Nam đã dày công xây đắp nên.

Vì vậy, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể Nhân dân Việt Nam khẳng định, thừa nhận: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng, nhất thiết không cần và không thể chấp nhận đa đảng đối lập như các thế lực thù địch mong muốn”. Điều này thể hiện rõ chỉ có Nhân dân Việt Nam mới có quyền quyết định vận mệnh của đất nước Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét