Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

LẬP LỜ, ĐÁNH LẬN CON ĐEN CỦA LYNN HUỲNH

 

Vừa qua, trên trang Bureau CTM Media – Âu Châu Lynn Huỳnh có bài viết với tựa đề: “Tôi vẫn nghe chỉ trích hằng ngày” – Obama. Theo đó, y cho rằng người Việt có được quyền chỉ trích lãnh đạo giống như bà Nguyễn Phương Hằng chỉ trích ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP. HCMvà y còn quy kết cho rằng người Việt lại chưa thể được quyền chỉ trích lãnh đạo, phải chăng nhân quyền ở Việt Nam không cùng cách hiểu phổ quát như người Mỹ?!!!. Đây là luận điệu, hoàn toàn xuyên tạc, vu khống, lập lờ đánh lận con đen của Lynn Huỳnh, Bởi vì:

Thứ nhấttự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của cá nhân một cách tùy tiện đến mức vi phạm pháp luật.

Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Như vậy, quyền tự do ngôn luận không phải là tự do tuyệt đối. Tự do ngôn luận khác với việc tùy tiện vu khống, bôi nhọ, xâm hại đến cá nhân, tổ chức. Sự tự do ngôn luận phải đặt trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Các giới hạn này được thể hiện ở các hành vi bị nghiêm cấm, chế tài hành chính, hình sự…

Thực tế cho thấy mặc dù công nhận quyền tự do ngôn luận nhưng không một quốc gia nào xem đó là quyền tự do tuyệt đối. Điển hình như tại nước Mỹ trong điều 2385, chương 115 – Bộ luật Hình sự Mỹ chỉ rõ: Nghiêm cấm in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực và bạo lực”.

Nước Đức cũng đã có những sửa đổi đối với Luật An ninh mạng từ năm 2015 và thông qua luật mới về quản lý mạng xã hội từ năm 2018, theo đó những dịch vụ mạng xã hội ở nước Đức có thể bị phạt lên đến 50 triệu euro nếu để xảy ra trường hợp người dùng lăng mạ, gây thù oán, hay phát tán các tin tức giả mạo.

Ở Pháp, pháp luật về tự do ngôn luận đưa ra các giới hạn, chế tài nghiêm khắc trừng trị hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo; chống kích động bạo lực, gây hận thù (Luật Tự do báo chí, năm 1881); chống lại việc xâm phạm đời tư (Bộ luật Dân sự); cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia (Luật Hình sự). Việc bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng internet cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Tự do báo chí.

Các nước châu Âu khác cũng rất nghiêm khắc trong vấn đề này nhằm chống lại mọi hình thức tuyên truyền kích động, tiến hành xử lý hình sự đối với những phát ngôn thù ghét và kích động. Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ cũng hình sự hóa các hành vi phỉ báng, xúc phạm danh dự của tổng thống hay các thành viên hoàng gia.

Thứ hai, quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam đã được quy định toàn diện, đầy đủ, rõ ràng.

 Ngay sau khi thành lập nước, bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946, đã hiến định tại Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013, nghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Đặc biệt, Điều 13 luật này nêu rõ: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Giới hạn này đặt ra để bảo đảm quyền tự do chính đáng cho số đông người, chứ không phải cho một nhóm ít người nào đó chỉ vì động cơ cá nhân ích kỷ, thiên vị mà không vì sự ổn định, đồng thuận chung của xã hội, cộng đồng. Như vậy, về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận của công dân ở Việt Nam đã được quy định toàn diện, đầy đủ, với những nội dung cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống.

Thực tiễn, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng và có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân. Đồng thời, bị xử lý nghiêm mọi hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, như: Gần đây, ngày 24/3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, sử dụng mạng xã hội (facebook, youtube…) nhiều lần tổ chức livestream trên mạng internet, thực hiện hành vi vu khống, làm nhục người khác và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân, đã bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh, ra Lệnh bắt tạm giam để điểu tra xử lý hành vi vi phạm quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Như vậy, bài viết của Lynn Huỳnh, là lập lờ, đánh lận con đen, lấy sự kiện của bà Nguyễn Phương Hằng để quy kết cho tình hình vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, là hết sức xảo trá và thâm độc, hòng gây lẫn lộn trắng đen, phá hoại niềm tin của quần chúng nhân dân vào thực hiện các quyền đã được hiến định trong hiến pháp, nhất là quyền tự do ngôn luận./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét