Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA – GIÁ TRỊ CỦA NHÂN LOẠI TIẾN BỘ

 

Thời gian vừa qua, trên trang Baotiengdan.com, có bài viết: Sự phá sản của “Đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa”” của Mạc Văn Trang với nội dung phủ nhận giá trị và thực tiễn xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là quan điểm sai trái nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, vì vậy cần đấu tranh bác bỏ.

Một là, Mạc Văn Trang đã không hiểu bản chất của xã hội được phản ánh qua lối sống. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, lối sống thuộc hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định. Lối sống phản ánh các hoạt động sống cơ bản của con người trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều có đặc trưng riêng biểu hiện thông qua lối sống của cá nhân và xã hội. Bởi vậy, bản chất xã hội như thế nào thì có lối sống tương ứng đặc trưng cho xã hội ấy. Mặt khác, giai cấp công nhân lãnh đạo tiến hành cách mạng xã hội là cuộc cách mạng triệt để, toàn diện nhất trên các mặt, trong đó có lãnh đạo xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa. Lối sống của giai cấp công nhân hướng tới là lối sống nhân văn, nhân đạo, tiến bộ hơn gắn với công cuộc xây dựng con người mới, lối sống mới – lối sống xã hội chủ nghĩa, là nấc thang tiến bộ của nhân loại. Thực chất xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, bản chất của xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Đây là điều mà Mạc Văn Trang đã không nhắc tới khi nhấn mạnh bản chất lối sống xã hội chủ nghĩa khác với bản chất của lối sống tư bản chủ nghĩa.

Hai là, Mạc Văn Trang đã phản ánh không đầy đủ về bản chất lối sống và thực tiễn xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực tiễn phát triển xã hội đã chứng minh lối sống mang tính chủ thể, tiêu chí lối sống gắn với đặc trưng giai cấp. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, mỗi giai cấp thống trị đều quan tâm xây dựng một lối sống đặc trưng gắn với một chế độ xã hội mang tính chất của giai cấp ấy nên xuất hiện các lối sống khác nhau theo nấc thang phát triển: lối sống phong kiến, lối sống tư bản chủ nghĩa, lối sống xã hội chủ nghĩa. Sự so sánh về lối sống tư bản chủ nghĩa với lối sống xã hội chủ nghĩa của Mạc Văn Trang phản ánh trong bài là đúng nhưng chưa đủ, Y đã cố tình gạt bỏ đi yếu tố quan trọng nhất quy định sự khác biệt ấy: là yếu tố quy định do bản chất giai cấp thống trị quyết định. Điều này, tạo ra sự khác nhau về bản chất xã hội của lối sống.

Ở Việt Nam, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình cải biến không ngừng trên mọi lĩnh vực xã hội trong đó có lối sống mới – lối sống xã hội chủ nghĩa. Lối sống đó, kế thừa giá trị tốt đẹp truyền thống dân tộc nhưng được bổ sung giá trị tinh hoa của nhân loại, mang bản chất giai cấp công nhân gắn với xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Lối sống đó, không phải tự phát hình thành mà là quá trình rèn luyện, trau dồi, gian khổ của con người, nhóm xã hội. Đây cũng là một nội dung đấu tranh giai cấp giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, giữa sự khẳng định chủ nghĩa xã hội với sự phủ định chủ nghĩa xã hội. Mặc dù, còn có hạn chế nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo lên cơ đồ, tiềm lực, vị thế uy tín của Việt Nam hiện nay. Thực tiễn này, đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc cho rằng giá trị lối sống chủ nghĩa xã hội là “những khẩu hiệu”, “những lời răn dạy” “được tô vẽ, ảo tưởng, duy ý chí, áp đặt” mà Mạc Văn Trang đang rêu rao.

Cho dù Mạc Văn Trang và những kẻ như Y đã tán phát những luận điểm phủ nhận bản chất ưu việt của đạo đức, lối sống, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đang tiến hành, nhưng chúng ta tin tưởng rằng, người dân Việt Nam cùng nhân loại tiến bộ sẽ xây dựng thành công lối sống xã hội chủ nghĩa và luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để mắc mưu các thế lực thù địch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét