Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

Ai mất niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Chỉ có thể là những kẻ tay sai, phản động

 

Trên trang Quyenduocbiet.com, Trần Văn đăng bài “Con người không có chỗ trên con đường xây dựng CNXH”. Thông qua bài viết Y đã xuyên tạc và lộng ngôn cho rằng “việc xây dựng chủ nghĩa xã hội diễn ra theo hướng không chỉ bất nhân mà còn bất trí, bất nghĩa, bội tín”. Tuy nhiên, thực tế đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu bịa đặt của Trần Văn.

1. Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng, là khát vọng của dân tộc và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường duy nhất của cách mạng Việt Nam vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; qua đó, lập nên những chiến công oanh liệt, những thắng lợi vẻ vang và đạt được những thành tựu phát triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đó là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 “long trời lở đất”, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á; là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tích cực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo đúng tình hình; kịp thời đề ra đường lối đổi mới trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực tiễn khẳng định, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Việt Nam là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Đặc biệt, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đều hướng vào thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

2. Những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới của Việt Nam không những được nhân dân ta ghi nhận, mà còn được cộng động quốc tế đánh giá cao.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội… Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam là rất sáng rõ, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, không thế lực đen tối nào có thể phủ nhận đượcTheo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2021 mặc dù bị tác động bởi đại dịch Covid-19, nhưng GDP Việt Nam đạt khoảng 368 tỷ USD, đứng thứ 5 trong khu vực và thứ 41 trên thế giới; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.743 USD; nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Nhận xét về Việt Nam, tờ báo cánh tả People’s World của Mỹ, ngày 25/01/2021 cho rằng: “Sở dĩ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự chú ý của quốc tế vì Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế, trở thành quốc gia hùng mạnh cả về kinh tế và ngoại giao”. Tờ The Straits Times nhật báo tiếng Anh, được xuất bản tại Singapore, ngày 22/02/2021 khẳng định: “Vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế đã gia tăng trong những năm gần đây. Trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, Việt Nam đã dẫn dắt tổ chức khu vực này vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng Covid-19 và giúp kinh tế toàn khu vực (RCEP) vượt qua vạch đích để ký được hiệp định. Việt Nam cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021”. Đài truyền hình KBS của Hàn Quốc bình luận: “Việt Nam sau một thời gian lao khổ, hôm nay đứng dậy sáng lòa cùng nhân loại. Việt Nam ngẩng cao đầu, tự hào hòa đồng và đi lên cùng nhân loại”.

Với những con số biết nói trên, mỗi người dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của những kẻ phản động, hại dân, hại nước như Trần Văn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét