Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

Hiện thực kinh tế Việt Nam đã bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Đỗ Ngà!

 

Mới đây, trên trang Quyenduocbiet. com, có bài viết: “Dẫn dân tộc chạy theo những ảo vọng” của Đỗ Ngà đã cố tình phủ nhận thành quả của nền kinh tế và chiến lược phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nội dung của bài viết không chỉ phản ánh góc nhìn tiêu cực, nhận định đánh giá không toàn diện, khách quan về hiện thực tăng trưởng mà còn thể hiện sự suy đoán cảm tính của Đỗ Ngà về triển vọng phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bởi vậy, cần đấu tranh và làm sáng tỏ ở những vấn đề sau:

Một là, hiện thực nền kinh tế Việt Nam đã khẳng định những mục tiêu kinh tế mà Đảng, Chính phủ xác định là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Đỗ Ngà cho rằng nền kinh tế Việt Nam “cũng đang lạc lối chứ không chỉ lạc hậu” và hoài nghi Đảng, Chính phủ Việt Nam “đang lạc lối trong vấn đề ra chiến lược phát triển đất nước”, Y cho rằng “thu hút cho nhiều FDI thì cái được của Việt Nam vẫn là con số không tròn chĩnh” là hoàn toàn sai sự thật. Thực tiễn cho thấy, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và tăng cường thu hút, nâng cao hơn nữa hiệu quả FDI, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP; Nghị quyết số 43/2022/QH 15 nhằm mục tiêu ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến – mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Nhờ vậy, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp liên tục vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, từ 2,1% năm 1989 lên 22,3% năm 2020 và trong khi hầu hết các định chế tài chính thế giới đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, thì Việt Nam lại là ngoại lệ khi WB nâng dự báo tăng trưởng từ 5,5% lên 5,8% trong năm nay. Qua các dự án FDI vào Việt Nam đã có nhiều công nghệ mới, hiện đại được du nhập vào, nhiều ngành nghề, sản phẩm mới được tạo ra với công nghệ hiện đại, chất lượng tạo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, xử lý tốt bài toán phòng, chống Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội, trở thành điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, hoàn toàn tương phản với sự trì trệ và suy thoái của một số nền kinh tế lớn trên thế giới. Kết quả này, đã bác bỏ nhận định “nhìn tổng thể nền kinh tế là vẫn không thể làm gì để ngoi lên”; “tìm mục tiêu ảo vọng cho nền kinh tế” của Đỗ Ngà, bởi chính Y cũng thừa nhận: “Tất nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn tạo ra được những ông lớn hiếm hoi có thể cạnh tranh với đối tác nước ngoài”.

Hai là, nền kinh tế Việt Nam có triển vọng phát triển theo các mục tiêu đã đặt ra năm 2045 và trong những năm kế tiếp. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc về triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn, Giáo sư Cốc Nguyên Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc bày tỏ lạc quan và kỳ vọng việc hiện thực hóa các mục tiêu theo lộ trình mà Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố về chính trị, thể chế, xã hội, công nghệ để hội nhập toàn cầu, bắt nhịp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển trí tuệ nhân tạo, kinh tế số. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Mỹ nhận định: Việt Nam đang trở thành cường quốc kỹ thuật số mới ở Đông Nam Á; chuyên gia Richard Heydarian, Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Stratbase ADR (ADRi) cũng khẳng định, Việt Nam từ một quốc gia từng phải vật lộn với nhiều thập niên chiến tranh tàn khốc, đã vươn mình trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng nhờ áp dụng các công nghệ số mới. Một số ngành công nghiệp của Việt Nam đang số hóa rất nhanh, cho thấy tiềm năng lớn của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm tới. Điều này, khẳng định luận điệu Việt Nam “lại tiếp tục “đuổi hình bắt bóng” tiếp” trong thực hiện mục tiêu kinh tế đến năm 2045 của Đỗ Ngà là sự suy diễn lệch lạc.

Chúng ta khẳng định những mục tiêu về kinh tế tầm nhìn đến năm 2045 của Đảng, Chính phủ xác định là đúng đắn! Mọi người dân Việt Nam cần tin tưởng phấn đấu đạt được các mục tiêu đó và không ngừng nêu cao cảnh giác đấu tranh kiên quyết với những kẻ chuyên lợi dụng mạng xã hội để phát tán những thông tin công kích, chống phá Việt Nam, tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động gây hoang mang tâm lý, gieo rắc sự hoài nghi về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam như Đỗ Ngà./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét