Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

SAO LẠI TRÁO TRỞ ĐẾN MỨC BỈ ỔI NHƯ VẬY?!

 

Thông qua bài viết này, Tân Phong đã đánh tráo khái niệm, gây mối hoài nghi về quy định trong tiến trình xét xử ở các phiên tòa, từ đó làm giảm niềm tin của nhân dân đối với pháp luật và cơ quan thực thi pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần khẳng định:

1. Hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam luôn diễn ra đúng quy định của pháp luật, không ai có thể phủ nhận

Mở đầu bài viết, Tân Phong đã khẳng định như đinh đóng cột: “Hà Nội đem những người bất đồng chính kiến, phản đối tệ tham nhũng, quan liêu và sai phạm của quan chức CSVN như ông Lê Dũng Vova, Trịnh Bá Phương…ra xét xử trong phiên tòa không có sự tham gia của báo chí. Thậm chí, thân nhân của người bị xét xử cũng không được tham gia….Hầu hết những phiên tòa xét xử người bất đồng chính kiến, đấu tranh vì nhân quyền….ở Việt Nam đều như vậy”

Điều này, chắc Tân Phong cũng hiểu: Trong Nhà nước pháp quyền tính thượng tôn pháp luật là đặc trưng bản chất, là yêu cầu tối thượng; mọi người từ quan chức chính phủ đến người dân thường đều bình đẳng trước pháp luật, đều phải tuyệt đối tuân thủ và chấp hành nghiêm pháp luật.

Quay lại câu chuyện tại phiên tòa phúc thẩm xét xử đối với bị can Lê Dũng Vova vừa qua mà Tân Phong cho rằng: “Trong phiên tòa không có sự tham gia của báo chí. Thậm chí, thân nhân của người bị xét xử cũng không được tham gia…”. Đây là một giọng điệu của những kẻ “tráo trở”, “ngậm máu phun người”, “thay đen đổi trắng” giữa thanh thiên bạch nhật, nhằm mục đich bóp méo tiến trình hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam!

Tội danh của bị can Lê Dũng Vova chắc mọi người đã rõ! vậy mà Tân Phong vẫn cao giọng tung hô rằng, ông Lê Dũng đã có công trong việc: “Phản đối tệ tham nhũng, quan liêu và sai phạm của quan chức”. Vậy, chúng ta hãy cùng xem những “thành tích” của bị can mà Y cho đó là có công! Lê Dũng Vova bắt đầu các hoạt động chống đối từ năm 2011. Đối tượng thường xuyên lợi dụng các vụ việc phức tạp để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, kêu gọi tẩy chay chế độ, chỉ trích, chống phá Đảng. Ví dụ: Khi dư luận báo chí, mạng xã hội râm ran chuyện “cả họ làm quan”, chỉ trích ông Triệu Tài Vinh, khi đó là Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang thì Dũng vừa có các bài viết nhắm vào ông Triệu Tài Vinh, vừa quy kết, suy diễn “lỗi do chế độ”. Y cho rằng, dưới chế độ cộng sản, chỉ “đẻ” ra những sản phẩm “cả họ làm quan”, không có chỗ cho người nghèo, người giỏi tiến thân.

Hay trong vụ án tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, Lê Văn Dũng cùng nhiều đối tượng chống đối trong, ngoài nước đã liên hệ với số đối tượng cốt cán của “Tổ đồng thuận” để “hỗ trợ pháp lý”, hướng dẫn cách thức đăng tải, cập nhật tình hình Đồng Tâm; viết đơn, thư gửi các tổ chức quốc tế, chính giới các nước nhằm kêu gọi sự hỗ trợ. Và cũng chính nhờ các buổi livestream đó mà những đối tượng chống đối có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ các thế lực phản động để phạm tội giết người, chống người thi hành công vụ. Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ của Lê Dũng Vova trong suốt 20 năm “đi lạc” và những vụ diễn trò của ông ta. Ấy vậy mà Tân Phong có thể cho đó là có công trong việc phản đối tệ tham nhũng, quan liêu và sai phạm của quan chức?!

2. Lợi dụng việc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đưa ra đề nghị xử phạt nặng những nhà báo ghi hình, quay phim, livestream ở các phiên tòa mà chưa được sự đồng ý của tòa án. Y đã quy kết: “…Một chế độ đã không còn chút mẩu vụn tư cách Đạo Đức nào để chính danh. Thứ đảm bảo cho sự cai trị là tàn bạo của chế độ này còn tồn tại là bạo lực và tuyên truyền dối trá. Chúng không cần luật pháp nữa”

Tôi nghĩ, chắc Tân Phong đang mưu sinh ở nơi xứ người – nơi mà những nhà “dân chủ vì tiền” như Y vẫn cho đó là mảnh đất mầu mỡ, mảnh đất với một nền dân chủ không giới hạn, ở đó con người được thỏa sức tự do làm những điều mình thích, ngay cả khi pháp luật không cho phép! Tuy nhiên, Tân Phong hãy nhìn xem các nước ở Châu Âu họ quy định về việc này như thế nào. Cụ thể: Theo thông tin từ trang web của Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (CVRIA), tòa tự phát trực tuyến các phiên xử nhưng sẽ có chỉ định theo tính chất vụ án. Song, tương tự như việc công chúng tham gia trực tiếp phiên điều trần bị cấm ghi hình, người xem trực tuyến cũng bị cấm tải xuống hoặc ghi lại video dưới bất kỳ hình thức nào, dù là toàn bộ hay một phần, dù chỉ có hình ảnh hay âm thanh.

Còn ở Mỹ, cũng quy định cấm chụp ảnh, quay phim ở các phiên tòa khi không được phép, dù quy định cụ thể khác nhau theo từng bang. Theo thông tin từ trang web của tòa án ở bang California hay Minnesota, trừ các trường hợp được cho phép, còn lại không được chụp ảnh, ghi hình hay phát sóng phiên tòa.

Như vậy, với minh chứng trên đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của Tân Phong. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác không để mắc mưu hèn, kế độc của Tân Phong, càng không nên tin vào những lời lẽ sặc mùi kích động và phản động của Y./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét