Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

Cần nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về giáo dục ở Việt Nam

 

Những ngày vừa qua, hệ thống các nhà trường trong cả nước đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học 2022 – 2023. Tại Việt Nam, ngày khai giảng không chỉ có ý nghĩa bắt đầu năm học mới, mà còn là ngày hội của toàn dân đưa trẻ đến trường. Vậy nhưng, với những kẻ có trái tim “không cùng nhịp đập” với dân tộc, mọi điều tốt đẹp, đều bị chúng xuyên tạc, hướng lái theo chiều hướng tiêu cực; nhằm bôi nhọ, phủ nhận thành tựu của nền giáo dục Việt Nam; xuyên tạc chủ trương, đường lối và phủ nhận vai trò của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp giáo dục. Trong bài viết “Nền giáo dục”đạo tặc””, với lối suy diễn, nhìn thiển cận và ác ý, Đỗ Ngà đã quy chụp tất cả hạn chế của nền giáo dục Việt Nam là do “chi ngân sách quá thấp”, “Đảng Cộng sản xem giáo dục chẳng ra gì”. Điều này cho thấy, Đỗ Ngà đã cố tình phủ nhận thành tựu giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng bất mãn, chống đối Đảng, chính quyền.

Thứ nhất, không phải cứ chi nhiều tiền sẽ có chất lượng giáo dục cao.

 Chất lượng giáo dục được tạo thành bởi nhiều yếu tố như: phương hướng phát triển, mục tiêu hướng tới; chất lượng đội ngũ giảo viên và cán bộ quản lý giáo dục; cơ chế, chính sách, môi trường giáo dục; nguồn tài chính… Trong đó, nguồn tài chính có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục. Tuy nhiên, tiền bạc là điều kiện cần, chứ không phải là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.

Những năm gần đây, Phần Lan là quốc gia được đánh giá là thành công trong lĩnh vực giáo dục, luôn dẫn đầu trong phát triển giáo dục, học sinh nước này luôn đứng đầu trong các cuộc thi của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), thế nhưng tiền bạc quốc gia này dành cho giáo dục chỉ ở mức trung bình so với các nước tham dự cuộc thi PISA, thua xa các nước như Mêxico, Chi Lê, Trung Quốc…

Thực tế đó cho thấy không phải cứ đầu tư tiền bạc nhiều là sẽ có chất lượng giáo dục cao nếu không có tầm nhìn và phương pháp đúng. Nên việc cho rằng chất lượng giáo dục Việt Nam hạn chế là do “chi ngân sách quá thấp” chỉ là lối suy nghĩ thiển cận của Đỗ Ngà.

Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, có đến 95% dân số không biết chữ. Xác định tầm quan trọng của giáo dục, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề “diệt giặc dốt” và xác định đây là một trong 6 nhiệm vụ cấp bách của nước ta lúc bấy giờ.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục của Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển của đất nước. Nước ta đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; giáo dục mầm non đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi và giáo dục phổ thông có chuyển biến tích cực, được thế giới công nhận. Đối với những nhóm yếu thế trong xã hội, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để bảo đảm việc tiếp cận giáo dục.

Việt Nam là nước đầu tư cho giáo dục cao trên thế giới, có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011-2020, trung bình đạt khoảng 17 – 18%, có năm gần 19%. So với Mỹ (13%), Indonesia (17,5%), Singapo (19,9%)…, mức chi ngân sách nhà nước của Việt Nam là không thấp. Tính theo tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức chi cho giáo dục của nước ta hằng năm tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, còn cao hơn các nước khác trong khối ASEAN: Campuchia 1,9%, Singapo 2,9%, Lào 3,3%.

Cùng với đó, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Trong các kỳ thi Opympic quốc tế: Toán, Hóa học, vật lý, Sinh học, Tin học… các thí sinh cảu Việt Nam đều đạt giải cao. Tháng 11/2021, Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021-2025. Những nỗ lực phát triển giáo dục của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm lãnh đạo, đầu tư nguồn lực, kinh phí thỏa đáng cho giáo dục. Chứ không phải như sự xuyên tạc của Đỗ Ngà rằng “Đảng Cộng sản xem giáo dục chẳng ra gì”, “đầu tư kinh phí cho giáo dục thấp”.

Để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập quốc tế thì cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, huy động các nguồn lực cho giáo dục; tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đồng thời, tích cực khắc phục những hạn chế, yếu kém; bên cạnh đó, cần tiếp thu, cập nhật các tri thức, giá trị tiến bộ về giáo dục của thế giới. Mặt khác, cần phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận thành quả của nền giáo dục Việt Nam./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét