Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

Nguyễn Quang Dy: “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”

 

Thứ nhất, Y cho rằng, Việt Nam đã đổi mới “vòng một” thành công từ năm 1986, chuyển đổi nền kinh tế “tập trung” (centralized) và “bao cấp” (subsidized) thành kinh tế thị trường, nhưng còn bất cấp vì vẫn giữ cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nay động lực đổi mới đã hết đà, cần đổi mới “vòng hai”, không chỉ về kinh tế mà còn về thể chế chính trị.

Chúng ta đều biết đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất và mục tiêu xã hội chủ nghĩa; đổi mới nhằm tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản; bằng những quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn này, Đảng từng bước hoàn thiện nhận thức về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong các quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; khẳng định tiếp tục thực hiện “phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức mạnh chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thực tiễn sau hơn 35 năm đổi mới ở nước ta cho thấy, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được Đảng ta đặc biệt quan tâm và giải quyết đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, đây cũng là khâu đột phá trong đổi mới tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng. Theo dữ liệu World Economic League Table 2022 của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới vào năm 2036. Cụ thể, năm 2021, Việt Nam đứng thứ 41 thế giới về quy mô kinh tế và dự báo năm 2022 sẽ tăng 5 bậc lên vị trí thứ 36. Đến năm 2026, CEBR dự báo Việt Nam sẽ lọt tốp 30 nền kinh tế lớn nhất, năm 2031 sẽ đứng thứ 24 và năm 2036 vươn lên đứng thứ 20. Đạt được điều này là do có sự lãnh đạo đúng đắn, khoa học của Đảng nên đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo nhân dân. Cùng với bảo đảm sự phát triển đồng bộ của cả kinh tế và chính trị, thực tiễn đất nước và quốc tế luôn được Đảng lấy làm tiêu chuẩn để điều chỉnh mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Quan điểm này tiếp tục chỉ đạo, soi sáng việc đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong thời gian tới của Đảng ta. Điều này hoàn toàn không như những gì mà Nguyễn Quang Dy xuyên tạc.

Thứ hai, Nguyễn Quang Dy còn cho rằng: “trong khi bảo tồn văn hóa truyền thống, Việt Nam cần thay đổi tư duy và hệ quy chiếu theo hướng phi truyền thống” (unconventional). Điều này thực chất là nhằm phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Việt Nam là một đất nước với mấy nghìn năm lịch sử, đã tạo ra và phát huy được giá trị, bản sắc văn hóa riêng, làm nên hồn cốt của dân tộc; đồng thời, tiếp thu và đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại. Đảng ta xác định, xây dựng và phát triền nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, coi đây là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Từ những khái quát đó cho thấy, nhận thức của Đảng ta về văn hóa đã được bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Như vậy, luận điệu trong bài viết của Nguyễn Quang Dy là sự xuyên tạc, chống phá quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, dân tộc. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật, mưu đồ đó không thể lừa gạt được người dân Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét