Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA TRẦN CÔNG LUÂN

 

Trên trang “Quyenduocbiet”, Trần Công Luân đăng bài Nhân quyền – Tù nhân Chính Trị – Tù nhân Lương Tâm. Bài viết cho rằng: “Khi sự áp bức của cộng sản tới mức độ họ không còn chịu đựng nổi thì sự phản kháng bộc phát. Họ bị nhà nước bắt giam và coi đó là: những tù nhân lương tâmNội dung bài viết là những luận điệu xuyên tạc, âm mưu thâm độc, nham hiểm, phản động nhằm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà Trần Công Luân nên trên là sự lắp ghép khiên cưỡng yếu tố đạo đức vào khái niệm pháp lý. Tù nhân là cụm từ dành cho những người có hành vi vi phạm pháp luật, bị tòa án tuyên là có tội và phải chịu hình phạt tù theo quyết định có hiệu lực của tòa án. Việc một người bị phạt tù là hậu quả tất yếu khi người đó có hành vi phạm tội đã được quy định trong bộ luật hình sự, bị điều tra, truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh tại tòa án. Cho nên những người này không thể được gọi là “tù nhân lương tâm”.

Tại Việt Nam cũng như ở bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không như sự xuyên tạc của Trần Công Luân về cái gọi là việc bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử đối với những đối tượng vi phạm pháp luật là đàn áp những người “bất đồng chính kiến” hay giam giữ “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị”. Qua đó, biến những kẻ vi phạm pháp luật thành nạn nhân, dễ bề đánh lừa dư luận trong và ngoài nước.

Thực tế những phiên tòa xét xử công khai, nghiêm minh, các đối tượng vi phạm đều thừa nhận có hành vi vi phạm pháp luật. Việc các cơ quan chức năng tiến hành khởi tố, điều tra, xét xử công khai là việc làm cần thiết của một Nhà nước pháp quyền có chủ quyền nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hại cho xã hội. Hơn nữa, tại tòa, những đối tượng vi phạm này đều công khai chấp nhận các kết luận của tòa về những tội danh của mình.

Việc xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật không chỉ ở Việt Nam, mà tại Singapore, các hành vi tuyên truyền kích động nhằm mục đích chống phá nhà nước, tung tin giả mạo, thao túng môi trường trực tuyến, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng, mức phạt lên tới 100.000 SGD hoặc thời hạn tù 10 năm. Hoặc kể từ ngày 1/1/2018, các trang mạng xã hội ở Đức nếu để người dùng đăng tải những nội dung, thông điệp mang tính thù hận dân tộc, gây nguy hại đến an ninh quốc gia, lợi ích đất nước đều bị xử lý với nhiều hình thức tùy thuộc vào tính chất, mức độ…

Do đó, mọi hành vi đi ngược với lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị pháp luật các nước ngăn cấm. Việc tuân thủ pháp luật, thượng tôn pháp luật của mọi tổ chức, mọi công dân là tất yếu. Đó cũng chính là cách để Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi công dân.

Vì vậy, cần khẳng định rằng: Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” hay “tù nhân chính trị” như quan điểm sai trái mà Trần Công Luân rêu rao, mà chỉ có những đối tượng vi phạm luật pháp bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, kịp thời đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét