Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

 

Gần đây, trên trang Vietnamthoibao, Phạm Đình Bá có bài “Kinh tế phi thị trường tác hại dân thế nào’’? Bài viết này tiếp tục luận điệu gặm nhấm một chiêu bài cũ rích: Xuyên tạc, bóp méo, vu cáo quan điểm, đường lối phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, đồng thời nói xấu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên sự thâm hiểm của bài viết này được thể hiện với cái giọng điệu thâm thù, vu khống, bịa đặt, bôi nhọ của Phạm Đình Bá.

          Thực tế xây dựng đất nước trong gần 40 năm đổi mới vừa qua và định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới đã vạch trần những sự xuyên tạc, những nhận thức sai lầm nói trên.

Thứ nhất, ngày 5/8/2024 vừa qua, Costa Rica là quốc gia thứ 73 chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Trước đó, các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand… cũng lần lượt công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là minh chứng cho đường lối đúng đắn mà Đảng, Nhà nước ta đã lựa chọn và kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua.

Thứ hai, kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, không phải là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng kinh tế thị trường làm cơ sở cho sự tồn tại, vận động, phát triển của mình. Đến nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế thị trường ở các nước tư bản phát triển như: kinh tế thị trường tự do ở Mỹ, kinh tế thị trường xã hội ở Đức, kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi ở Thụy Điển… dù ở mức độ khác nhau, đều có định hướng xã hội. Đây là xu hướng tiến bộ, là những mầm mống của chủ nghĩa xã hội trong lòng các nước tư bản phát triển. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mô hình này sử dụng cả kinh tế thị trường và cả kinh tế tư bản chủ nghĩa để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhất là ở các nước phát triển hiện nay, nhà nước tạo khung pháp luật cho cạnh tranh; bảo vệ, thúc đẩy, tôn trọng cạnh tranh lành mạnh; ngăn ngừa, hạn chế độc quyền cản trở cạnh tranh và chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh; điều tiết và giải quyết các thất bại của thị trường. Có thể khẳng định, trong tất cả các nền kinh tế thị trường trên thế giới hiện nay, đều có hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường và có vai trò quản lý của nhà nước. Nhà nước vừa bảo đảm, tôn trọng, tạo môi trường hoạt động cho các quy luật kinh tế thị trường; vừa hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực, tự phát do các quy luật kinh tế thị trường gây ra; giữ môi trường ổn định cho phát triển kinh tế và hướng sự phát triển kinh tế vào các mục tiêu xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, quan tâm đến an sinh xã hội.

Thứ tư, thực tiễn quá trình đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, về cơ bản đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế như: Đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tự do sản xuất, kinh doanh, lưu thông những hàng hóa mà pháp luật không cấm, các chủ thể kinh tế cạnh tranh bình đẳng, hệ thống thị trường phát triển ngày càng đồng bộ; vai trò của nhà nước về quản lý kinh tế đã đổi mới, quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng nguồn lực kinh tế của nhà nước, không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường.

Qua gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là về phát triển kinh tế. Thành quả đạt được trong thực hiện chiến lược 10 năm 2011-2020 và trong nhiệm kỳ 2016-2021 đã góp phần quan trọng tô đậm thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau nhiều năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Có thể khẳng định, Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện….

Với cách nhìn toàn diện, hệ thống, khách quan, khoa học và thực tiễn qua gần 40 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Vì vậy mọi luận điệu xuyên tạc, bóp méo của Phạm Đình Bá về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta cần kiên quyết đấu tranh, vạch trần âm mưu đen tối, ngăn chặn, không lan truyền, cổ súy những thông tin xấu độc trên không gian mạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét