Thứ Hai, 4 tháng 9, 2023

Phê phán quan điểm của Đỗ Kim Thêm “Bàn về khái niệm Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa”

 

Mục đích của sa thải là quyết định cuối cùng của doanh nghiệp với nhân viên trong trường hợp nhân viên đó làm việc không hiệu quả, vi phạm chính sách công ty, hoặc cũng có thể nguyên nhân từ phía doanh nghiệp khi ban lãnh đạo quyết định cắt giảm chi phí và thu hẹp bộ máy nhân sự, hoặc khó khăn về tài chính. Bởi chìa khóa thành công của một công ty hay một doanh nghiệp là không ngừng đổi mới, sáng tạo. Do vậy, việc sa thải nhân viên có năng lực hạn chế, không đổi mới, sáng tạo là việc làm bình thường không phải là “thay máu công ty hay thay văn hóa của công ty” như Nguyễn Huy Vũ đăng trên trang “Viettan”.

Như chúng ta đã biết, xét về góc độ pháp lý và quản lý doanh nghiệp, kỷ luật lao động là một yêu cầu khách quan và tất yếu để xây dựng kỷ cương, nề nếp trong công việc. Áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động là quyền mà pháp luật lao động cho phép người sử dụng lao động trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp, trong đó, sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc nhất, gây ra hậu quả nặng nề nhất đối với người lao động. Sa thải nhân viên là điều mà không công ty, doanh nghiệp nào mong muốn, bởi đây không chỉ là sự tổn thất về nhân sự, mà còn ảnh hưởng đến uy tín và tài chính của công ty.

Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế nhạy cảm khi nhiều tập đoàn công nghệ của thung lũng Silicon đang phải lèo lái qua một giai đoạn tăng trưởng khá yếu, khiến nhiều tập đoàn buộc phải sa thải hàng nghìn nhân viên. Mặc dù làn sóng sa thải nhân viên công nghệ đã nhen nhóm suốt từ nhiều năm nay nhất là khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Do đó, việc xác định giá trị và mục tiêu của công ty sẽ giúp cho nhân viên hiểu rõ hơn về những gì công ty đang muốn đạt được và giúp họ đóng góp vào mục tiêu đó. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực. Một văn hoá doanh nghiệp lành mạnh là cực kỳ quan trọng trong thời kỳ các công ty đang phải đương đầu với nhiều thách thức. Việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực sẽ giúp giữ chân nhân viên quan trọng và giúp công ty vượt qua những khó khăn trong thời gian tới. Việc sa thải nhân viên cũ kém chất lượng, không có nghĩa là thay đổi văn hóa của công ty, hay nói một cách rộng hơn là thay đổi văn hóa của một dân tộc.

Trong bài viết của Nguyễn Huy Vũ còn cho rằng “chính quyền Việt Nam yếu chứ không phải mạnh, không có khả năng bảo đảm việc thi hành chính sách giáo dục như mong đợi và làm cho văn hóa Việt Nam truyền thống đang dần biến mất”, đó là những nhận định phiến diện, không đúng.

Như chúng ta đã biết, văn hóa là sản phẩm của lịch sử và là phương thức tồn tại của một dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam luôn mang trong mình những yếu tố lịch sử, truyền thống, tâm lý gắn với các biểu tượng, phong tục, tập quán của một cộng đồng dân tộc. Cùng với việc giáo dục những phẩm chất mới của con người và văn hóa hiện đại, phải đặc biệt quan tâm giáo dục và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, coi đó là giá đỡ tinh thần cho việc hiện đại hóa văn hóa, chăm lo xây dựng con người Việt Nam “Giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng. Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng còn nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về văn hóa”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh”.

Như vậy, có thể khẳng định rằng những quan điểm của Nguyễn Huy Vũ đăng trên Viettan.org là hoàn toàn phiến diện và sai sự thật. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân yêu nước Việt Nam cần thống nhất cao về nhận thức, luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện rõ bản chất xấu xa của các thế lực thù địch, kiên quyết đấu tranh, vạch rõ âm mưu đen tối, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tình hình mới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét