Mới đây trên nhiều trang mạng phản động Phạm Trần đã phát tán bài viết: “94 năm có đảng – 94 năm mất tự do, tụt hậu”. Với nhiều luận điệu sai trái, xuyên tạc, y cho rằng “đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ”. Tuy nhiên, thực tiễn đất nước Việt Nam là minh chứng sinh động bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của Phạm Trần.
Thực tế cho thấy, từ khi thành lập đến nay, với đường lối đúng đắn và bản lĩnh của một Đảng cách mạng chân chính, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thành công cách mạng giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày càng đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam đã giành được độc lập, thống nhất; có nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tự quyết định con đường phát triển theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được xây dựng, mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, thực hành quản lý, điều hành xã hội bằng pháp luật. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng, đoàn kết, bảo vệ chế độ, thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước.
Với “xuất phát điểm” là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình. Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, khó lường, nhưng Việt Nam vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05% so với năm trước. Quy mô nền kinh tế ước đạt đạt 430 tỷ USD, đứng thứ 34 thế giới, thứ 5 Đông Nam Á. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD. Việt Nam được các tổ chức quốc tế lớn, uy tín trên thế giới đánh giá có nền kinh tế năng động, sáng tạo và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
Nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không ngừng được củng cố, phát triển, thực sự là nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Đến năm 2022, Chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam đạt 0,726 thuộc nhóm cao trên thế giới. Nhiều phong trào, cuộc vận động văn hóa được tổ chức có sức lan toả sâu rộng trong đời sống, tạo môi trường văn hóa, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việt Nam đã trở thành “Đất nước của những di sản”, với những con người cần cù, thông minh, sáng tạo, hiện đại, thân thiện, là điểm đến của bạn bè quốc tế. Văn hoá thực sự “soi đường cho quốc dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao. Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm so với thời hạn. Mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm. Việt Nam đã chủ động sản xuất nhiều loại vắc xin phòng bệnh; bào chế và sản xuất được các thuốc thông thường bằng nguyên liệu sẵn có; kiểm soát và ngăn ngừa được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thúc đẩy kinh tế phát triển,… được các tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới đánh giá cao. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 – báo cáo thường niên lần thứ 11 – vừa được công ty Gallup International công bố, Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.
Thực hiện hiệu quả phương châm: “Chủ động và tích cự hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Đến nay, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới , là thành của hơn 70 tổ chức quốc tế, nhất là của Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), v.v. Sự kiện Việt Nam được bầu vào Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) 2023-2027, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022-2026 với tín nhiệm cao là minh chứng rõ nét về uy tín, vị thế quốc tế cũng như vai trò là thành viên có trách nhiệm của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của toàn dân tộc, Việt Nam trở thành biểu tượng của nhân loại về thực hiện khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, trong một thế giới còn nhiều biến động. Đó là những minh chứng hùng hồn bác bỏ mọi xuyên tạc của Phạm Trần./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét