Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2024

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐẢNG

 

Mới đây, trên một số trang mạng phản động, Đào Tăng Dực tiếp tục tung tin vu cáo, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chia rẽ tình đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Y cho rằng tình trạng công tác cán bộ ở Công an nhân dân làm “lu mờ” và “kiểm soát” Quân đội nhân dân. Y đã lợi dụng, khoét sâu những bức xúc của nhân dân trước tình trạng một bộ phận cán bộ tham nhũng, tiêu cực; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… để tung ra những bài viết mang tính suy diễn, phiến diện một chiều, quy chụp mọi sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, cần phải được nghiêm trị.

Thực tế cho thấy: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập. Kế thừa, phát huy và vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự của dân tộc, kết hợp với nghệ thuật quân sự hiện đại, Quân đội nhân dân Việt Nam đã lập nên nhiều chiến công vang dội trở thành đội quân “quyết chiến, quyết thắng” chống kẻ thù xâm lược và gần một năm sau đó Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội cũng là ngày truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam. Công an nhân dân được lập ra để thực hiện nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân. Ngay từ khi thành lập, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài. Lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân cùng với các đoàn thể quần chúng, các tầng lớp Nhân dân đã bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc mít tinh lớn vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai lực lượng phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh chống phản cách mạng bên trong và sự can thiệp của các thế lực thù địch bên ngoài, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền non trẻ và Nhân dân. Hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Quân đội nhân dân cùng Công an nhân dân và Nhân dân cả nước nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, gây “chấn động địa cầu”, là một nét son tô thắm truyền thống phối hợp, hiệp đồng giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là hai lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gần 80 năm qua, kể từ khi ra đời đến nay, trải qua các giai đoạn cách mạng, được Đảng và Bác Hồ giáo dục, rèn luyện, được nhân dân đùm bọc, giúp đỡ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn, gian khổ đến đâu, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân luôn kề vai, sát cánh, đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và Nhân dân.

ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU TRƠ TRẼN “LIÊN MINH QUÂN SỰ MỸ – NHẬT – PHI VÀ SỰ CÔ ĐƠN NGUY HIỂM CỦA VIỆT NAM”

 

Một trong các sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận toàn thế giới trong tháng 4 năm 2024 vừa qua chính là sự kiện ngày 11/4/2024 diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa lãnh đạo ba nước Mỹ – Nhật Bản – Philippines. Hội nghị đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng về hợp tác giữa các bên liên quan, trong đó có vấn đề về liên minh quân sự giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines.

Bình luận về sự kiện này, trên trang mạng “quyenduocbiet”, Nguyên Anh đã đăng bài viết tựa đề “Liên minh quân sự Mỹ – Nhật – Phi và sự cô đơn nguy hiểm của Việt Nam”Bài viết, viện cớ sự liên minh quân sự giữa ba nước Mỹ, Nhật, Philippines để phê phán chủ trương không tham gia liên minh quân sự của Việt Nam là “sự cô đơn nguy hiểm”. Từ đó, “khuyên” Việt Nam cần thực hiện liên minh quân sự với Mỹ. Nguyên Anh còn cho rằng, điều kiện tiên quyết để trở thành “đồng minh của Mỹ” là: “Việt Nam bắt buộc phải là một quốc gia không cộng sản”Thực chất đây là những luận điệu trơ trẽn, nhằm xuyên tạc, công kích chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam, nhất là chủ trương “không tham gia liên minh quân sự”Đồng thời phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác đối ngoại quốc phòng. Cần khẳng định rằng, Việt Nam chủ trương “không tham gia liên minh quân sự” là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp và sáng suốt; là điều kiện quan trọng để giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, bởi lẽ:

Thứ nhất, quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa; củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Chính sách quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, kiên quyết không “trông chờ” sự “bảo hộ” của bất cứ một thế lực nào.

CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA ĐÀO TĂNG DỰC

 

Thời gian gầy đây, trên nhiều diễn đàn phản động đã đồng loạt phát tán bài viết Sách lược cải tổ hệ thống quân đội (The Armed Forces) của Đào Tăng Dực. Bài viết có nội dung xuyên tạc mối quan hệ gắn bó giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, kêu gọi “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là những luận điệu nguy hiểm, trực tiếp chống phá việc thực hiện chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại của Đảng, Nhà nước ta.

Thứ nhất, Đào Tăng Dực lớn tiếng cho rằng: công an giữ một vai trò vượt trội quân đội trong hệ thống quyền lực đảng CSVN. Luận điệu này xuất phát từ góc nhìn thiển cận, phân tích một cách vô căn cứ của Đào Tăng Dực về lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nó là sự tiếp nối, cố súy cho những âm mưu, thủ đoạn chia rẽ Quân đội nhân dân với Công an nhân dân của các thế lực thù địch. Mục đích là hướng tới tạo sự nghi kị, hiềm khích, gây bất ổn trong nội bộ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, từng bước làm suy giảm động lực, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân. Trước luận điệu nham hiểm này, chúng ta cần nhận thức rõ, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là thành phần trọng yếu, lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mối quan hệ giữa Quân đội nhân dân với Công an nhân dân là quan hệ đồng chí, đồng đội, cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu. Mối quan hệ này được tạo dựng, hun đúc từ truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam, từ quá trình giáo dục, rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; được thử thách, kiểm nghiệm trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Thực tiễn đã chứng minh, “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ”, luôn chung sức, chung lòng, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, kề vai sát cánh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tuy nhiên, do tính chất nhiệm vụ của mỗi lực lượng, nên tổ chức, biên chế của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có những nét khác biệt. Nhưng đó không phải là căn cứ để đánh giá lực nào là quan trọng hơn trong bộ máy quyền lực của Nhà nước. Nói công an giữ một vai trò vượt trội quân đội như Đào Tăng Dực là lộng ngôn, nói càn, phản khoa học. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích: Nhiệm vụ của Quân đội và Công an không thể rời nhau được vì nó đều có mục đích chung là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trị an cho nhân dân… Quân đội chuyên chống kẻ địch bên ngoài, Công an chủ yếu chống kẻ địch bên trong. Hai nhiệm vụ đó không tách rời nhau được và cũng không thể phân chia máy móc. Ghi nhớ lời dạy của Đại tướng, mỗi chúng ta cần chủ động nâng cao nhận thức, luôn cảnh giác đấu tranh vạch rõ bản chất của những luận điệu xuyên tạc, muốn chia rẽ mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa Quân đội nhân dân với Công an nhân dân.

Thứ hai, mượn cớ “thảo luận về vai trò của người quân nhân”, Đào Tăng Dực lớn tiếng kêu gọi “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp nối mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, Đào Tăng Dực kêu gọi mỗi quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam phải trung thành với tổ quốc, đứng về phía dân tộc, đối lập với mọi hình thức độc tài, quyết tâm đập tan mọi định chế độc tài. Những lời lẽ “hoa mĩ” đó của Đào Tăng Dực không che dấu được ý đồ kêu gọi tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; làm cho quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, suy yếu về chính trị, tiến tới bị vô hiệu hóa. Luận điệu của y – một lần nữa “nối giáo” cho âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, muốn làm “biến chất” Quân đội nhân dân Việt Nam – một đội quân vốn từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành một đội quân đi ngược lại lợi ích của Đảng, của nhân dân; từ đó dễ bề chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC HÌNH ẢNH VÀ PHỦ NHẬN CÔNG LAO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC, NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

Vừa qua, trên trang Facebook: Hội những người cầm bút can đảm, bút danh Trường Chinh đã đăng tải bài viết: “Hồ Chí Minh: người yêu nước hay một tên cơ hội?” với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh, hạ thấp công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vậy, cần khẳng định một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh là một người yêu nước! Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, cũng là động lực tinh thần lớn nhất giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh chịu đựng và vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chỉ rõ hướng đi, con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương về lòng yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường, đặt lên hàng đầu khí phách độc lập tự cường, hy sinh lợi ích cá nhân của mình vì lợi ích cho dân tộc. Lịch sử đã chứng minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ một nhà yêu nước chân chính vĩ đại trở thành một chiến sĩ cách mạng vô sản, thực hiện thành công sứ mệnh đánh đổ xã hội cũ đầy áp bức, bóc lột, bất công và xây dựng xã hội mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là sự thật không thể phủ nhận!

Thật vậy, từ năm 1911 đến năm 1920, trên chặng đường hiện thực khát vọng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đi đến các nước: Pháp, Mỹ, Anh… hoà mình vào cuộc sống của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa ra sức học tập, hoạt động cách mạng. Qua cuộc khảo sát thế giới, thấu hiểu bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản, tìm được con đường cách mạng Việt Nam. Những năm 1921-1930 là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và những quan điểm cách mạng của mình về trong nước và cũng là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc bổ sung, phát triển lý luận của mình về vấn đề dân tộc thuộc địa, về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Năm 1930, tại Cửu Long, Hồng Kông, Trung Quốc, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối, về lực lượng lãnh đạo trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Điều này, đã trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh: người yêu nước hay một tên cơ hội?” mà Trường Chinh và những kẻ tráo trở, lật lọng như Y còn mơ hồ không thể trả lời được!

Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng hiện thực khát vọng độc lập, tư do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Nhờ lựa chọn con đường cách mạng phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xác định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được đông đảo quần chúng, nhân dân lao động dưới ngọn cờ cách mạng tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đồng thời, khẳng định mỗi bước tiến, mỗi thành công của nhân dân ta, của Đảng ta trong những năm qua đều gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính trong những trích dẫn “phê phán” về sự “biện hộ” của Bùi Tín, Phạm Đình Trọng ở bài viết của bút danh Trường Chinh cũng đã mặc nhiên thừa nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh! Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng của Người để lại cho nhân dân ta vẫn còn sức sống bất diệt! Những tư tưởng và tình yêu thương của Người vẫn sáng chói, dẫn đường cho chúng ta bước tiếp trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mọi sự phủ nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước, nhân dân Việt Nam chỉ là sự suy diễn lố bịch, phi lý!

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC HÌNH ẢNH VÀ PHỦ NHẬN CÔNG LAO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC, NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

Vừa qua, trên trang Facebook: Hội những người cầm bút can đảm, bút danh Trường Chinh đã đăng tải bài viết: “Hồ Chí Minh: người yêu nước hay một tên cơ hội?” với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh, hạ thấp công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vậy, cần khẳng định một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh là một người yêu nước! Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, cũng là động lực tinh thần lớn nhất giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh chịu đựng và vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chỉ rõ hướng đi, con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương về lòng yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường, đặt lên hàng đầu khí phách độc lập tự cường, hy sinh lợi ích cá nhân của mình vì lợi ích cho dân tộc. Lịch sử đã chứng minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ một nhà yêu nước chân chính vĩ đại trở thành một chiến sĩ cách mạng vô sản, thực hiện thành công sứ mệnh đánh đổ xã hội cũ đầy áp bức, bóc lột, bất công và xây dựng xã hội mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là sự thật không thể phủ nhận!

Thật vậy, từ năm 1911 đến năm 1920, trên chặng đường hiện thực khát vọng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đi đến các nước: Pháp, Mỹ, Anh… hoà mình vào cuộc sống của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa ra sức học tập, hoạt động cách mạng. Qua cuộc khảo sát thế giới, thấu hiểu bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản, tìm được con đường cách mạng Việt Nam. Những năm 1921-1930 là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và những quan điểm cách mạng của mình về trong nước và cũng là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc bổ sung, phát triển lý luận của mình về vấn đề dân tộc thuộc địa, về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Năm 1930, tại Cửu Long, Hồng Kông, Trung Quốc, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối, về lực lượng lãnh đạo trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Điều này, đã trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh: người yêu nước hay một tên cơ hội?” mà Trường Chinh và những kẻ tráo trở, lật lọng như Y còn mơ hồ không thể trả lời được!

Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng hiện thực khát vọng độc lập, tư do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Nhờ lựa chọn con đường cách mạng phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xác định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được đông đảo quần chúng, nhân dân lao động dưới ngọn cờ cách mạng tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đồng thời, khẳng định mỗi bước tiến, mỗi thành công của nhân dân ta, của Đảng ta trong những năm qua đều gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính trong những trích dẫn “phê phán” về sự “biện hộ” của Bùi Tín, Phạm Đình Trọng ở bài viết của bút danh Trường Chinh cũng đã mặc nhiên thừa nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh! Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng của Người để lại cho nhân dân ta vẫn còn sức sống bất diệt! Những tư tưởng và tình yêu thương của Người vẫn sáng chói, dẫn đường cho chúng ta bước tiếp trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mọi sự phủ nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước, nhân dân Việt Nam chỉ là sự suy diễn lố bịch, phi lý!

Không thể phủ nhận giá trị của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

 

Trên trang “baoquocdan”, mới đây phát tán bài viết “Học tập đạo đức Hồ Chí Minh quan chức càng học càng hư, càng học càng ăn cắp” của Trà My. Nội dung bài viết vẫn là giọng điệu xuyên tạc, tuy không mới nhưng ẩn chứa nhiều ý đồ thâm độc, hòng bẻ cong mục đích, nội dung và ý nghĩa việc thực hiện các Chỉ thị, Kết luận về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đây là sự tấn công trực diện vào những vấn đề cốt lõi thuộc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Với việc mượn những sự kiện liên quan đến các vụ án trộm cắp, tham ô, tham nhũng của một phận cán bộ, đảng viên đã suy thoái, Trà My quy chụp rằng “học tập đạo đức Hồ Chí Minh, cán bộ càng học thì càng hư”, vì thế “việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là điều hoàn toàn không có lợi cho việc xây dựng và phát triển đất nước”. Rõ ràng, đây chỉ là sự suy diễn thiển cận, một chiều. Thực tế thì sao?

Trước hết, cần phải khẳng định: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, không thể thiếu đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta”[1].

Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng ta và nhân dân ta, soi sáng sự nghiệp cách mạng, dẫn dắt mỗi bước đi lên và thắng lợi của cách mạng Việt Nam; hơn thế còn dẫn đường cho nhân loại đi đến hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Xuyên suốt lịch sử hơn 93 năm xây dựng và phát triển của Đảng, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và ý nghĩa của việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng ta nêu ra và chỉ đạo từ rất sớm, bằng nhiều chỉ thị, nghị quyết, qua nhiều thời kỳ. Việc học và làm theo Bác theo từng nội dung của mỗi Chỉ thị, ứng với mỗi nhiệm kỳ Đại hội của Đảng đều là một cuộc vận động chính trị sâu sắc; là nhiệm vụ hết sức quan trọng, thường xuyên, không thể thiếu đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Điều đó không chỉ giúp cho mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, mà còn góp phần trang bị hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng của Người, để kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng.

HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI

 

Xuyên tạc, vu khống nhằm bôi nhọ thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thủ đoạn không mới của các thế lực thù địch. Vẫn cách làm cũ, hoặc là lộng giả thành ngôn của mấy nhà “khoa học” bán linh hồn cho quỷ; hoặc chửi đổng, cắn càn của mấy tay “bí từ”, “ít chữ” lại “chăm chỉ” trích dẫn “thâm ý” của mấy nhà “khoa học” kia. Mới đây “Kỳ Cốc Tử” đã thể hiện đúng bản chất “bí từ”, “ít chữ” qua bài “Những cái “tài” của HCM” đăng trên mạng xã hội. Bài viết không có gì mới, bọn chúng chỉ nhai đi nhai lại nội dung cũ rích.

“Hồ Chí Minh không phải là tác giả tập Ngục Trung Nhật Ký”. Riêng vấn đề này chúng tôi đã có bài viết rất cụ thể trên trang blog “Nhanvanviet.com” (https://nhanvanviet.com/ho-chi-minh/chu-tich-ho-chi-minh-bac-dai-tri-dai-nhan-dai-dung/). Mời mọi người cùng tìm hiểu và tham khảo thêm cho tỏ tường. Chỉ bấy nhiêu thôi để thấy rõ cái sự xảo ngôn, bất tín của “Kỳ Cốc Tử”, nên không có lý do nào để tin, nghe bọn chúng nữa.

Nói thêm rằng, trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có rất nhiều tên gọi, bí danh hay bút danh khác nhau. Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh của Người đều có một ý nghĩa riêng, đều phục vụ lợi ích cách mạng. Hiện nay, chúng ta đã có điều kiện sưu tầm, xác thực 175 tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ, ngoài ra vẫn còn khoảng 30 tên gọi, bí danh, bút danh được cho là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định chắc chắn hoặc chứng minh cụ thể Bác đã dùng vào thời gian nào, trong trường hợp nào, nên vẫn chưa thể công bố chính thức. Trong đó 175 tên gọi, bí danh, bút danh đã xác thực nổi bật nhất là hai cái tên “Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh”.

Nguyễn Ái Quốc – Người viết cáo trạng thực dân Pháp và vạch đường, chỉ lối cách mạng cho quốc dân đồng bào

Nguyễn Ái Quốc – Tên này có khi Nguyễn Tất Thành ở Pháp cùng sinh hoạt chung với nhóm người gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành là người đến gia nhập nhóm sau cùng. Song tên mới Nguyễn Ái Quốc thực sự được nhiều người biết đến khi Người thay mặt nhóm những  người Việt Nam yêu nước tại Pháp, ngày 18/6/1919 gửi lên Hội nghị Véc xây bản yêu sách 8 điều của nhân dân Việt Nam, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người viết hàng trăm bài phục vụ sự nghiệp tuyên truyền cách mạng. Trong khoảng thời gian từ 1919 đến 1926, bút danh Nguyễn Ái Quốc được sử dụng nhiều nhất, với hai tác phẩm quan trọng đối với cách mạng Việt Nam: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925); “Đường cách mệnh” (1927). Với “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp nói riêng và chủ nghĩa đế quốc nói chung để thức tỉnh đồng bào Việt Nam và các dân tộc bị áp bức. Còn “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã vạch đường, chỉ lối định hướng hành động cách mạng cho quốc dân đồng bào Việt Nam đứng lên đánh đuổi thực dân, phong kiến giành lại độc lập, tự do.

Hồ Chí Minh – Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta

Danh xưng “Hồ Quang” hay “Hồ Chí Minh” ban đầu được Bác sử dụng như là một bí danh. Vào thời điểm cuối năm 1938, từ Liên Xô trở lại Trung Quốc hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng cái tên “Hồ Quang”. Ngày 13/8/1942, Người quay lại Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam. Lúc này, cái tên “Hồ Chí Minh” đã lần đầu tiên đã được Bác chính thức sử dụng trong các giấy tờ cá nhân. Đến ngày 2/9/1945, trong phần cuối bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chữ ký “Hồ Chí Minh” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức sử dụng cùng với chữ ký của 13 người khác là những vị Bộ trưởng đầu tiên trong Chính phủ mới, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bằng đường lối kháng chiến đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua muôn trùng khó khăn, thử thách đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh đuổi hoàn toàn thực dân, phong kiến, đế quốc, tay sai thu non sông về một mối, đưa cả nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam, mà còn cho cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì lương tri và phẩm giá con người, vì hòa bình trên thế giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch – Người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.

THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHỦ TỊCH SỐNG MÃI !

 

Trong lịch sử nhân loại, ít có những bậc vĩ nhân, những lãnh tụ cách mạng, ngoài công lao to lớn làm thay đổi trật tự một chế độ xã hội lỗi thời, lạc hậu bằng một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn, dân chủ hơn, còn làm thay đổi phong cách của cả một thế hệ người, một chế độ, một đất nước và có ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc nhân dân trên toàn thế giới. V.I.Lênin và Hồ Chí Minh là những con người như thế. Thân thế, sự nghiệp của Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam; ghi dấu ấn sâu đậm với lòng kính trọng, yêu mến của bạn bè khắp nơi trên thế giới. Vậy mà vẫn có những kẻ táng tận lương tâm, tìm mọi thủ đoạn xuyên tạc thân thế, sự nghiệp của Người vì những mưu cầu cá nhân thấp hèn. Bài viết “Hồ Chí Minh: Một anh hùng hay gian hùng của Việt Nam” của Phạm Đình Hưng đang được phát tán trên nhiều diễn đàn phản động những ngày gần đây là một ví dụ điển hình. Nội dung bài viết gây phẫn nộ trong dư luận nhân dân cả nước, bởi những lời lẽ xúc phạm, bịa đặt một cách trắng trợn cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách đạo đức của Người; trà đạp lên lòng tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “nước lấy dân làm gốc” trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân

 

“Nước lấy dân làm gốc”1 là một nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận sâu sắc và định hướng thực tiễn đặc biệt quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tư tưởng này cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Kế thừa, phát huy truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc và quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng, đề cao vai trò, sức mạnh của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”2. Trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, nội hàm tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rất rõ, rất cụ thể trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân: “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân,…”3. Theo Người, mọi người dân đều có thể tham gia kháng chiến, không phân biệt giới tính, độ tuổi; tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, từ thô sơ đến hiện đại, bằng nhiều cách đánh khác nhau: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”4. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”5. Đây là lời hiệu triệu, khích lệ tinh thần của nhân dân, của toàn dân tộc đồng lòng đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Có thể khẳng định tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là cơ sở, nền tảng để Đảng ta vận dụng hình thành đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH MÃI MÃI SOI ĐƯỜNG CHO CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIÀNH THẮNG LỢI

 

Xuyên tạc, bôi nhọ tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những thủ đoạn chống phá nguy hiểm của các thế lực thù địch. Gần đây, trên “Rfatiengviet” chúng rêu rao rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là “mị dân”, “bánh vẽ”, không có giá trị”… Đây là những luận điệu hết sức xảo trá, phản động, vô căn cứ, cần phải đấu tranh, phản bác kịp thời, bởi thực tế đã chứng minh, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng trong thực hiện thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường đấu tranh giành độc lập, dân tộc

Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX, các sĩ phu yêu nước đã liên tiếp đứng lên tổ chức các phong trào cứu nước, từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản và qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại. Trong sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cách mạng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu một cuộc hành trình đầy gian khổ, lâu dài để tìm con đường giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu dân. Mang trong mình khát vọng vĩ đại ấy, qua nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin. Nghiên cứu luận cương này, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ được vấn đề dân tộc và con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Từ đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, chấm dứt cuộc khủng hoảng lâu dài về đường lối của cách mạng Việt Nam.

NHÂN QUYỀN VÀ BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

 

Cứ chuẩn bị đến dịp lễ, tết hay ngày kỷ niệm nào đó đất nước, các tổ chức, cá nhân phản động, thù địch lập tức bỏ tiền ra để thuê mướn những kẻ cơ hội, phản động, những kẻ có tư tưởng chống đối, theo đuôi đám “dân chủ cuội” viết một loạt bài liên quan để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Các tổ chức phản động thường dùng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ… để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch hòng lôi kéo nhân dân tham gia.

VẠCH TRẦN ÂM MƯU LỢI DỤNG, LÔI KÉO, KÍCH ĐỘNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI PHÁP XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN

 

Gần đây, trên trang “Viettan.org”, Trần Đức Tuyết Tiên đã đăng bài viết tựa đề “Hành khúc tháng Mười” tuyên truyền cho cái gọi là “hoạt động biểu tình của 18 hội đoàn của cộng đồng người Việt tại Pháp”, mang theo các biểu ngữ, truyền đơn với nội dung kêu gọi cộng đồng quốc tế “lên án, gây áp lực mạnh mẽ lên nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải thả tất các tù nhân lương tâm”. Đồng thời, phản đối sự hiện diện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 ở Paris và chuyến thăm chính thức của Nhà nước ta theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (từ ngày 4 đến ngày 7/10/2024).

Bài viết “Hành khúc tháng Mười” thực chất là hoạt động lôi kéo, kích động một nhóm thiểu số người Việt tại Pháp nhằm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta và bôi nhọ, hạ thấp uy tín của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tuy nhiên, hoạt động chống phá này đã thất bại ngay cả khi nó đang diễn ra giữa lòng thủ đô Paris của nước Pháp, bởi những lý do sau:

Thứ nhất, cần khẳng định rằng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay hoàn toàn không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng truy tố, xử lý theo đúng quy định. “Tù nhân lương tâm” về bản chất là sự đánh tráo khái niệm nhằm cổ súy cho những kẻ đột lốt “dân chủ”, lợi dụng dân chủ để chống phá đất nước, vi phạm pháp luật bị kết án và phải chấp hành hình phạt tù. Mục đích chính của việc gắn mác “tù nhân lương tâm” đó là biến các đối tượng vi phạm pháp luật thành những công dân đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ. Đây là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế; cổ súy, hậu thuẫn, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối, phá hoại công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Thứ hai, cuộc biểu tình lấy danh nghĩa 18 hội đoàn cộng đồng người Việt tại Pháp như Trần Đức Tuyết Tiên giật tít với tên gọi mỹ miều: “Hành khúc tháng Mười” với một số ít người tham gia, trên tay cầm lá cờ vàng ba sọc (cờ của chế độ Việt Nam cộng hòa), cùng các pa nô, khẩu hiệu, băng rôn, áp phích, hình ảnh mang nội dung xuyên tạc, suy diễn, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta và bôi xấu hạ thấp uy tín của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm…Thực chất đây chỉ là hoạt động của một nhóm nhỏ thiểu số người Việt Nam sống lưu vong tại Pháp bị các phần tử khủng bố Việt Tân lừa bịp, lôi kéo, kích động. Hành động trên còn đi ngược lại với chính lợi ích, nguyện vọng và truyền thống, văn hóa của đại đa số cộng đồng kiều bào ta đang sinh sống tại Pháp. Bởi vì, hiện nay ở nước Pháp cộng đồng người Việt có hơn 300.000 người đang sinh sống, sinh hoạt trong hơn 200 hội đoàn. Kiều bào ta ở Pháp được đánh giá là một cộng đồng có trình độ hội nhập tốt, có ý thức cao trong xây dựng, phát triển cộng đồng vững mạnh, luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Ngày nay, đại đa số cộng đồng người Việt Nam tại Pháp dù sinh ra ở Việt Nam hay tại Pháp vẫn luôn gắn bó với quê hương và hướng về quê hương đất nước, quan tâm sâu sắc đến đồng bào ở quê nhà… Những thông tin trên như một bức tranh phản chiếu, lật tẩy chiêu trò lôi kéo, kích động, lừa bịp, kích động đồng bào ta tham gia cuộc biểu tình, nó giống như một trò hề, kệch cỡm, hay như một tiếng nói lẻ loi, lạc lõng, vô vọng nơi xứ người.

Thứ ba, chuyến thăm chính thức nước Pháp của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện. Việc tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 đã tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam là thành viên chủ chốt của cộng đồng Pháp ngữ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các hoạt động của cộng đồng Pháp ngữ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chúng. Điều đặc biệt hơn nữa, trong tổng số 60 nguyên thủ quốc gia và chính phủ đến từ gần 100 nước tham dự Hội nghị, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ có duy nhất có một hoạt động song phương cấp Nhà nước với khách mời là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tại cuộc gặp này, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là một dấu ấn đặc biệt, tạo đà vô cùng quan trọng để phát triển quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Pháp trên nhiều lĩnh vực.

Trên đây là những minh chứng hùng hồn cho thấy, những hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam và bôi nhọ uy tín cá nhân đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thông qua cuộc biểu tình của nhóm nhỏ thiểu số người Việt Nam sống lưu vong tại Pháp do tổ chức khủng bố Việt Tân tiến hành đã thất bại hoàn toàn ngay trước mắt của cộng đồng quốc tế, nhân dân và chính phủ Pháp cùng đại đa số kiều bào ta ở Pháp có điều kiện nhìn rõ thủ đoạn, chiêu trò bỉ ổi, trơ trẽn, cũng như bộ mặt thật phản động của tổ chức khủng bố Việt Tân./.