Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI CỦA KẺ THÙ TRONG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” NHẰM GIỮ VỮNG NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA ĐẢNG TA

Trước những khó khăn, thử thách lớn ở trong nước, những diễn biến mau lẹ, bất lợi của tình hình quốc tế và sự chống phá của các thế lực thù địch, Đảng ta đã giữ vững bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên trì đường lối đổi mới. Đảng ta đã có bước phát triển về tư duy, lý luận, đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn, từ đó đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới; đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, như chậm làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điều đó cũng là do chúng ta nhận thức chưa đúng, chưa hết, chưa sâu sắc và chưa nắm vững một cách có hệ thống những nguyên lý cơ bản của Kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh. Do đó, còn có biểu hiện nóng vội, chủ quan, rập khuôn máy móc, vận dụng một cách giáo điều những tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nên mới gặp phải những thất bại. Đây là điểm yếu của ta, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã lợi dụng để tiến hành chống phá, chúng dùng mọi thủ đoạn tấn công vào những quan điểm lý luận kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh và đư­ờng lối đổi mới kinh tế của Đảng ta. Vì vậy, để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này, chúng ta phải chủ động đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, tư­ tư­ởng.
Một là, chủ động tiến công lại các luận điệu xuyên tạc, kiên quyết đấu tranh, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ tính cách mạng, khoa học của học thuyết kinh tế Mác - Lê nin, tư­ tưởng kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng ta. Phát huy vai trò của các nhà nghiên cứu, giảng dạy, nhà báo, các tổ chức chính trị, đoàn thể, báo chí, phát thanh, truyền hình trong việc vạch trần, đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch. Kiên quyết đấu tranh với các phần tử lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo để xuyên tạc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh và đường lối lãnh đạo của Đảng ta.
Hai là, đầu tư nghiên cứu để nắm chắc, hiểu sâu và có hệ thống các nguyên lý kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư­ tư­ởng kinh tế Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò trách nhiệm của Hội đồng lý luận Trung ương, các viện nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, các nhà khoa học, các nhà giáo giảng dạy các môn lý luận Mác - Lê nin, tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu làm rõ các quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư­ tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những vấn đề thực tiễn kinh tế - xã hội đang đặt ra đòi hỏi phải luận giải. Đồng thời phải tăng cường công tác giáo dục lý luận Mác - Lê nin, tư­ tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về kinh tế nói riêng trong các tầng lớp nhân dân, trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở, nghiên cứu nắm chắc, hiểu sâu và có hệ thống các nguyên lý kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư­ tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, phải vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý đó phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế; chống bệnh giáo điều, vận dụng một cách máy móc những nguyên lý kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư­ tư­ởng kinh tế Hồ Chí Minh.
Ba là, phát triển những tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế. Đây là cách tốt nhất để đấu tranh kinh tế chống “diễn biến hoà bình”, không để tạo ra những khoảng trống về lý luận, tư tưởng cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Những nguyên lý kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cần nghiên cứu, phát triển là những vấn đề kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ như: phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chủ động và tích cực mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế…
Bốn là, làm rõ tính khoa học trong đ­ường lối kinh tế của Đảng, kịp thời tổng kết thực tiễn, đúc kết thành lý luận, không tạo ra khoảng trống về lý luận, tư tưởng để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Phải chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương nói chung cũng như đ­ường lối kinh tế của Đảng nói riêng, làm cho mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta. Đó là sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn nước ta. Kịp thời tổng kết thực tiễn đổi mới kinh tế, nhanh nhạy nắm bắt những vấn đề nảy sinh trên lĩnh vực lý luận kinh tế để luận giải một cách khoa học, đút kết thành lý luận nhằm định hướng đúng về mặt lý luận, tư tưởng, không tạo ra khoảng trống về lý luận, tư tưởng để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá nền tảng tư tưởng kinh tế của Đảng.
                                               Trí Đức



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét