Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

PHỦ NHẬN VAI TRÒ KINH TẾ NHÀ NƯỚC - LIỀU THUỐC ĐẮNG, PHÁ HOẠI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Trong thời gian gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin có một số bài viết dưới dạng “thư ngỏ”, “tâm thư” trên các trạng mạng, blog cho rằng: “Thế giới đã sang Thời đại mới và Việt Nam đã sang Giai đoạn mới, nhưng vì lý luận cũ coi Kinh tế nhà nước là chủ đạo, xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là thủ tiêu động lực của các thành phần kinh tế khác?” dẫn đến “chưa bào giờ nước ta bi đát như hôm nay”.

          Chúng ta khẳng định đây là những ý kiến không có cơ sở khoa học về xác định và phân chia các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng như vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Đây là luận điệu sai trái, tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận những tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh, đ­ường lối quan điểm kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam.
          Trước hết, để nhận thức một cách khoa học về các thành phần kinh tế, chúng ta phải trở lại những nguyên lý cơ bản cuả lý luận nhận thức Mácxít, bởi đây chính là cơ sở lý luận, phương pháp luận để xem xét các thành phần kinh tế. Về lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: Nền kinh tế là một thực thể tồn tại với sự phức hợp của nhiều bộ phận, thành phần hợp thành. Do đó, nhận thức về thành phần kinh tế là sự phản ánh tồn tại khách quan các thành phần kinh tế của con người chứ không phải do con người tưởng tượng ra. Các thành phần kinh tế vận động và phát triển chịu sự chi phối của các quy luật thị trường và các quy luật riêng của nó. Thành phần kinh tế là một khái niệm được hình thành trong quá trình nhận thức, nó không bất động mà luôn vận động chuyển hoá lẫn nhau.
          Qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, Lênin đã khái quát hệ thống lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đó Lênin chỉ rõ đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ là nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần. Cụ thể, Lênin chỉ rõ 5 thành phần kinh tế đang tồn tại ở nước Nga lúc bấy giờ đó là: Thành phần kinh tế nông dân gia trưởng; kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản Nhà nước; Kinh tế xã hội chủ nghĩa. Lênin cho rằng, then chốt của vấn đề chính là phải hiểu kết cấu kinh tế - xã hội của các thành phần ấy. Tức là mục đích nhận thức thành phần kinh tế trước hết để hiểu bản chất của nó nhìn nhận từ góc độ sở hữu. Mặt khác, dựa trên quan hệ kinh tế để xem xét quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Như vậy, cách tiếp cận nhận thức về thành phần kinh tế của Lênin ở thời điểm sau cách mạng là từ quan hệ sở hữu và qua đó để thể hiện thái độ đối với các giai cấp trong cuộc đấu tranh ai “thắng ai” trong thời kỳ quá độ ở nước Nga.
          Tuy nhiên, nhận thức về bản chất của các thành phần kinh tế là không thay đổi, song phải nhận thức nó trong một chỉnh thể, trong quá trình vận động. Lênin giải thích: Những khái niệm của con người là chủ quan, trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng vgà trong nguồn gốc. Vận dụng cách tiếp cận nhận thức về thành phần kinh tế của Lênin vào Việt Nam có thể thấy. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Đại hội đã quyết định đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế là chủ yếu. Cho đến nay, qua sáu kỳ Đại hội, ứng với mỗi giai đoạn phát triển kinh tế mà các Đại hội đưa ra các quyết định về đường lối, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế nói chung, đồng thời xác định rõ các thành phần kinh tế cùng với mục tiêu, định hướng và biện pháp để thúc đẩy nó phát triển. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta sau 30 năm, nền kinh tế nước ta phát triển qua các giai đoạn từ giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế mang nặng tính tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá; giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá, tạo tiền đề cho kinh tế thị trường và hiên nay ta đang bước vào giai đoạn đầu của kinh tế thị trường. Có thể thấy thực tiễn phát triển kinh tế đất nước sau hơn 30 năm qua đã có rất nhiều thay đổi trên tất cả cá lĩnh vực. Nhưng nhận thức về thành phần kinh tế gần như không có sự thay đổi, có chăng chỉ là sự thay đổi về số lượng, tên gọi cũng xác định vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế.
          Thứ hai, việc xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là thủ tiêu động lực của các thành phần kinh tế khác? Là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Vì: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế tồn tại đan xen, tác động qua lại với nhau, mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và biểu hiện lợi ích của một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định. Các thành phần kinh tế tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn.
          Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đảng ta xác định: thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Điều đó phù hợp với mục tiêu xây dựng chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Với việc nắm giữ những vị trí then chốt, những “đài chỉ huy” của nền kinh tế, lại được Nhà nước chăm lo đầu tư công nghệ hiện đại, vốn, đội ngũ cán bộ quản lý... nên thành phần kinh tế này hoàn toàn có đủ điều kiện để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay.
          Kinh tế nhà nước thuộc sở hữu toàn dân, là cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, sự khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không thể dựa vào sự bảo trợ của nhà nước, mà phải thông qua sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường với các thành phần kinh tế khác; cần phải khẳng định vai trò chủ đạo bằng trình độ kỹ thuật quản lý, bằng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh thực lực kinh tế và tài chính của mình.
          Tóm lại, nghiên cứu những luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị với những nội dung sai trái, xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng và nhận thức sâu sắc trên cơ sở tích cực học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tập trung, phải coi nền kinh tế như một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều nhân tố, bộ phận hợp thành và các yếu tố, các bộ phận này luôn vận động và phát triển. Vì vậy, để nhận thức thành phần kinh tế một cách khoa học đầy đủ là cả một quá trình. Nếu giai đoạn bắt đầu đổi mới, ta tiếp cận nhận thức thành phần kinh tế từ hình thức sở hữu và các quan hệ kinh tế - xã hội khác để có thái độ phân biệt đối xử. Thì hiện nay khi mà ta chủ trương thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là đang hình thành các thiết chế thị trường, các định chế của thị trường từng bước vận hành theo quy luật vốn có của nó. Do đó, để nhận thức thành phần kinh tế phải có cách tiếp cận mới. Nghĩa là nhận thức về thành phần kinh tế phải trên cơ sở quan hệ sản xuất biểu hiện trên cả ba mặt, trình độ lực lượng sản xuất và mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường, tức là các hình thức tổ chức kinh doanh.
          Đới với thành phần kinh tế nhà nước, từ khi chúng ta đổi mới nền kinh tế cho đến nay, vai trò chủ đạo, dẫn dắt, điều tiết nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của kinh tế nhà nước luôn được Đảng quan tâm, coi trọng và đã đạt được những thành tựu rất lớn cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, cả đường lối đối nội và đối ngoại của đất nước. Để phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta đều nhất quán và được thể hiện trong Nghị quyết qua các kỳ Đại hội, Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Bacn chấp hành Trung ương khóa XII khẳng định: Chủ trương nhất phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển; vừa bảo đảm phân phối theo quy luật, nguyên tắc của kinh tế thị trường, vừa quan tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội; khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời quan tâm đến xóa đói giảm nghèo, hướng sự phát triển kinh tế tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
                                                NGUỒN: Tạp chí Kinh tế Quốc phòng

1 nhận xét: