Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ - MỘT PHÁT MINH VĨ ĐẠI CỦA C.MÁC


Học thuyết Chủ nghĩa Mác - Lê nin thực sự là cách mạng, khoa học, trong đó, Chủ nghĩa duy vật lịch sử được khẳng định là một trong những phát kiến vĩ đại của C.Mác. Bởi vì, những quan điểm, tư tưởng của C.Mác đưa ra là những nguyên lý, quy luật tồn tại, phát triển của xã hội loài người, đã được C.Mác đúc rút từ thực tiễn và được thực tiễn lịch sử phát triển xã hội loài người kiểm nghiệm tính đúng đắn và khoa học. Ấy vậy, mà ngày 16/8/2018, Nguyễn Đình Cống - Một kẻ thuộc chủ nghĩa xét lại, học được dăm ba chữ trong sách Thánh hiền, chưa hiểu Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác; Ông đã tự nhận: “riêng phần Duy vật lịch sử, tôi chưa có điều kiện nghiên cứu thật sâu nên chỉ mới dám phê phán một số điều”; ấy vậy mà lại viết bài “Phê phán Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác”. Đọc bài viết này, tôi có cảm nhận là tác giả bài viết đúng là không am hiểu về Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác; những luận đề phê phán C.Mác được tác giả bài viết đưa ra không có cơ sở khoa học, thậm chí còn đánh tráo khái niệm, suy diễn sai bản chất, xuyên tạc quan điểm của C.Mác với tư tưởng hằn học, nhưng hết sức ngây thơ.
Thứ nhất, Nguyễn Đình Cống đã viện dẫn công nhân trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chỉ biết vài thao tác kỹ thuật không biết gì về công nghệ, không làm ra sản phẩm cho mình, đời sống còn khó khăn để rồi quy kết “GCCN đại diện cho nền sản xuất tiên tiến và là giai cấp lãnh đạo cách mạng là sai”. Đây là cách nhìn thiển cận, thấy cây mà không thấy rừng, lựa chọn những điều vụn vặt ở một vài công nhân ở một vài xí nghiệp FDI để rồi quy kết, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phủ nhận học thuyết cách mạng xã hội của C.Mác. Xin thưa với ông Cống rằng, theo quan điểm duy vật lịch sử, sứ mệnh lịch sử của một giai cấp không phải do ý muốn chủ quan quy định mà trái lại, được quy định bởi những điều kiện khách quan của lịch sử; đồng thời cũng chính điều kiện lịch sử khách quan đó là cơ sở khách quan tạo cho giai cấp đó có được những đặc điểm chính trị - xã hội mang tính cách mạng có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy.
C.Mác đã chỉ ra rằng: Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân với tư cách là sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, có sứ mệnh lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa – đại biểu cho quan hệ sản xuất chật hẹp, lỗi thời, lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Giai cấp công nhân là lực lượng lao động đông đảo, là sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản, được vũ trang về trình độ, có tính kỷ luật, ý thức giác ngộ cách mạng cao, đã tổ chức ra chính đảng của mình để lãnh đạo đoàn kết với giai cấp nông dân, các tầng lớp xã hội tiến bộ tiến hành cách mạng xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh hơn là xã hội xã hội chủ nghĩa mà cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Thực tiễn thành công của các cách mạng vô sản thế giới những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và ở một số nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa đã chứng minh sứ mệnh lịch sử trên của giai cấp công nhân là đúng đắn.
Ở Việt Nam, trước Cách mạng Tháng 8/1945, đã có nhiều phong trào yêu nước nổ ra nhưng không giành thắng lợi, chỉ đến khi giai cấp công nhân Việt Nam, tổ chức ra chính đảng của mình, lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa dành thắng lợi và thêm nữa là lãnh đạo tiến hành các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, mang lại quyền độc lập, tự do cho mọi người dân; ngày nay, tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đạt nhiều thành tựu quan trọng, đưa Việt Nam từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới thành một quốc gia thịnh vượng hơn, có trách nhiệm trong cộng đồng thế giới.
Thứ hai, Nguyễn Đình Cống đã gán ghép thời Âu Lạc, vua Hùng của Việt Nam vào chế độ chiếm hữu nô lệ và tự cho đây là sự gán ghép sự khiên cưỡng để rối chống phá, xuyên tạc những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác, phủ nhận tính khoa học của nền tảng tư tưởng của Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam.
C.Mác đã cho rằng sự phát triển xã hội loài người là sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Xã hội loại người phát triển đến nay đã trài qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao là: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và Chủ nghĩa cộng sản. Sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội này, như C.Mác đã chỉ ra là phải thông qua các quy luật xã hội khách quan đó là: Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vẫn tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất; Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội quyết ý thức xã hội nhưng đồng thời ý thức xã hội lại tác động lại tồn tại xã hội và một số quy luật xã hội khác nữa, theo hai khuynh hướng nếu phù hợp sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Những mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội là đấu tranh giai cấp và đỉnh cao là cách mạng xã hội và sự phủ định xã hội cũ bằng một xã hội mới tiến bộ hơn được thực hiện; xã hội mới ra đời lại bị xã hội mới hơn tiến bộ hơn phủ định. Tuân thủ các quy luật đó, C.Mác đã cho rằng: sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên và sự thay thế Chủ nghĩa tư bản bằng Chủ nghĩa cộng sản là tất yếu. Bổ sung, phát triển tư tưởng này của C.Mác, Lênin đã chỉ ra  tính chất có thể bỏ qua một hay nhiều chế độ xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể, nhưng phải có đủ các điều kiện là có chuyên chính vô sản, có sự đoàn kết thống nhất giữa các giai tầng trong xã hội và được sự giúp đỡ của các nước tiến bộ trên thế giới. Thực tiễn lịch sử xã hội loài người đã chứng minh điều này là hiển nhiên.
                                                                     PQQ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét