Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Vũ Đông Hà “Có mắt nhưng không tròng”


Gần đây, trên mạng xã hội Vũ Đông Hà có bài viết: “Tổ quốc – Danh dự – Trách nhiệm”. Nội dung bài viết nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung bài viết này chứng tỏ Vũ Đông Hà là kẻ “có mắt không tròng”. Sao Vũ Đông Hà có mắt mà nhìn không thấy? hoặc là Y cố tình diễn trò lừa bịp, cần phải vạch trần những chiêu trò bẩn thỉu của Y.
Một là, Vũ Đông Hà xuyên tạc dân chủ ở Việt Nam.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định: Chế độ dân chủ ở nước ta do nhân dân làm chủ, trong đó quyền lực chính trị – xã hội thuộc về nhân dân; là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và được phát huy cao độ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thể hiện trong các văn bản Hiến pháp, pháp luật, mà ngày càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực hiện mục tiêu, lý tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đảng không bao giờ tự biến mình thành một đảng “độc tài”, “toàn trị”. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn của Đảng chính từ duy trì mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân; thực hành dân chủ rộng rãi đi đôi với chấp hành kỷ luật tự giác, nghiêm minh.
Thực tiễn cho thấy, gần chín mươi năm qua, nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, được cộng đồng quốc tế công nhận. Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên những thắng lợi đó là do nhân dân Việt Nam có một nền dân chủ thực sự dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó không ai có thể phủ nhận được.
Hai là, Vũ Đông Hà phủ nhận nền giáo dục ở Việt Nam.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu người tương đương. Đồng thời, đã hoàn thành mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) về phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2010; xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng; đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo ngày càng tăng, với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi; đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn; đã đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản mà Chiến lược phát triển giáo dục đề ra; đã và đang khắc phục, chấn chỉnh những yếu kém trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học có hiệu quả.
Chỉ nêu hai vấn đề đó cũng đủ cho thấy Vũ Đông Hà là kẻ “có mắt nhưng không tròng”, sự hận thù đó đã làm mắt Y mù lòa và biến Y trở thành kẻ phản nước, hại dân./.
https://nhanvanviet.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét