Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Lê Công Định nhận thức lệch lạc


Tiếp tục với những lời lẽ phát ngôn vô căn cứ, bóp méo khi nói về việc trọng dụng trí thức. Định cho rằng: Cả một tầng lớp trí thức Việt Nam, mấy chục năm qua không được nghĩ, lỡ nghĩ thì không được nói ra những điều trái ý tầng lớp cầm quyền…. hay ở Việt Nam thiếu trí thức làm trụ cột…. Nhưng trên thực tế có phải như Định nói không? Xuất phát từ quan điểm “con người là trung tâm, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển”, Đảng ta đã nhất quán thực hiện quan điểm xây dựng đội ngũ trí thức và được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6-8-2008, “Về xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững…có chính sách và kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ, trí thức là những người đã có cống hiến trong hoạt động thực tiễn; đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức đã được Đảng và Nhà nước thực thi, đem lại hiệu quả tốt trong thời gian qua, như chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức; chính sách tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức; chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức và chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Gắn liền với các chủ trương, chính sách đó là sự cố gắng trong việc đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ,… đã góp phần phát huy tiềm năng và nội lực của đội ngũ trí thức trong hoạt động thực tiễn.
 Như vậy, với lối tư duy định kiến, sai lầm và lạc bước, từ đó cho thấy Định thiếu tỉnh táo và mất phương hướng trong nhận thức, hành động không biết đâu là lẽ phải, là chân lý, đã quay lưng lại với sự thật và bằng các thủ đoạn bất lương để vu cáo, xuyên tạc chính sách của Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Định còn la lối ở Việt Nam “trí thức mất tự do”, nhưng hàng ngày vẫn lên internet để đưa ra các ý kiến sai trái, phản động, Định nói: những người trẻ được đào tạo bài bản từ Mỹ hay Âu châu, có kiến thức quản lý kinh tế, có ý tưởng canh tân, nhưng khi nắm được các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, họ vẫn không làm được gì để thay đổi cuộc diện… Kiến thức không được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng tầm thì người có tài năng cũng chỉ trở thành một người làm công
Trong hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, đội ngũ trí thức trẻ đã phát triển từ các nguồn đào tạo phong phú hơn, tiếp nhận được những tri thức, kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển ở các khu vực trên thế giới. Đây là bộ phận trí thức năng động, có khả năng cập nhật các vấn đề hiện đại về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, có khả năng lớn trong việc phát triển các mối quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan tâm chú trọng đến việc thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng đất nước. Hiện nay, ngoài trí thức trong nước, có khoảng hơn 400.000 người trí thức Việt kiều (trong đó có hơn 6.000 tiến sĩ và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao) trên tổng số hơn bốn triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, “hằng năm có khoảng 300 lượt trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc, tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo. Đặc biệt, giai đoạn các năm 2016, 2017, 2018 đánh dấu quá trình hợp tác sôi động với mật độ liên tục, diễn ra trên khắp các lĩnh vực giữa trí thức kiều bào với trong nước với một số sự kiện tiêu biểu như: Diễn đàn Chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Nhóm Sáng kiến Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu, trong đó hơn 30 người là các chuyên gia kinh tế, tài chính, luật, hành chính công đang làm việc tại các trường đại học của Mỹ, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Nhật,… và các tổ chức quốc tế.
Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân; phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đó có bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Đội ngũ trí thức nước ta có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là một đặc điểm riêng của đội ngũ trí thức Việt Nam so với giới trí thức của nhiều nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Đặc điểm đó đã tạo cho giới trí thức nước ta một ý thức gắn bó sâu sắc với nhân dân, thông cảm với người lao động, với hoàn đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, mong muốn xây dựng đất nước trở thành một quốc gia giàu mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có thể sánh vai với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
 Qua bài viết này, mong Định bình tâm, tỉnh táo trở lại để nhìn nhận mọi vấn đề, chứ đừng tiếp tục u mê, lạc lối, đừng tự biến mình thành kẻ phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân, theo đuôi đám “rận chủ” để “trở cờ” chống đối, bịa đặt, bôi đen, đưa ra những ý kiến, quan điểm đi ngược lại mong muốn của Đảng và nhân dân ta./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét