Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

NỰC CƯỜI CHIÊU TRÒ ĐÁNH LẬN CON ĐEN CỦA CPJ!


Ngày 10/9 vừa qua, “Ủy ban bảo vệ các nhà báo” (CPJ) công bố một bản phúc trình với nhận định rằng 10 quốc gia gồm Eritrea, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Turmenistan, Arabia Saudi, Trung Quốc, Iran, Guinea Xích Đạo, Belarus, Cuba và Việt Nam là những nước kiểm soát báo chí khắt khe nhất trên thế giới. Việt Nam bị cáo buộc ‘bỏ tù và sách nhiễu các nhà báo cũng như gia đình họ, đồng thời giám sát công nghệ số, kiểm duyệt internet và mạng xã hội’.
Đây không phải là lần đầu tiên CPJ có những hành vi can thiệp vào công việc nội bộ, đưa ra nhận xét, đánh giá sai lệch tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, ca ngợi một số blogger và mấy kẻ xuất hiện trên internet chỉ để xuyên tạc, tuyên truyền kích động chống phá Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Trước đây, ngày 17-11-2013, CPJ trao giải "Tự do báo chí quốc tế" cho bốn cá nhân, trong đó có Nguyễn Văn Hải (tức blogger "Ðiếu cày") - đối tượng đang phải thụ án 12 năm tù về tội "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Không dừng ở đó, CPJ còn phát động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư "ủng hộ các nhà báo Việt Nam bị cầm tù", rồi gửi thư tới lãnh đạo Ðảng, Nhà nước Việt Nam đưa ra đòi hỏi rất vô lý. Thậm chí, CPJ còn gửi thư tới chính quyền Mỹ để đề nghị gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền! Tại sao mang danh là tổ chức phi chính phủ hoạt động độc lập, mà những người ở CPJ lại biến tổ chức này thành công cụ phục vụ cho các mưu toan của một số thế lực thù địch, hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam? Năm 2014, CPJ đã tung tin, bịa đặt rằng những phần tử phản động chống Nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh (nickname Ba Sàm).v.v... là những “nhà báo” trong khi những người này chỉ lập các trang blog hay worldpress để viết chuyện riêng.
Điều người ta dễ nhận thấy thủ đoạn “lập lờ” của CPJ khi xác định khái niệm nhà báo. CPJ đã đưa ra định nghĩa hết sức mơ hồ khi coi "nhà báo" là "những người đưa tin, bình luận về các sự kiện công khai trên ấn phẩm báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình hoặc báo điện tử". Với định nghĩa không xác định rõ nội hàm, không làm nổi bật được đặc trưng và sản phẩm của nghề báo, CPJ đã tạo điều kiện cho chính CPJ và một số tổ chức, cá nhân đánh tráo khái niệm để đánh đồng blogger với nhà báo, biến bất kỳ người nào viết và đưa lên mạng thành nhà báo; từ đó cổ vũ, khuyến khích công dân của các quốc gia vi phạm pháp luật. Trong khi đó, Luật Báo chí Việt Nam có các quy định, yêu cầu cụ thể tại các điều Ðiều 14, Ðiều 15, trong đó viết rõ: "Ðiều 14. Nhà báo: Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc cộng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo. Thử hỏi những kẻ như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Hải, Lê Công Định,... có được coi là nhà báo hay không mà CPJ lại khẳng định Việt Nam bắt giữ nhà báo, đe dọa quyền tự do ngôn luận của người dân. Nói như thế đánh đồng những nhà báo chân chính với những kẻ phản động, khoác danh “người bất đồng chính kiến”.
Đúng như Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu đã phát biểu trong buổi họp báo ngày 12/9: "Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong báo cáo nói trên. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản Luật liên quan". Sự quy chụp của Ủy ban bảo vệ các nhà báo” (CPJ) là hoàn toàn vô lý, sai sự thật, khiến dư luận thế giới có cái hiểu sai về tình hình tự do báo ở Việt Nam.
DD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét