Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

“NHÓM BÁO SẠCH” VÀ NHỮNG MIẾNG BÁNH VẼ

 

Với mong muốn tiếp tục “sự nghiệp” còn dang dở của Phạm Chí Dũng và đồng bọn của y đang phải trả giá vì tội chống phá Đảng, Nhà nước, Phạm Lê Đoan trong bài viết “Doanh nghiệp xã hội về lãnh vực báo chí” đăng trên Vietnamthoibao đã vọng tưởng về tương lai của “Hội nhà báo độc lập” – một tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” vốn dĩ không có tư cách pháp nhân và không được pháp luật Việt Nam thừa nhận, trở thành “doanh nghiệp xã hội”, để rồi lên tiếng về “tự do tôn giáo”, “giáo dục đạo đức cho giới trẻ”, “hỗ trợ người dân yếu thế”…

Có thể thấy “miếng bánh vẽ” do Đoan vẽ ra hết sức thâm độc, đây thực chất là thủ đoạn của những kẻ lợi dụng “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” chống phá Đảng, Nhà nước ta, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng Nhà nước và chế độ.

Trên thực tiễn, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” như Hiến pháp 2013 và Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí sửa đổi năm 2016, góp phần bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được thực thi trong thực tế đời sống, xã hội. Những số liệu ở Việt Nam cho thấy có khoảng 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí; 779 cơ quan báo chí, 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh truyền hình; ngoài ra còn có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, tỷ lệ dân số sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95%. Cũng theo số liệu thống kê của NapoleonCat tính tới tháng 6 – 2021, tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc. Những minh chứng trên cho thấy, người dân Việt Nam có đầy đủ quyền tự do ngôn luận, việc thực thi dân chủ ở Việt Nam còn tốt hơn nhiều nước “dân chủ” khác, đâu cần mấy “doanh nghiệp xã hội báo chí” hay các tổ chức “xã hội dân sự” như Phạm Lê Đoan tưởng tượng ra.

Hơn nữa, “nhóm báo sạch”  luôn rêu rao “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” nhưng thực sự đã giúp ích được gì cho dân, cho nước hay chỉ tung tin giả mạo, bôi nhọ, nói xấu chính quyền, kích động, gây hoang mang trong quần chúng. Đơn cử, trong khi Nhà nước đang nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, thì bọn chúng lại dựng chuyện về số người mắc bệnh, số ca tử vong và loan tin tốc độ lây lan dịch bệnh lớn hơn nhiều lần con số do Chính phủ công bố, tạo tâm lý sợ hãi cho cộng đồng, làm xáo trộn đời sống xã hội. Bản thân trong nội bộ nhóm báo sạch cũng tự phân hóa, rã đám khi phát hiện sự không “sạch” như tiêu chí họ đề ra. Những hành vi của “nhóm báo sạch” và một số kẻ khởi xướng thành lập “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” đã phải trả giá bằng hình phạt nghiêm minh của pháp luật. Từ đó, có thể khẳng định những vọng tưởng mà “nhóm báo sạch” đưa ra là không thực tế, “miếng bánh vẽ đó” rốt cuộc chỉ là âm mưu thâm độc hại nước, hại dân mà thôi.

 Từ tình hình trên cho thấy, các thế lực thù địch đã và đang tập trung tiến hành hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Đáng chú ý, là vấn đề nhân quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Do vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác và năng lực tự sàng lọc thông tin trước tin đồn phát tán trên không gian mạng. Mỗi cơ quan chức năng cần làm tốt công tác quản lý, kịp thời, nhận diện, đấu tranh bác bỏ mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí nhằm đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc, tác động tiêu cực dư luận xã hội; chủ động phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn từ nước ngoài, như Facebook, Google, Twitter, Youtube để kịp thời ngăn chặn, xử lý, loại trừ những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn xã hội, an ninh quốc gia./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét