Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

Âm mưu của Nguyễn Đình Cống trong “Phản biện học thuyết của Mác”

 

Từ khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ vào cuối năm 1991 của thế kỷ trước, học thuyết của C.Mác đã bị một số phần tử xuyên tạc, bóp méo… nhằm hạ bệ giá trị của học thuyết Mác. Hiện nay, những kẻ cơ hội, xét lại, phản Đảng, phản nhân dân lại tiếp tục đào bới lịch sử, ngày càng ra sức chống phá bằng cách bành trướng về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất và càng thâm độc về mức độ, hòng phủ nhận học thuyết của C.Mác trong đời sống xã hội. Trong số những kẻ chống phá đó có Nguyễn Đình Cống, từ một người trí thức cách mạng đã biến chất thành một kẻ tiếp tay cho bọn phản động trong và ngoài nước chủ trương lật đổ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần phải lên án và phải vạch trần âm mưu của Nguyễn Đình Cống:

1. Âm mưu của Nguyễn Đình Cống với cái gọi là “phản biện học thuyết của Mác” nhằm phủ nhận học thuyết Mác. Ngày 06/8/2022, trên trang mạng xã hội Boxitvn.com, Nguyễn Đình Cống có bài “Phản biện học thuyết của Mác”, gọi là phản biện, nhưng thực chất đây là một luận điệu phản động phủ nhận học thuyết cách mạng của C.Mác. Nếu xét với tư cách là một phản biện thì tư duy phản biện phải là một quá trình tư duy biện chứng, khách quan. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Tuy nhiên, trong bài viết của Nguyễn Đình Cống nêu trên thì hoàn toàn không có lý lẽ và cơ sở khoa học hay lý luận của một phản biện. Biểu hiện cụ thể ngay trong bài viết của Nguyễn Đình Cống là chụp mũ, định kiến ngay cho học thuyết của C.Mác sai về triết học; sai ở phương pháp nghiên cứu; sai ở nhận định về con người; sai về mô hình xã hội tương lai vì đánh giá không đúng bản chất của vô sản… Ngoài ra, Nguyễn Đình Cống còn cho rằng, học thuyết của Mác về Quy luật thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một sự bịa đặt, phản khoa học… Có thể thấy, trong bài viết này Nguyễn Đình Cống đã cố tình xuyên tạc, bóp méo học thuyết của C.Mác bằng cách mượn khái niệm/ học thuật phản biện để đánh lừa dư luận. Đây thực chất là luận điệu phản động của Nguyễn Đình Cống hòng phủ nhận học thuyết của C.Mác, chứ không phải là “phản biện học thuyết của Mác”.

2. Khẳng định giá trị trường tồn của học thuyết Mác với thời đại. Chúng ta thấy rằng, thời đại hiện nay tuy đã có nhiều biến đổi sâu sắc, song học thuyết của C.Mác đã vạch ra cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mãi mãi là chân lý của loài người tiến bộ.

Giá trị bền vững của học thuyết Mác biểu hiện ở sự chân thực về khoa học, tính cách mạng với mục đích giải phóng xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, mọi sự tha hóa, thực hiện một xã hội công bằng, nhân văn và nhân đạo. Từ khi ra đời đến nay, học thuyết của C.Mác luôn tỏ rõ sức sống mãnh liệt. Một nguyên lý hay một quan điểm nào đó của học thuyết C.Mác có thể bị thực tiễn vượt qua, song về tổng thể, với tư cách là học thuyết cách mạng, khoa học thì nó không những không mất đi, mà ngược lại, nó còn sống mãi với thời gian. Thực tiễn lịch sử của thế kỷ XX và những thập niên đầu của thế kỷ XXI là minh chứng không thể chối cãi khi mà hàng loạt dân tộc với hàng tỷ người đã vùng lên đấu tranh tự giải phóng và lựa chọn con đường xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là thể hiện khát vọng chân chính, nóng bỏng của nhân loại. Điều này đã soi rọi và nhắc nhở cho Nguyễn Đình Cống cần phải hiểu rõ và sâu sắc hơn về học thuyết của Mác.

Hiện nay, có không ít các học giả tư sản và đại diện của giới tư sản đã trở lại với học thuyết Mác, mà thực chất là trở lại với những nguyên lý căn bản trong quản lý kinh tế – xã hội của học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Điều đó càng chứng tỏ học thuyết của C.Mác trong điều kiện hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị, đồng thời là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Cho dù Nguyễn Đình Cống cố tình xuyên tạc, bóp cũng không thể phủ nhận được giá trị và sức sống của Học thuyết Mác./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét