Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

BÁC BỎ SỰ XUYÊN TẠC, KÍCH ĐỘNG CỦA PHẠM PHÚ KHẢI

 

Vừa qua, trên “Voatiengviet” Phạm Phú Khải có bài viết: “Từ khác biệt đến đối lập”, cho rằng chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam không chấp nhận sự khác biệt dẫn đến không chấp nhận sự đối lập. Vì vậy, đất nước không thể phát triển được. Tại sao Phạm Phú Khải lại lấy cớ sự khác biệt để nói xấu chế độ chính trị Việt Nam, phải chăng đây là luận điểm bịp bợm của những kẻ theo đuôi dân chủ?

Thứ nhất, phải hiểu rằng sự khác biệt là những nét riêng, sự độc đáo được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của cá nhân trong xã hội. Sự khác biệt có thể được thể hiện ở suy nghĩ, quan điểm, lối sống, hành động, cách ứng xử của bản thân với người khác nó khiến con người thể hiện được bản sắc riêng, không bị hòa tan trong đám đông, trong cộng đồng. Còn đối lập ở đây là sự chống đối, đối đầu, đối ngược về nhận thức và hành vi, tư duy và hành động, nhất là về lợi ích. Trong chính trị, sự đối lập bao gồm một hoặc nhiều đảng phái chính trị hoặc các nhóm tổ chức khác chống đối lại chính phủ, đảng đang cầm quyền. Đối lập chính trị ở Việt Nam là xâm phạm lợi ích chính đáng của nhân dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc, đi ngược lại với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, vi phạm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là điều không thể chấp nhận được.

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng địch: đại đoàn kết toàn dân tộc là chủ trương chiến lược, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng của Đảng ta. Là biểu trưng sinh động của tư tưởng đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc. Vì vậy, cần tăng cường phát huy dân chủ, tinh thần thân ái, trao đổi, bàn bạc, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần, giai cấp; chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội, đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam chấp nhận sự khác biệt, nhưng không chấp nhận sự đối lập về chính trị.

Thứ hai, lịch sử hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975) bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam còn có các Đảng phái khác. Năm 1946, ngoài Đảng Cộng sản, xuất hiện thêm hai đảng khác là Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội. Tuy nhiên, về thực chất lãnh đạo cách mạng Việt Nam vẫn chỉ có Đảng Cộng sản, còn hai đảng Việt Quốc và Việt Cách “theo đuôi Tưởng” không hề đứng về lợi ích dân tộc. Cho đến khi quân Tưởng rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng ra đi theo quân Tưởng, trên vũ đài chính trị chỉ còn lại duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thời kỳ sau đó, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tồn tại hai đảng khác là Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai đảng này chưa bao giờ đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đều ủng hộ, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sau này tự nguyện giải tán. Như vậy, Việt Nam đã từng có chế độ đa đảng, nhưng chính lịch sử và nhân dân Việt Nam đã phủ định chế độ đó.

.Điều 4, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và cả xã hội. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể Nhân dân Việt Nam khẳng định, thừa nhận: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng, nhất thiết không cần và không thể chấp nhận đa đảng đối lập như các thế lực thù địch mong muốn”.

Việc Phạm Phú Khải vin cớ “ sự khác biệt” hòng làm thay đổi chế độ chính trị là một trong những âm mưu, hoạt động đen tối của các thế lực thù địch. Do đó, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, vạch rõ bộ mặt xảo trá của chúng và kiên quyết đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét